Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.3.2. Bối cảnh trong nước

Với dân số 90 triệu ngƣời (Tổng cục thống kê, 2013), Việt Nam là nƣớc đông dân thứ 13 trên thế giới, thứ 8 châu Á, và thứ 3 trong khu vực ASEAN, sau Indonesia và Philippine. Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam vừa là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng, đồng thời cũng là thị trƣờng lao động dồi dào. Đây có thể đƣợc xem là một lợi thế của Việt Nam để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nƣớc.

Giai đoạn 2000 – 2010 đánh dấu nhiều cột mốc lịch sử về kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam. Năm 2000, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ đƣợc ký kết đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đây là bƣớc ngoặt lớn trong tiến trình Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 2008, với mức GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 1.000 USD, Việt Nam thoát khỏi nhóm các nƣớc nghèo và gia nhập nhóm các nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp.

Trong 10 năm, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 7%/năm, trở thành nền kinh tế tăng trƣởng nhanh thứ hai tại châu Á, sau Trung Quốc. Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn này cũng chuyển dịch đáng kể theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng

53

tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp giảm, nhƣng trong giai đoạn này, Việt Nam lại trở thành nƣớc xuất khẩu nông sản (hạt tiêu, hạt điều, cà phê, gạo) hàng đầu thế giới. Việt Nam hiện nay là nƣớc xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu lớn nhất, chiếm 1/3 thị phần thế giới. Đối với mặt hàng gạo và cà phê, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu lớn thứ hai, sau Thái Lan về gạo và sau Brazil về cà phê. Ngoài ra, Việt Nam cũng có kim ngạch xuất khẩu chè đứng thứ 5 thế giới và xuất khẩu hải sản nhƣ cá da trơn, tôm và cá ngừ đứng thứ 6 thế giới. Là nƣớc thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển công nghiệp chung của khu vực với sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhƣ điện – điện tử, ô tô – xe máy, dệt may, da giày và chế biến gỗ. Đến cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may và da giày lớn thứ 5 trên thế giới và là một quốc gia sản xuất xe gắn máy lớn thứ 5 trên thế giới. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những điểm đầu tƣ hấp dẫn của thế giới với sự hiện diện của nhiều hang điện tử, công nghệ thông tin lớn nhƣ Intel (2006), Samsung (2009) và Nokia (2012). Theo điều tra của UNCTAD (Diễn đàn Thƣơng mại và phát triển Liên Hợp Quốc) giai đoạn 2010 – 2012, Việt Nam là một trong 10 (8/10) nƣớc ƣu tiên đầu tƣ của các công ty đa quốc gia.Trong khu vực ASEAN, chỉ có Việt Nam và Indonesia (9) lọt vào danh sách 10 nƣớc, Thái Lan và Maylaysia nằm trong nhóm 20 nƣớc. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng từ 2,8 tỷ USD năm 2000 lên 64 tỷ USD năm 2008. Bất chấp khủng hoảng kinh tế, con số này vẫn đạt 16,3 tỷ USD năm 2009, và 17,2 tỷ USD năm 2010. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút đƣợc 198 tỷ USD vốn FDI đăng ký từ hơn 13.600 dự án. Tuy nhiên, tổng vốn thực hiện của các dự án chỉ đạt khoảng 80 tỷ USD, tƣơng đƣơng 40,4% vốn đăng ký. Điều này có nghĩa là cơ cấu thu hút và việc sử dụng FDI chƣa thực sự hiệu quả, cần đƣợc thay đổi theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, lựa chọn dự án có sức lan tỏa lớn, đảm ảo yếu tố môi trƣờng, định hƣớng vào những lĩnh vực phù hợp. Báo cáo của CIA World

54

Factbook năm 2010 cho thấy, Việt Nam đứng thƣ 43 trên thế giới về tổng lƣợng FDI thu hút đƣợc, chiếm 0,48% lƣợng FDI trên thế giới. Mặc dù vậy, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới liên tục giảm, từ vị trí 68 năm 2007, tụt xuống vị trí 70 năm 2008 và 75 năm 2009. Đến năm 2010, Việt Nam cải thiện 16 bậc, lên vị trí 59, nhƣng đến năm 2011 lại tụt xuống vị trí 65. Các yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu do lạm phát cao, khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp thấp, chính sách bất ổn, cơ sở hạ tầng và lực lƣợng lao động không đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, cải cách hành chính vẫn diễn ra chậm chạp. Ngân hàng Thế giới (WB) hàng năm cũng đánh giá và xếp hạng môi trƣờng kinh doanh của các nƣớc trên thế giới. Những năm gần đây, Việt Nam thƣờng đƣợc đánh giá không cao, luôn tụt hậu khá xa so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Singapore, Thái Lan và Malaysia. Môi trƣờng kinh doanh kém hấp dẫn hơn so với các nƣớc trong khu vực, nhƣng lƣợng FDI đăng ký vẫn tăng đều hàng năm, chủ yếu do các nhà đầu tƣ trên thế giới đang có xu hƣớng rút dần vốn từ các nƣớc phát triển và chuyển sang các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là khu vực Đông Á và Đông Nam Á năng động. Điều này cho thấy, FDI vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu nhờ lợi thế bên ngoài chƣa xuất phát từ nỗ lực trong nƣớc. Một khi lợi thế khu vực không còn nữa và các nƣớc mới nổi nhƣ Campuchia và Myanmar cải thiện hơn môi trƣờng đầu tƣ của họ, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thu hút vốn đầu tƣ. Trong phạm vi khu vực, Việt Nam đang dần cải thiện vị thế của mình, từ nhóm các nƣớc nghèo (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), gần đây Việt Nam thƣờng đƣợc nhắc tới trong nhóm ASEAN 6, gồm 6 nền kinh tế lớn trong khu vực có GDP lớn gấp nhiều lần so với 4 nƣớc còn lại. Cụ thể, GDP năm 2011 của Indonesia là 845,680 tỷ USD, Thái Lan 345,694 tỷ USD, Malaysia 278,680 tỷ USD, Singapore 259,849 tỷ USD, Philippin 213,129 tỷ USD và Việt Nam là 122,722 tỷ USD. Tỷ trọng của GDP công nghiệp trong tổng GDP của Indonesia là 34,6%, Thái Lan 46,5%, Malaysia 37,7%, Singapore

55

27,9%, Philippin 26,9% và Việt Nam là 34,4%. Con số thống kế trên cho thấy, Việt Nam tuy có vƣợt lên hơn so với nhóm các nƣớc nghèo, nhƣng vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nƣớc đi trƣớc. Xét về GDP bình quân đầu ngƣời, Việt Nam còn tụt hậu xa hơn so với các nƣớc trong khu vực, chỉ bằng khoảng ½ Indonesia, 1/4 Thái Lan, 1/7 Malaysia, 1/36 Singapore. Áp lực hội nhập khu vực và toàn cầu đang càng ngày càng lớn. Đến 2015, ASEAN sẽ trở thành thị trƣờng chung. Gia nhập sau nên đến 2018 Việt Nam mới phải gỡ bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp từ ASEAN vào Việt Nam. Giai đoạn chiến lƣợc này Việt Nam phải chịu áp lực hội nhập vô cùng lớn khi mà các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với các quốc gia, các khu vực đƣợc ký kết, nhƣ hiệp định thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định tự do thƣơng mại Việt Nam – EU,… Nếu không xây dựng đƣợc ngành công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc vững mạnh, Việt Nam sẽ khó giữ chân đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Họ có thể sẽ đóng cửa cơ sở lắp ráp tại Việt Nam và chỉ duy trì hoạt động kinh doanh, dịch vụ bảo hành. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp và vĩnh viễn mất cơ hội tham gia vào bức tranh công nghiệp hóa trong khu vực, đồng thời có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ sự rút lui của FDI, nhập siêu, và phụ thuộc vào nƣớc ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và dƣới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều yếu kém của nền kinh tế đang dần lộ ra. Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, lựa chọn mô hình tăng trƣởng mới, tái cơ cấu công nghiệp… đang trở nên cấp bách nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để có thể phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nƣớc trong khu vực.

56

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)