Nguồn vốn

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 85)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

3.4.1. Nguồn vốn

Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong phát triển công nghiệp, cần vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách huy động vốn của mọi thành phần vào đầu tƣ, đặc biệt là thu hút đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp.

* Vốn huy động:

- Tập trung huy động vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn ODA để đầu tƣ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Nguồn vốn tích lũy tái đầu tƣ từ các doanh nghiệp

- Thu hút nguồn vốn FDI và ngoại tỉnh bằng cách tích cực quảng bá, giới thiệu tiềm năng và nguồn lực cùng các cơ hội đầu tƣ cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các chƣơng trình hội thảo trong nƣớc và quốc tế, đây là một trong những nguồn vốn rất quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

* Vốn ngân sách:

Cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh và tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ƣơng để đầu tƣ phát triển hạ tầng công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ƣu tiên nguồn vốn vay tín dụng cho các dự án phát triển các ngành mũi nhọn, các dự án đổi mới công nghệ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả để mở rộng qui mô sản xuất. Đề xuất với các nguồn vốn tín dụng để các dự án

71

đƣợc vay vốn dài hạn, vốn tín dụng từ quĩ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia. Đối với các chƣơng trình đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, có thể hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay để các doanh nghiệp đang thi công đƣợc vay vốn ứng trƣớc. Tăng cƣờng các biện pháp thu hồi công nợ tồn đọng thuộc các nguồn vốn để tạo điều kiện quay vòng cho các dự án, đặc biệt là các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, vốn ngân hàng ngƣời nghèo... Tăng cƣờng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.

Thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ thủ tục tiếp cận các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài trợ... tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi.

Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định, cho vay của các cơ quan tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động tín dụng.

3.4.2. Nguồn nhân lực

Là một tỉnh mới thành lập, nền kinh tế chƣa phát triển, nguồn lao động tỉnh Đắk Nông chủ yếu là lao động phổ thông, chƣa đƣợc tiếp cận với môi trƣờng sản xuất công nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực hợp lý để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Phƣơng châm đào tạo cần phải tiến hành đa dạng, phong phú, kể cả huy động sự tham gia của xã hội vào thành lập các trƣờng dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp, đồng thời cần lựa chọn một số cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật gửi đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo ngoài tỉnh về các chuyên ngành công nghiệp của tỉnh đƣợc quy hoạch phát triển trong tƣơng lai.

Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực bao gồm đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kinh doanh có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi, có kỹ năng tốt để đáp ứng yêu cầu chuyên môn và hội nhập và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Cụ thể: có thể liên kết

72

với các trƣờng Đại học, cao đẳng trong vùng nhƣ Đại học Tây nguyên, Cao đẳng Nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên và các trƣờng Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.

3.4.3. Khoa học công nghệ

Trong xu thế của sự phát triển khoa học công nghệ thế giới, việc ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh là điều cần thiết. Tuy nhiên nguồn lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, nên cần có phƣơng án đổi mới công nghệ một cách thích hợp, thông qua đổi mới công nghệ giúp nâng cao chất lƣợng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và cạnh tranh thông qua việc liên kết đào tạo với trƣờng Đại học kinh tế thành Phố Hồ Chí Minh hay Viện Quản Trị tài chính...

Xây dựng chính sách về đổi mới công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.

Đầu tƣ chiều sâu để hiện đại hóa từng công đoạn trong các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Đối với các công trình xây dựng mới cần phải sử dụng công nghệ mới hiện đại.

3.4.4. Thị trường

Tổ chức điều tra, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, thiết lập mạng lƣới xúc tiến thƣơng mại, thăm dò các thị trƣờng mới, đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại và tiếp thị xuất khẩu, trên cơ sở đó phát triển sản xuất những mặt hàng mà thị trƣờng có nhu cầu.

Tập trung khai thác phát triển thị trƣờng nội địa đối với các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, từ đó hƣớng về xuất khẩu.

73

Tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, khả năng cạnh tranh cao về chất lƣợng, giá cả, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế để xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài, nhất là các thị trƣờng các nƣớc Châu á, thị trƣờng EU…

Thị trƣờng đầu vào (nguồn nguyên liệu):

Chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung tại các vùng có điều kiện thuận lợi, phù hợp với từng loại nguyên liệu. Đầu tƣ xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến phù hợp với từng vùng nguyên liệu, đảm bảo khai thác hợp lý nguồn nguyên liệu cả về số lƣợng, chất chất lƣợng và giá cả. Thực hiện chặt chẽ mối liên kết “4 nhà”, gồm: Nhà nƣớc – nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhập khẩu các nguồn nguyên liệu mà trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc để phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Giải pháp về xúc tiến thƣơng mại:

Tổ chức và hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình hội chợ, triển lãm, chƣơng trình nghiên cứu thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài để các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và xuất khẩu.

Hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, website để tăng cƣờng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, từng bƣớc khẳng định uy tín, vị thế trên thị trƣờng.

Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng thƣơng hiệu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác, phát triển thị trƣờng.

74

3.4.5. Một số giải pháp khác

3.4.5.1. Giải pháp về đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu

Hầu hết các nhà máy chế biến phụ thuộc nhiều vào vùng nguyên liệu còn mất cân đối, có lúc thừa, lúc thiếu và tính hiệu quả chƣa cao, cần rà soát và xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và cho một số dự án chế biến mới. Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành cần đƣợc cụ thể hóa để đảm bảo tính khả thi.

Tăng cƣờng công tác điều tra nhằm thăm dò khai thác bền vững các nguồn tài nguyên; đảm bảo thực hiện tốt mô hình liên kết năm nhà: nhà nƣớc, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và “nhà bank” trong việc xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm có năng suất chất lƣợng cao phục vụ tốt nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy.

Áp dụng khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất để tạo ra đƣợc nguồn nguyên liệu ổn định, chất lƣợng cao phục vụ cho công nghiệp chế biến.

3.4.5.2. Giải pháp về môi trường

Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, kinh tế xã hội của tỉnh với phát triển bền vững môi trƣờng, kết hợp chặt chẽ giữa đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp, ban quản lý các khu, cụm công nghiệp; thực hiện các quy định của pháp luật trong đầu tƣ mới các công trình công nghiệp, trong khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên.

3.4.5.3. Giải pháp về tổ chức quản lý

Phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ sở sản xuất công nghiệp

75

Hoàn thiện hệ thống đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, công khai các thông tin liên quan đến phát triển ngành và có phƣơng pháp tháo gỡ các vƣớng mắc kịp thời trong quá trình phát triển của ngành.

Cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ sở khai thác khoáng sản đã đƣợc cấp phép, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở khai thác trái phép. Việc cấp phép khai thác khoáng sản phải đảm bảo cân đối cung cầu, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.

76

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ nghiên cứu của tác giả về “Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông, thực trạng và giải pháp”. Qua khóa luận này tác giả đã làm rõ:

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp. Phần này tác giả làm rõ các khái niệm, vị trí, vai trò cũng nhƣ làm rõ những nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển công nghiệp và đƣa ra tình hình thực tiễn phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó thấy đƣợc tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc.

- Phân tích điều kiện và đánh giá thực trạng phát triển trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Nhận thấy sự phát triển theo chiều hƣớng tích cực của ngành công nghiệp do có sự quan tâm đúng mực của chính quyền địa phƣơng, có những chính sách, đƣờng lối đúng đắn phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông giúp tác giả nhận ra nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp của tỉnh, công nghiệp chế biến chất lƣợng còn thấp, chƣa gắn với vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, thủ tục hành chính, cơ chế chính sách chƣa thông thoáng…

- Đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh.

Tựu chung lại có thể thấy rằng, ngành công nghiệp của tỉnh Đắk Nông đang phát triển theo đà phát triển của đất nƣớc, và có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, góp phần làm tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân, mức sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện… Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều hạn chế. Vì vậy, chính quyền tỉnh cần có những đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách đúng đắn, phù hợp và kịp thời để phát huy một cách hiệu quả nhất vai trò của ngành công nghiệp.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu

1. Bộ Công thƣơng, Trích báo cáo “Tổng kết 30 năm đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Trích báo cáo “Nghiên cứu bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp”.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, “Báo cáo chuyên đề Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

4. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2007), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2007, NXB Thống kê.

5. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2008), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2008, NXB Thống kê.

6. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2009), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2009, NXB Thống kê.

7. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2010), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2010, NXB Thống kê.

8. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2011, NXB Thống kê.

9. Đỗ Thị Minh Đức, Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, tập 1. Nxb ĐHSP, 2008.

10. Lê Thông (chủ biên), Địa lý Kinh tế - xã hội Việt Nam. Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội – 2011.

11. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đƣờng dẫn tới giàu sang). NXB Chính trị Quốc gia, 2005.

12. UBND tỉnh Đắk Nông, “Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”.

78

B. Trang web điện tử

1. www.daknongdpi.gov.vn/ 2. www.daknong.gov.vn

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)