Định hướng phát triển các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 76)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

3.2.2. Định hướng phát triển các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu

Tỉnh Đắk Nông thực hiện đề án đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giai đoạn 2013-2015 và định hƣớng đến năm 2020; phấn đấu đến năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD/năm, tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2012 – 2015 tăng 17,64%/năm (trong năm 2013 giá trị xuất khẩu ƣớc đạt khoảng 540 triệu USD).

66

Trong đó, hàng xuất khẩu chủ lực đạt khoảng 683,5 triệu USD, chiếm 97,64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Định hƣớng đến năm 2020, tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD/ năm, tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2015 - 2020 là 14,43%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt hơn 1 tỷ USD/ năm, chiếm khoảng 83,58% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tỉnh Đắk Nông tập trung đầu tƣ đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm, mặt hàng có chủ lực, lợi thế nhƣ nông, lâm sản và khoáng sản; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng giảm xuất khẩu hàng thô, gia tăng sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng, đa dạng hóa thị trƣờng và phƣơng thức kinh doanh; hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là chế biến nông sản nhƣ cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su thiên nhiên, lạc, tinh bột sắn, cồn tinh chế; sản phẩm gỗ chất lƣợng cao các loại; nhóm hàng khoáng sản là sản phẩm Alumin và sản phẩm nhôm, đá xẻ (bazan cột, khối)…

Cà phê. Củng cố các cơ sở chế biến cà phê hiện có. Đầu tƣ phát triển mạnh các cơ sở chế biến cà phê theo công nghệ ƣớt, xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu. Hoàn thành xây dựng để sớm đi vào hoạt động các cơ sở chế biến cà phê ƣớt 3.000 tấn/năm ở Đắk Mil, 4.000 tấn/năm ở Đắk Song. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng chất lƣợng sản phẩm cà phê. Tăng cƣờng đƣa công nghệ chế biến cà phê ƣớt chiếm 40% sản lƣợng thu hoạch và tăng khối lƣợng cà phê chế biến tinh đạt 15% tổng sản lƣợng cà phê.

Thời kỳ 2011 - 2015, tiếp tục thu hút đầu tƣ xây dựng một số cơ sở mới: nhà máy chế biến cà phê hạt xuất khẩu công suất 10.000 tấn/năm tại Gia Nghĩa; cơ sở tinh chế cà phê bột xuất khẩu công suất 300 tấn/năm tại Đắk Mil và Cụm công nghiệp Nhân Cơ.

67

Cao su. Cùng với xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su khoảng 2.000 tấn sản phẩm/năm ở Đắk R’Lấp, xây dựng cơ sở chế biến cao su thành phẩm (2 triệu bộ săm lốp ô tô, 5 triệu một băng tải cao su) ở cụm công nghiệp Nhân Cơ và một số cơ sở chế biến cao su mủ cốm tại Thuận An (Đắk Mil) 1.500 tấn/năm, cao su mủ tời ở Đắk Nia 1.200 tấn/năm, sơ chế mủ cao su 7.000 tấn/năm tại Krông Nô.

Điều. Khai thác hiệu quả nhà máy chế biến hạt điều công suất 2.000 tấn/năm ở Cƣ Jút. Tiến tới đầu tƣ thêm các cơ sở chế biến hạt điều ở khu vực Đắk R’Lấp phù hợp với qui mô vùng nguyên liệu mở rộng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo khối lƣợng lớn sản phẩm điều xuất khẩu.

Hồ tiêu. Sản lƣợng hồ tiêu năm 2015 khoảng 23.000 ngàn tấn/năm. Xây dựng một nhà máy chế biến khoảng 10.000 tấn/năm.

Tinh bột. Ổn định vùng nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn 12.500 tấn/năm ở Đắk Song và 24.000 tấn/năm ở Đắk R’Lấp. Xây dựng 02 nhà máy chế biến tinh bột ngô ở tiểu vùng phía Bắc (khu vực các huyện Krông Nô, Cƣ Jút, Đắk Mil) và tiểu vùng phía Nam (khu vực Đắk Song, Đắk R'Lấp, Đắk G’Lông).

Gỗ và lâm sản. Đầu tƣ phát triển tinh chế gỗ xuất khẩu, sản xuất bột giấy, sản xuất gỗ ván ép, sản xuất bao bì giấy các loại; chế biến các sản phẩm từ mây tre, lồ ô. Trƣớc mắt củng cố chế biến gỗ và lâm sản hiện có, cải tiến công nghệ nhằm tăng chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu. Trên cơ sở vùng nguyên liệu đã hình thành, xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy ở Đắk Nông 20.000 tấn/năm vào năm 2015, thu hút đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất bao bì ở khu công công nghiệp Nhân Cơ, xây dựng cơ sở tinh chế gỗ ở Krông Nô, cơ sở chế biến gỗ và đóng hàng mộc dân dụng quy mô trên 5.000 m3

gỗ tinh chế /năm ở Đắk Song, Đắk G’Long.

68

Sản phẩm đá: củng cố và mở rộng các cơ sở khai thác đá hiện có. Nâng công suất khai thác đá tại mỏ Quảng Thành- Đắk Nông, Đô Ry ở Đắk Mil. Phát triển thêm một số mỏ đá có công suất phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phƣơng. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật liệu nổ ở các cơ sở khai thác đá, bảo đảm an toàn lao động và tránh gây sạt lở, tuân thủ các qui định của Luật bảo vệ môi trƣờng.

Xây dựng một số cơ sở khai thác chế biến đá bazan xuất khẩu tại Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song ( công suất khoảng 600 m3

/tháng), khai thác sét cao lanh 1.000 tấn/tháng ở Đắk G’Long, sản xuất đá ốp lát nguyên liệu.

Tỉnh Đắk Nông có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu với các nƣớc trên thế giới, củng cố thị trƣờng truyền thống, tập trung vào thị trƣờng mục tiêu (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc), mở rộng thị trƣờng mới (Nga, Đông Âu, Châu Phi…).

Mục đích phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Nông là nhằm đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm, nâng cao đời sống ngƣời lao động, tăng thu ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Tỉnh tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông sản nhƣ vùng sản xuất cà phê sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, vùng cao su, rừng nguyên liệu gắn với phủ xanh đồi núi trọc. Tỉnh hỗ trợ nông dân sản xuất và canh tác nông nghiệp theo hƣớng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao đảm bảo chất lƣợng, năng suất cao, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cƣờng hợp tác, liên doanh giữa doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc, thế giới. Tỉnh tập trung thu hút các doanh nghiệp trong nƣớc, nƣớc ngoài có tiềm năng tài chính, đầu tƣ trang thiết bị và công nghệ hiện đại vào sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng quốc tế…/.

69

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)