Để điều tra mỗi quan hệ giữa cấu trúc vốn sở hữu và khả năng sinh lời, nghiên cứu đã được thực hiện một phân tích hồi quy. Các tỷ suất khả năng sinh lời (ROA, ROE và NPM) được hồi quy dựa vào các tỷ suất nợ (STD, LTD, và TD) và các biến kiểm soát là quy mô công ty FS và tăng trưởng doanh thu SG. Kết quả của bảng dữ liệu hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát được thể hiện trong Bảng số 3,4,5. Lưu ý rằng các giá trị của tất cả biến số được sử dụng với mức ý nghĩa 5%.
Bảng số 3:
Kết quả mô hình hồi quy (biến phụ thuộc: ROA) Biến số Khả năng sinh lời: ROA
1 2 3
Coef. Sig. Coef. Sig. Coef. Sig.
Quy mô công ty .0025 .7329 .0143 .0623 .0283 0.0001 Tăng trưởng doanh thu .0453 .0001 .0386 .0005 .0522 .000 Bất biến .1213 .0050 .0230 .6011 .0373 .3312 STD/TC -.1453 .0000
46 LTD/TC -.2007 .0000 TD/TC -.2502 .0000 R- Squared .1121 .1268 .3001
Ghi chú: Mức ý nghĩa tại 5%: 1 đại diện kết quả hồi quy cho STD, 2 đại diện kết quả hồi quy cho LTD và 3 đại diện kết quả hồi quy cho TD. Công thức hồi quy: công thức 1,2 và 3 ở trang trên.Yit đại diện ROA.
Từ bảng số 3, giá trị P-value của STD/TC là 0.2 được cho là không có ý nghĩa và tương quan nghịch với ROA. Điều này chỉ ra rằng nợ ngắn hạn càng tăng thì ROA của công ty càng giảm. Kết quả cũng cho thấy rằng nợ dài hạn với P-value 0.03 là có ý nghĩa và tương quan nghịch với ROA. Mối liên hệ giữa tổng nợ/tổng vốn và ROA là có ý nghĩa và tương quan nghịch. Mối tương quan nghịch giữa nợ dài hạn và khả năng sinh lời, giữa nợ ngắn hạn với khả năng sinh lời chỉ ra rằng công ty có nhiều nợ sẽ có khả năng sinh lợi nhưng tại thời điểm nghiên cứu, việc tăng nợ ngắn và dài hạn không cho kết quả tăng lợi nhuận. Điều này có thể giải thích trong thời điểm nghiên cứu, lãi suất vay cao làm tăng chi phí sử dụng nợ khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Do đó điều này có nghĩa để có khả năng sinh lời, các công ty lúc đầu sẽ thích được tài trợ từ các vốn tự có hơn là vay mượn từ bên ngoài theo như lý thuyết trật tự phân hạng.
Bảng số 4 thể hiện mối quan hệ giữa ROE và tỷ suất nợ (nợ ngắn hạn, dài hạn và tổng nợ). Các biến ngoại biên, quy mô công ty và tăng trưởng doanh thu đều được xem xét.
Bảng số 4:
Biến số Khả năng sinh lời: ROE
1 2 3
Coef. Sig. Coef. Sig. Coef. Sig.
Quy mô công ty
47 Tăng trưởng doanh thu .0995 .0000 .1011 .0000 .1086 .0000 Bất biến .0154 .8370 -.0910 .2233 -.0228 .7574 STD/TC .0053 .8971 LTD/TC -.2733 .0000 TD/TC -.1514 .0001 R- Squared .0767 .1408 .1111
Ghi chú: Mức ý nghĩa tại 5%; 1 đại diện kết quả hồi quy cho STD, 2 đại diện kết quả hồi quy cho LTD và 3 đại diện kết quả hồi quy cho TD.
Công thức hồi quy: công thức 1,2 và 3 ở trang .Yit đại diện ROE
Từ Bảng số 4, giá trị P-value của STD/TC là 0.89 cho thấy không có ý nghĩa thống kê và tương quan thuận với ROE. Điều này chỉ ra rằng nếu tăng nợ ngắn hạn thì sẽ dẫn đến tăng mức độ sinh lời của công ty nhưng trong nghiên cứu thì biến này không có tác động đến ROE. Kết quả cũng cho thấy ROE có ý nghĩa và tương quan nghịch với nợ dài hạn và tổng nợ. giá trị P-value của LTD/TC và TD/TC lần lượt là 0 và 0.001.
Mối tương quan nghịch giữa ROE và LTD nói lên rằng càng tăng nợ dài hạn thì lợi nhuận sẽ càng giảm. Điều này có thể được giải thích bằng sự thật rằng nợ dài hạn lúc nào cũng sẽ có lãi cao hơn và điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty khi họ vay nhiều nợ dài hạn. Đặc biệt trong thời điểm nghiên cứu, lãi suất cho vay trung dài hạn ở các ngân hàng đều cao.
P-value của biến kiểm soát quy mô công ty cho LTD và TD lần lượt là 0.0003; 0.0015 thể hiện có ý nghĩa và tương quan thuận với ROE. Điều này ngược với kết quả nghiên cứu của Turkson nhưng có thể giải thích như sau: tại thời kì nghiên cứu, các doanh nghiệp càng có quy mô mở rộng, nguồn vốn dồi dào thì chi phí phá sản thấp, ít chịu chi phí sử dụng nợ, do đó sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi hơn so với các doanh nghiệp
48
nhỏ phải chịu áp lực của việc trả nợ. Tuy nhiên tăng trưởng doanh thu tương quan thuận và có ý nghĩa với ROE với giá trị p-value đối với STD, LTD và TD đều bằng 0 .
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng biến kiểm soát mức độ tăng trưởng doanh số thì có ý ghĩa và tương quan thuận với ROE khi đo lường tất cả các loại nợ, xác nhận những kết luận trong nghiên cứu của Gastsi và Akoto’s (2010).
Xem xét các kết luận, có thể tóm lại rằng trong khi STD và ROE thì tương quan thuận nhưng không có ý nghĩa thống kê , ROE tương quan nghịch và có nghĩa với cả LTD và TD. Biến kiểm soát FS và SG đều cho kết quả tương quan thuận và có nghĩa với ROE với tất cả các loại nợ, tuy nhiên SG thì có mối tương quan nhiều với ROE hơn FS. Dựa vào các kết luận có thể đưa ra các giả thuyết, ROE có quan hệ thuận với tăng trưởng doanh thu và quy mô công ty và không cần loại bỏ ra khỏi giả thiết. Tuy nhiên giả thiết ROE có quan hệ thuận với STD thì cần phải loại ra.
Bảng 5 cho thấy tác động của đòn bẩy ( nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ) lên lợi nhuận( NPM). Quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu là các biến kiểm soát.
Bảng 5: Kết quả mô hình hồi quy( Biến phụ thuộc: biên lợi nhuận ròng)
Biến số Khả năng sinh lời: NPM
1 2 3
Coef. Sig. Coef. Sig. Coef. Sig.
Quy mô công ty .0332 .0005 -.0104 .0014 .0568 .0000 Tăng trưởng doanh thu .0264 .0640 .01584 .2884 .0300 .0299 Bất biến -.0396 .4718 -.1068 .0754 -.1328 .0135 STD/TC -.2097 .0000 LTD/TC -.0991 .0144 TD/TC -.2522 0.000
49
R-
Squared
.1274 .0348 0.1866
Ghi chú: Mức ý nghĩa tại 5%; 1 đại diện kết quả hồi quy cho STD, 2 đại diện kết quả hồi quy cho LTD và 3 đại diện kết quả hồi quy cho TD
Công thức hồi quy: công thức 1,2 và 3 ở trang.Yit đại diện NPM
Chỉ số STD/TC so với lợi nhuận có giá trị p-value= 0.00 là có ý nghĩa, và có mối tương quan nghịch đối với biên lợi nhuận ròng. Kết quả cũng cho thấy, nợ dài hạn với lợi nhuận có giá trị p-value.= 0.014 là có có ý nghĩa và tương quan nghịch với NPM. Điều này có nghĩa là đòn bẩy đã không mang lại lợi nhuận và vì thế cần phải xem xét đến tài chính nội bộ (Myers và Majuluf(1984), Chittenden et al.( 1996), Friend và Lag(1998), Kester(1996)).
Myers và Majuluf (1984), cho rằng các công ty thường ưa thích nguồn tài chính nội bộ hơn là nguồn tài chính bên ngoài tốn kém. Điều này có nghĩa, các công ty đã có qũy nội bộ, thường có xu hướng tránh đòn bẩy tài chính (nợ), trong khi những công ty có lợi nhuận cao có thể tiếp cận với các khoản vay dễ dàng hơn các công ty ít lợi nhuận, nhu cầu vốn vay có thể thấp hơn cho những công ty có lợi nhuận cao nếu lợi nhuận giữ lại có ý nghĩa để tài trợ cho các khoản đầu tư mới. Các phát hiện trên rõ ràng đã ủng hộ cho lý thuyết trật tự phân hạng chỉ ra rằng, các công ty có lợi nhuận ưa thích tài chính nội bộ hơn tài chính bên ngoài. Những kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt thời gian nghiên cứu, các công ty này đều được tài trợ nội bộ nhiều.
Mối quan hệ giữa TD/TC so với NPM với giá trị p-value.= 0.000 là có ý nghĩa và tương quan nghịch. Quy mô công ty thì có ý nghĩa và tương quan thuận với NPM khi đo STD và TD nhưng lại tương quan nghịch khi đo LTD . Mức độ tăng trưởng doanh số lại chỉ có ý nghĩa và tương quan dương với NPM khi đo LD và không có ý nghĩa khi đo các chỉ số nợ còn lại.
Kết luận chỉ ra rằng giả thuyết H0, NPM tương quan cùng chiều với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ cần phải được bác bỏ bằng việc ủng hộ giả thuyết thay thế. Tuy nhiên giả thuyết H0, NPM tương quan thuận đến FS không bị bác bỏ. Và SG không có ý nghĩa thống kê trong đo lường này.
50
R2 đo lường mức độ giải thích các biến phụ thuộc của mô hình. Giá trị hệ số xác định R2 càng gần 100%, các phương trình hồi quy càng đo lường chính xác. Từ Bảng 3, 4 và 5, giá trị tổng hợp R2 đạt 53,9%, 32,86% và 34,88% được ghi nhận cho ROA, ROE và NPM tương ứng. Điều này cho thấy rằng các mô hình chỉ giải thích được 53,9%, 32,86% và 34,88% các biến thể trong khả năng sinh lời (ROA, ROE và NPM) tương ứng, của các công ty phi tài chính ở Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ số R2
thấp cho thấy tỷ suất sinh lợi với đại diện là ROA, ROE, NPM ngoài phụ thuộc vào cấu trúc vốn thì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Điều này đòi hỏi cần thiết phải thực hiện nghiên cứu thêm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm bao gồm các số liệu thống kê mô tả, mối tương quan giữa các biến và kết quả kiểm định mô hình hồi quy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lợi tại 80 công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX tại Việt Nam. Các biến đại diện cho đòn bẩy tài chính gồm: nợ ngắn hạn/tổng tài sản; nợ dài hạn/tổngtài sản; tổng nợ/tổng tài sản nhìn chung đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, dưới tác động của biến kiểm soát là quy mô công ty và tăng trưởng doanh thu.
51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ