Cần thường xuyên ôn tập, củng cố và hệ thống hóa các các kiến thức, kĩ

Một phần của tài liệu toán cao cấp và phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 151 - 153)

thức, kĩ năng trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học

a) Việc thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh trong dạy học toán nói chung và các yếu tố hình học nói riêng là hết sức cần thiết, bởi vì:

- Các yếu tố hình học trong chương trình môn Toán ở tiểu học được sắp xếp xen kẽ với các chủđề khác và còn rời rạc, không liên tục;

- Bản chất của các yếu tố hình học là trừu tượng, học sinh khó ghi nhớ; - Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học là “dễ nhớ, chóng quên”... Vì thế, phải thường xuyên ôn tập, thì mới giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu và vận dụng đúng.

b) Những quy tắc và công thức hình học cần phải được thường xuyên ôn lại để học sinh dễ nhớ. Tuy nhiên điều quan trọng là giáo viên cần cho học sinh áp dụng nhiều lần các công thức đó trong nhiều bài tập thực hành,

152

qua đó mà trẻ ghi nhớ. Không nên coi việc bắt trẻđọc làu làu các công thức và quy tắc nhiều lần ngày này qua ngày khác là cách chính để ghi nhớ. Trong dạy học giáo viên cần chú ý các yêu cầu sau đây:

- Phải kết hợp thường xuyên giữa hình thành kiến thức, luyện tập, củng cố khi dạy học một yếu tố hình học cụ thể.

- Tận dụng các kiến thức và kĩ năng đã có của học sinh để hình thành kiến thức và kĩ năng mới.

- Sau mỗi chương, mục hay từng phần, cần hệ thống hóa lại kiến thức, kĩ năng đã học.

- Cần xây dựng hệ thống bài tập vận dụng tổng hợp sau mỗi chương, mỗi mục nhằm giúp học sinh vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải bài toán.

3.3.8. Cần đảm bảo sự cân đối giữa tính khoa học và tính vừa sức trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học

Do các đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, nên trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học ta phải chú ý không nên đặt yêu cầu quá cao vào tính chính xác và sự chặt chẽ của hệ thống kiến thức mà cần cân nhắc tính toán cẩn thận mức độ để tránh tình trạng dạy quá cao, khiến trẻ không thể tiếp thu được. Tuy nhiên cũng không nên vin vào cớ trẻ còn nhỏ, khả năng suy nghĩ còn nhiều hạn chế mà bất chấp mọi yêu cầu về tính khoa học của hệ thống kiến thức. Nguyên tắc chung ở đây là: cần cố gắng dạy các yếu tố hình học cho trẻ ở mức chặt chẽ và chính xác cao nhất mà trẻ có thể tiếp thu được.

Chẳng hạn, khi hình thành biểu tượng về diện tích của một hình ở lớp 3 (Toán 3, trang 150). Giáo viên cần sử dụng các yếu tố trực quan để hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét nhằm giúp học sinh có biểu tượng ban đầu về diện tích của một hình. Ở đây chưa thể giải thích cho học sinh hiểu được rằng: Diện tích của một hình là một đại lượng thỏa mãn các tính chất cụ thể nào đó.

Tuy nhiên, khi dạy học sinh lớp 5 về các yếu tố của hình tam giác (Toán 5, trang 85), giáo viên cần phải giúp học sinh phân biệt rõ các khái niệm: Đáy và độ dài đáy, đường cao và chiều cao tương ứng với đáy của hình tam giác.

153

Ví dụ: Hình tam giác ABC có: BC là

đáy, AH là đường cao tương ứng với đáy BC.

Độ dài AH là chiều cao.

Yêu cầu như trên là đảm bảo về tính khoa học, đồng thời cũng phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực tư duy của học sinh lớp 5.

Một phần của tài liệu toán cao cấp và phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)