các yếu tố hình học ở tiểu học
Phương pháp thực hành – luyện tập là cách thức giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức dựa trên các hoạt động thực hành của học sinh để giúp các em tiếp cận và lĩnh hội kiến thức cần học; đồng thời tổ chức hoạt động luyện tập để hình thành và rèn luyện kĩ năng.
a) Trong quá trình dạy học các yếu tố hình học giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau:
- Dành thời gian thích hợp cho hoạt động thực hành – luyện tập, coi khâu thực hành – luyện tập là bắt buộc đối với mỗi tiết dạy.
147
phát hiện các kiến thức và kĩ năng mới mà giáo viên cần dạy.
- Sử dụng thường xuyên phương pháp này vào dạy học các loại bài như: hình thành kiến thức mới (khái niệm, quy tắc, tính chất); thực hành – luyện tập (tại lớp hoặc ngoài trời) hoặc ôn tập.
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành – luyện tập, cần tổ chức, hướng dẫn học sinh chủđộng, tích cực, sáng tạo trong thực hành – luyện tập, tránh làm thay cho học sinh.
b) Có thể sử dụng phương pháp này để dạy kiến thức mới. Chẳng hạn khi dạy về tính chất của hình chữ nhật, giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một hình chữ nhật bằng bìa, sau đó cho các em:
- Dùng êke đo bốn góc của hình chữ nhật để rút ra kết luận “Hình chữ nhật có 4 góc vuông”.
- Gấp đôi hình chữ nhật (bằng bìa) lần lượt theo hai đường MN và PQ
để thấy hai cạnh dài trùng lên nhau (hình 3.2) và hai chiều rộng trùng lên nhau (hình 3.3) từđó rút ra “Hình chữ nhật có hai chiều dài bằng nhau và hai chiều rộng bằng nhau”.
Trong các tiết luyện tập về hình học, học sinh được thực hành – luyện tập giải các loại bài tập đa dạng từ dễ đến khó, từđơn giản đến phức tạp để củng cố kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng.
c) Trong các tiết thực hành hình học ngoài trời giáo viên cũng phải dùng phương pháp này để tổ chức cho học sinh làm việc. Chẳng hạn khi dạy học sinh lớp 4 thực hành gióng và đo đoạn thẳng trên mặt đất (Bài Thực hành, Toán 4, trang 158 – 159), giáo viên có thể tiến hành như sau:
(i) Giới thiệu cho học sinh biết các dụng cụđo đạc như:
M N
P
Q
148 - Thước dây cuộn, compa đo,... - Dây, cọc tiêu, thước mét,...
(ii) Hướng dẫn học sinh kẻđoạn thẳng trên mặt đất bằng cách: - Cắm các cọc tiêu cho thẳng hàng dọc theo phương cần đo.
- Căng dây nối hai cọc liên tiếp rồi đo độ dài từng đoạn dây, sau đó cộng các sốđo lại với nhau.
Trong lúc hướng dẫn, giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh xem cách cắm tiêu, cách ngắm và xê dịch các cọc tiêu để cho chúng thật thẳng hàng, cách căng dây từng đoạn, cách đo và lấy dấu,...
(iii) Sau đó chia học sinh thành từng nhóm (4 hoặc 5 em), giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm rồi yêu cầu các nhóm làm việc... giáo viên quan sát động viên, giúp đỡ, uốn nắn các nhóm và thu thập số liệu thực hành của học sinh.
(iv) Cuối cùng giáo viên tổng kết buổi thực hành, nhận xét ưu khuyết điểm, biểu dương các nhóm, các học sinh có cố gắng.
3.3.5. Cần kết hợp chặt chẽ việc dạy học các yếu tố hình học với dạy học các chủđề kiến thức khác