Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp

Một phần của tài liệu toán cao cấp và phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 145 - 146)

pháp suy diễn trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học

- Phương pháp quy nạp là phương pháp suy luận đi từ cái riêng đến cái

chung, từ một hay một vài trường hợp cụ thể để rút ra kết luận chung, tổng quát.

- Phương pháp suy diễn là phương pháp suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, từ quy tắc chung, tổng quát áp dụng vào từng trường hợp cụ thể, riêng lẻ.

Trong dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học, giáo viên thường dùng phương pháp quy nạp để dạy cho học sinh các kiến thức mới, quy tắc mới; sau đó dùng phương pháp suy diễn để hướng dẫn học sinh luyện tập áp dụng các kiến thức và quy tắc mới ấy vào giải những bài tập cụ thể.

Chẳng hạn để dạy học sinh lớp 3 về cách tính diện tích hình chữ nhật, giáo viên có thể làm như sau:

a) Dạy bài mới (dùng phương pháp quy nạp)

- Giáo viên dựa vào một số ví dụ cụ thểđể giúp học sinh nhận xét rút ra kết luận chung:

Ví d 1: Tính diện tích hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh chia hình chữ nhật thành các ô vuông, mỗi ô vuông bằng 1cm2: sẽ có 3 hàng, mỗi hàng 4 ô vuông. Sau đó, hướng dẫn học sinh tính diện tích hình chữ nhật ABCD:

Số ô vuông có trong hình chữ nhật ABCD là: 4 × 3 = 12 (ô vuông)

Hay: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 4 × 3 = 12 (cm2)

+ Hướng dẫn học sinh nhận biết các dấu hiệu: 4 (cm) là số đo chiều dài, 3 (cm) là sốđo chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.

Hình 3.1

146

Khuyến khích học sinh đưa ra phỏng đoán: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng, đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng giống nhau.

+ Từ ví dụ nêu trên giáo viên giúp học sinh phát biểu quy tắc chung (cho tất cả các hình chữ nhật): Mun tính din tích hình ch nht ta ly chiu dài nhân vi chiu rng (cùng đơn vđo).

Trước khi phát biểu thành quy tắc, giáo viên cũng có thểđưa ra một ví dụ khác để học sinh tự tin hơn với phỏng đoán của mình đã nêu ra. Chẳng hạn: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5dm và chiều rộng 2dm. Học sinh sẽ thực hiện tương tự và tính được diện tích hình chữ nhật đó là: 5 × 2 = 10 (dm2).

b) Luyện tập – vận dụng (dùng phương pháp suy diễn)

Giáo viên cho học sinh vận dụng quy tắc chung vừa học vào các trường hợp riêng để giải các bài tập cụ thể. Chẳng hạn:

1. Tính diện tích hình chữ nhật có: - Chiều dài 18cm, chiều rộng 11cm. - Chiều dài 2dm, chiều rộng 14cm.

2. Tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 36m; chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.

3. Tính diện tích phòng học hình chữ nhật dài 8m, chiều rộng kém chiều dài 2m.

Một phần của tài liệu toán cao cấp và phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)