1.3.1. Định hướng chung
Trên cơ sở các quan điểm tiếp cận vềđổi mới phương pháp dạy học và thực tiễn giáo dục nước ta, các nhà giáo dục đã đề xuất những định hướng làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng này cũng đã được thể hiện trong các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước và đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, Chương I, Điều 5). “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh” (Luật giáo dục 2005, Chương II, Điều 28).
Từđó, ta có định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học hiện nay là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng và sáng tạo của học sinh trong suốt quá trình học tập. Nói cách khác, tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Muốn vậy cần phải thay đổi cách thức dạy của thầy, thay đổi phương pháp học tập của trò, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần phương pháp dạy học theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tựđào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
1.3.2.Các giải pháp cụ thể
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh có nghĩa là cần hướng vào việc tổ chức cho người học, học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu, hợp tác.
Những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Toán ở tiểu học nói riêng là:
1) Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm phát huy tính tự giác, tích cực, chủđộng và sáng tạo của người học trong quá trình học tập
102
Người học là chủ thể kiến tạo kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo mệnh lệnh của thầy giáo. Với định hướng “tích cực hoá hoạt động của người học”, vai trò chủ thể của người học được khẳng định trong quá trình học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình.
Trong dạy học Toán ở tiểu học, việc xác lập vị trí chủ thể của người học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh được thực hiện bằng cách giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp các em sử dụng kinh nghiệm bản thân (hoặc kinh nghiệm của các bạn trong nhóm) để tìm mối quan hệ giữa vấn đềđó với các kiến thức đã biết, từđó tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Ngay từ lớp 1, khi dạy học “kiến thức mới” giáo viên cần nêu thành tình huống có vấn đề cần giải quyết, mặc dù “tình huống” đó có thể đơn giản và tường minh qua các hình vẽ trong sách giáo khoa, nhưng để học sinh tự nêu lên và tự giải quyết. Ví dụ, khi học về phép trừ, giáo viên có thể đưa ra tình huống bằng cách hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh,...) hoặc sử dụng đồ dùng học tập để tự mình nêu ra vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn: “Trên cành cây có ba con chim, sau đó một con đã bay đi. Còn lại mấy con chim trên cành cây?”, rồi tự học sinh tham gia giải quyết vấn đề (ba con chim bớt đi một con chim còn hai con chim, phép tính tương ứng là: 3 – 1 = 2). Thời gian đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề. Dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và tự giải quyết vấn đề.
2) Xác lập vai trò mới của người thầy với tư cách là người thiết kế, tổ
chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh
Khi xác lập vị trí chủ thể của người học thường dẫn đến việc ngộ nhận về sự giảm sút vai trò của người thầy. Cần phải hiểu rằng tích cực hoá hoạt động của người học, sự xác lập vị trí chủ thể của họ không hề làm suy giảm mà ngược lại, còn nâng cao vai trò, trách nhiệm của người thầy. Thầy không phải là nguồn phát tin duy nhất, thầy không phải là người ra lệnh một cách khiên cưỡng, thầy không phải là người hoạt động chủ yếu trong môi trường dạy học. Vai trò, trách nhiệm của thầy bây giờ là ở chỗ khác, quan trọng hơn, nặng nề hơn, nhưng tế nhị hơn, cụ thể là:
- Thiết kế kế hoạch dạy học, chuẩn bị quá trình dạy học cả về mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức;
103
- Tổ chức hoạt động dạy học để biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò, là chuyển giao cho trò không phải những tri thức dưới dạng có sẵn mà là những tình huống để trò kiến tạo tri thức thông qua hoạt động tích cực, chủđộng và sáng tạo của mình;
- Hướng dẫn, kể cả điều khiển về mặt tâm lí, bao gồm sựđộng viên, hướng dẫn trợ giúp và đánh giá kết quả học tập của học sinh;
- Trọng tài, cố vấn, xác nhận những tri thức mà học sinh mới phát hiện, đồng nhất hoá những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá nhân, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian... thành tri thức chương trình.
Trong dạy học Toán ở tiểu học, việc xác lập vị trí mới của người thầy được thực hiện trên cơ sở giáo viên lập kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn, hợp tác với học sinh trong các hoạt động học tập với sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thầy giáo phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng lúc, đúng mức độ của sách giáo khoa và các đồ dùng dạy học, để từng học sinh (hay nhóm học sinh) tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học; tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực của từng cá nhân.
3) Tăng cường dạy cách học, cách tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học
Mục đích dạy học không phải chỉ ở các kết quả cụ thể của quá trình học tập, ở những kiến thức và kĩ năng cụ thể, mà điều quan trọng hơn là dạy cho học sinh con đường, cách thức để chiếm lĩnh những kiến thức và kĩ năng cụ thể đó; tức là ở chính bản thân việc học, ở cách học, ở khả năng đảm nhiệm, tổ chức và thực hiện quá trình học tập một cách hiệu quả.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng của dạy cách học là dạy tự học. Kho
tàng tri thức của nhân loại là vô tận. Không có nhà trường nào có thể dạy cho học sinh một cách đầy đủ tất cả những tri thức để người học có thể sống và hoạt động suốt đời. Để có thể sống và hoạt động suốt đời thì phải học suốt đời. Để học được suốt đời thì phải có khả năng tự học. Khả năng này cần được rèn luyện ngay trong khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học. Việc dạy tự học đương nhiên chỉ có thể thực hiện được trong một cách dạy mà người học là
104
chủ thể, tự họ hoạt động đểđáp ứng nhu cầu của xã hội đã chuyển hoá thành nhu cầu của chính bản thân họ.
Trong dạy học Toán ở tiểu học, việc dạy cách học, cách tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau như tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành (cá nhân hay theo nhóm), sử dụng phiếu học tập, tìm hiểu thực tếở các nhà máy, xí nghiệp,…
Ví dụ: Khi dạy học bài “Diện tích hình thoi” (Toán 4), sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề: Cho hình thoi ABCD có độ dài hai đường chéo là m, n. Hãy tính diện tích của nó.”
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, bằng cách cắt ghép hình để đưa hình thoi ABCD về hình chữ nhật ANMC hay hình bình hành ABEC đã biết cách tính diện tích (hình 1.1). Từ quy tắc tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình bình hành đã học trước đó, học sinh sẽ “tự
học” được quy tắc tính diện tích hình thoi.
Cách dạy như trên được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo cho học sinh kinh nghiệm và thói quen để giải quyết những tình huống tương tự, chẳng hạn cách tính diện tích hình tam giác, hình thang sau này.
Hình 1.1
4) Tăng cường tổ chức hoạt động thực hành, rèn luyện kĩ năng vận kiến thức để giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống
105
Kết hợp học với hành là một trong những quan điểm giáo dục quan trọng nhất của Đảng, là truyền thống lâu đời của nhân dân ta và cũng là một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất của loài người trong công tác giáo dục.
Thật vậy, việc nắm vững lý thuyết chỉ là để biết, để nhận thức bản chất hiện tượng, sự kiện,... Điều mà chúng ta cần là học sinh biết vận dụng những hiểu biết đó để cải tạo thực tiễn. Thông qua hoạt động thí nghiệm, thực hành, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng theo tinh thần sẵn sàng vận dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và trong đời sống. Việc tăng cường tổ chức hoạt động thực hành và vận dụng các kiến thức kĩ năng còn là tiền đề để hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động mới: tích cực, năng động, sáng tạo, luôn khát khao vươn tới những đỉnh cao mới.
Trong dạy học Toán ở tiểu học, mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập, thực hành là củng cố các kiến thức mà học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành các kĩ năng thực hành, từng bước hệ thống hóa các kiến thức mới học, góp phần phát triển tư duy và khả năng trình bày, diễn đạt; bước đầu vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế. Các bài tập luyện tập, thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt hơn.
5) Tăng cường khai thác và sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học
Phương tiện dạy học, tài liệu in ấn và những đồ dùng dạy học đơn giản với các phương tiện kĩ thuật hiện đại như thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm, internet,… giúp thiết lập những tình huống có dụng ý sư phạm, tổ chức hoạt động và giao lưu của thầy và trò.
Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong và ngoài nhà trường đang cần được đẩy mạnh, tiến hành có hệ thống trong sự phối hợp chặt chẽ với nhau phải được xem là một hướng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tóm lại, các giải pháp cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới cách dạy của thầy, đổi mới cách học của trò, đổi mới mối
106
quan hệ thầy trò trong dạy học, tăng cường tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng, tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học, tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. Cụ thể trước mắt, trong mỗi tiết học cần phải làm cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn.
1.3.3. Yêu cầu cụ thể về phương pháp dạy học ở mỗi lớp
Yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học là: “Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Thông qua hoạt động học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủđộng trong học tập; tự trải nghiệm, khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh tri thức”.
Thực hiện tinh thần đổi mới đó, phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học có thểđược thực hiện như sau:
1.3.3.1. Về phương pháp dạy học Toán 1
1.3.3.1.1. Phương pháp dạy học trong tiết học “bài mới”
a) Giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học
Phần bài học “kiến thức mới” thường được nêu thành tình huống có vấn đề để giải quyết (mặc dù “tình huống” đó có thể đơn giản và tường minh qua các hình vẽ trong sách Toán 1, nhưng để học sinh tự nêu lên và tự giải quyết). Chẳng hạn, khi học về phép trừ, cũng nêu về hiện tượng có một số (một, hai) con chim bay khỏi tổ (trong tổ có ba con chim). Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh,...) trong sách giáo khoa Toán 1 hoặc sử dụng đồ dùng học tập để học sinh tự nêu ra vấn đề cần giải quyết (chẳng hạn: Có ba con ong đậu trên bông hoa, một con ong bay ra khỏi bông hoa. Còn lại mấy con ong đậu trên bông hoa?), rồi tự học sinh tham gia giải quyết vấn đề (ba con ong bớt một con ong còn hai con ong). Thời gian đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề. Dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và tự giải quyết vấn đề.
b) Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới
Có loại bài học, sau khi học sinh đã phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới (chẳng hạn, giáo viên phải giới
107
thiệu: Năm con chim bớt hai con chim còn ba con chim; năm trừ hai còn ba; ta viết 5 – 2 = 3; đọc là “năm trừ hai bằng ba”; dấu “–” gọi là dấu “trừ”...). Có loại bài học giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới (chẳng hạn, bài học về phép cộng trong phạm vi 8, học sinh quan sát hình vẽ rồi nêu vấn đề: “Có 7 hình vuông (xanh) thêm 1 hình vuông (đỏ). Hỏi có tất cả mấy hình vuông?” và giải quyết vấn đề: “7 thêm 1 được 8”, sau đó viết 8 vào phép tính: 7 + 1 = 8.
Tất nhiên, trong cả hai loại bài học nêu trên giáo viên phải giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới (chẳng hạn các công thức tính). Cho dù học sinh đã học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề nêu trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy, sau khi đã thuộc bài mới, học sinh phải làm được các bài tập trong phiếu học.
c) Giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới
Quá trình dạy học môn Toán phải giúp học sinh từng bước nắm được cách thức (con đường, phương pháp) phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn, qua các bài học và luyện tập về số và phép tính trong phạm vi 10 của Toán 1 có thể giúp học sinh:
- Từ tình huống có thực trong đời sống (thể hiện trong tranh, hình vẽ, mô hình, mô tả bằng lời) nêu được vấn đề cần giải quyết (dưới dạng câu hỏi, bài toán).
- Giải quyết vấn đề đó, góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức tính mới...).
- Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống