Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng tại ngân hàng sacombank (Trang 64 - 66)

Tuy rằng nƣớc ta có dân số đông nhƣng tỷ lệ lao động có trình độ, có chuyên môn lại không cao. Hơn nữa sự phát triển ồ ạt của hệ thống các ngân hang và các tổ chức tài chính dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong việc thu hút nguồn nhân lực. Các nhà tuyển dụng buộc phải chấp nhận việc chạy đua nóng nhằm chiêu mộ nhân tài, thông qua việc đăng báo, nhƣng đôi khi vẫn phải dùng nhiều kênh khác nhằm "bốc" những nhân sự giỏi của các NH khác nhờ vào mức lƣơng cao, ƣu đãi mua cổ phần của NH cùng các phúc lợi hấp dẫn khác. Sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lƣơng, tiền công lao động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lƣợng lao động có thể chƣa tƣơng xứng. Vì thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trƣờng nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ đƣợc ngƣời thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy đƣợc ngƣời thì lại tiếp tục đẩy cao”.Trong điều kiện đó, chất lƣợng nguồn nhân lực ngân hàng hiện nay là một vấn đề đáng bàn. Theo

các chuyên gia, do phát triển quá nóng, quá nhanh, nhân lực trong ngành ngân hàng hiện nay đang có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, đặc biệt là thiếu những cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm. Không chỉ vậy, cái thiếu trầm trọng hơn là khả năng thích nghi và ứng dụng của nhân viên trong môi trƣờng làm việc mới. Để có đƣợc đội ngũ cán bộ dự bị và thay thế khi cần thiết, các ngân hàng trong nƣớc đã ráo riết tìm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Điển hình đối với Sacombank đã thành lập riêng cho mình một trung tâm đào tạo hoặc gửi đi đào tạo ngoài nƣớc hoặc tạo ra những sân chơi cho sinh viên ngành này thực hành, thực nghiệm nhƣ sàn giao dịch chứng khoán ảo. Việc xây dựng một chiến lƣợc nhân sự dài hạn và đồng bộ là hết sức cần thiết. Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã hƣớng tới các sinh viên giỏi tại nhiều trƣờng đại học thuộc ngành ngân hàng, kế toán, tài chính.

Sự phát triển nhƣ thế nào của Sacombank trong lĩnh vực TTQT nói chung, hay thanh toán theo L/C nói riêng trong tƣơng lai còn phụ thuộc rất nhiều vào các thế hệ cán bộ TTQT tại Ngân hàng sau này. Nhƣng hiện tại, cán bộ TTQT đƣợc phân bố một cách khá rời rạc trên toàn hệ thống Sacombank, và chƣa có tính kế thừa. Cụ thể là ở Sacombank-Quận 1, chỉ mới có 1 nhân viên phụ trách mảng này, 1 chuyên viên thanh toán quốc tế vừa quản lý vừa giám sát kiểm tra và 2 nhân viên ở bộ phận Tín dụng có biết những kiến thức nền tảng về L/C.

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban điều hành là những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính – ngân hàng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh nghiệm kinh doanh với kỹ năng quản lý ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế.

Đội ngũ nhân sự trẻ, đƣợc đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết và gắn bó với sự phát triển của Sacombank, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, về số lƣợng có phần hạn chế. Do đó:

- Tăng cƣờng tuyển dụng những nhân sự giỏi có năng lực ;

- Phát hiện nhân sự giỏi nội bộ, đào tạo chuẩn bị cho nhân sự kế thừa;

- Xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhằm ổn định nhân sự, duy trì tỷ lệ nhân sự nghỉ việc dƣới 10%/năm;

Nhằm phát triển dài hạn, cụ thể cho nguồn nhân lực ở bộ phận này nhằm đáp ứng và đẩy mạnh phát triển thanh toán quốc tế lâu dài trong tƣơng lai.

3.3.2.1.Cách thức tiến hành

- Công tác tổ chức: do Bộ phận hành chính- nhân sự thực hiện, tham khảo ý kiến từ bộ phận thanh toán quốc tế để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

- Nội dung đào tạo và tuyển dụng:

Tuyển dụng: có thể tuyển thêm 1 nhân viên nữa hỗ trợ phụ trách bộ phận TTQT. Nội dung công tác đào tạo và đào tạo lại:

+ Giúp cán bộ TTQT am hiểu tƣờng tận và có khả năng phân tích mọi điều khoản của Các văn bản thông lệ quốc tế nhƣ: UCP 600, ISPB, ULB 1930, URR, URC.

+ Pháp luật và thực tiễn hoạt động ở từng nƣớc để có thể tƣ vấn đƣợc cho khách hàng và tránh rủi ro cho Ngân hàng.

+ Đào tạo sâu về tin học và các phần mềm nghiệp vụ.

- Hình thức tổ chức: mở lớp đào tạo tập trung với các cán bộ chi nhánh khác. Song song với đó, có thể kết hợp tổ chức đào tạo nội bộ.

- Địa điểm: xin phép tại Hội sở. - Thời gian: vào ngày nghỉ cuối tuần.

3.2.2.2.Lợi ích mang lại:

- Kết thúc tình trạng thiếu nhân lực, một ngƣời kham quá nhiều việc.

- Thanh toán viên và Chuyên viên Thanh toán quốc tế có thể tập trung vào công việc chính, đem lại hiệu quả công việc và tính trách nhiệm cao hơn.

- Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, và có tình kế thừa, tạo điều kiện thúc đẩy nhân viên có động lực làm việc và ham học hỏi.

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng tại ngân hàng sacombank (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)