Sinh hoạt của CBCNV.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm (Trang 48 - 53)

- Rác thải, thức ăn thừa… (phát sinh do sinh hoạt của CBCNV) bị phân huỷ sinh khí thải;- Sự phân huỷ yếm

khí từ các bể tự hoại.

- Rác thải, thức ăn thừa… (phát sinh do sinh hoạt của CBCNV) bị phân huỷ phát sinh khí thải;- Sự phân huỷ yếm khí từ các bể

tự hoại.

(2). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động.

STT Các hoạt động

Nguồn gây tác động

Hiện hữu Nguồn tác động mới

1

Hoạt động của dây chuyền sản xuất.

Nước thải xử lý khí thải lò hơi (không phát sinh nước thải từ sản xuất sản phẩm).

- Nước thải xử lý khí thải lò hơi (không phát sinh nước thải từ sản

xuất sản phẩm).

2 Hoạt động nhà ăn - Nước thải nhà ăn

3

Hoạt động của khu xử lý nước thải tập trung.

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân vận hành

hệ thống.

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân vận hành hệ thống.

4 Sinh hoạt của CBCNV.

- Nước thải sinh hoạt của CBCNV.

- Nước thải sinh hoạt của CBCNV.

(3). Các nguồn phát sinh chất thải rắn

Các hoạt động và nguồn gây phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn vận hành hoạt động được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các hoạt động và nguồn gây phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động.

STT Các hoạt động

Nguồn gây tác động

Hiện hữu Nguồn tác động mới

1

Hoạt động của dây chuyền sản xuất.

Chất thải công nghiệp không nguy hại: bao bì hỏng đã qua sử dụng, nguyên liệu thô, các loại phế phẩm…- Chất thải

công nghiệp nguy hại: Giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn

huỳnh quang, cặn dầu nhớt…

- Chất thải công nghiệp không nguy hại: bao bì hỏng đã qua sử dụng, nguyên liệu thô, các loại phế

phẩm…- Chất thải công nghiệp nguy hại: Giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, cặn dầu

nhớt…

2

Hoạt động của khu xử

lý nước thải tập trung. -

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung;- Rác thải sinh hoạt.

3

Hoạt động từ khu văn phòng, nhà bảo vệ.

- Chất thải rắn sinh hoạt: giấy vụn, thuỷ tinh, thùng

carton, túi nylon…

- Chất thải rắn sinh hoạt: giấy vụn, thuỷ tinh, thùng carton, túi

nylon…

4 Hoạt động nhà ăn -

Chất thải rắn sinh hoạt: giấy vụn, thuỷ tinh, thùng carton, túi nylon,

thức ăn thừa…

5

Sinh hoạt của CBCNV.

- Chất thải rắn sinh hoạt, thức ăn thừa…

- Chất thải rắn sinh hoạt, thức ăn thừa…

6 Hoạt động của lò hơi - Tro bụi - Tro bụi

3.1.3. Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra

Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng (1). Sự cố tai nạn lao động

Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra trong bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường xây dựng được xác định chủ yếu bao gồm:

- Xảy ra ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của công nhân. Một vài loại ô nhiễm cấp tính tuỳ thuộc theo thời gian và mức độ tác dụng có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động;

- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông…;

- Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công.

Với các đánh giá tác động ô nhiễm do bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án trình bày ở trên, thì nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động được đánh giá là cao trong điều kiện thi công nắng nóng và đứng gió. Do vậy, Chủ đầu tư sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động phù hợp trong trường hợp này và khi thấy cần thiết có thể tạm hoãn quá trình thi công, hoặc cho công nhân được nghỉ ngơi dài hơn để bảo đảm an toàn lao động.

Chủ đầu tư sẽ bảo đảm kỹ thuật và kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học và bảo đảm nội quy an toàn lao động cho lực lượng công nhân thi công trên công trường.

(2). Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:

- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO,dầu FO…) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường;

- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân;

- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường, cắt, hàn…) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.

Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ đầu tư sẽ bảo đảm áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này.

Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động a. Tai nạn lao động

Tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình lao động, vận hành các thiết bị máy móc trong nhà xưởng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao động là: - Ý thức chấp hành nội quy về an toàn lao động kém: công nhân không mang đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.

- Sự bất cẩn của công nhân trong quá trình điều khiển máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông trong nhà xưởng và vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm ngoài Công ty.

- Tình trạng sức khoẻ của công nhân không tốt dẫn đến ngủ gật trong lúc làm việc hay do làm việc quá sức.

- Điều kiện làm việc của Công ty không tốt, xưởng sản xuất không đảm bảo về độ thông thoáng;

- Nhiễm độc hơi hóa chất từ các bồn hóa chất xử lý khí thải lò hơi. Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do:

- Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động.

- Bất cẩn về điện.

- Rơi hàng hóa khi bốc dỡ, tai nạn giao thông trong khu vực.

Xác suất xảy ra sự cố tuỳ thuộc vào ý thức chấp hành nội qui và qui tắc an toàn lao động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.

b. Sự cố rò rỉ, tràn đổ nguyên, nhiên liệu, hóa chất

Dự án có sử dụng hóa chất ngâm tẩm Kabor với khối lượng 972 kg/năm. Đây là loại hóa chất ít độc hại thay thế cho PCP độc hại trước đây. Hóa chất được chứa trong bao bì có lớp nilong chống ẩm và được bảo quản cẩn thận trong kho chứa, không rơi vãi nên có thể nói hoạt động của nhà máy ít có khả năng xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất gây ô nhiễm môi trường.

c. Sự cố chảy nổ, chập điện

Sự cố cháy nổ khi xảy ra có thể gây nên các thiệt hại về người và tài sản cho Công ty và các khu vực xung quanh Dự án. Có thể xác định các nguồn gốc gây cháy nổ như sau:

- Kho chứa nguyên liệu (gỗ) - Khu vực chứa hóa chất;

- Trạm biến thế, hệ thống cấp điện tại Công ty

- Các máy móc sản xuất và thiết bị văn phòng chạm chập gây cháy nổ. - Sự cố nổ nồi hơi.

Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm ngăn ngừa và ứng cứu kịp thời các sự cố nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Công tác phòng chống cháy nổ được thực hiện thường xuyên nên khả năng xảy ra và mức độ tác động không nhiều.

3.2. Đối tượng và quy mô tác dụng

3.2.1. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng

Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.

STT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động 1 Thảm thực vật

- Toàn bộ thảm thực vật trên diện tích 38.719 m2 của khu đất dự án.

2 Đất đai - Toàn bộ đất đai trong khu vực dự án.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm (Trang 48 - 53)