Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm (Trang 53 - 66)

4 Cán bộ, công nhân viê n Toàn bộ cán bộ, công nhân viên nhà xưởng

3.3.1. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí (1) Bụi phát sinh trong quá trình đào đất, làm móng

Do đất dự án là đất đã quy hoạch nên không phải giải phóng mặt bằng, dự án chỉ có các hoạt động đào đất làm móng sẽ làm phát sinh ra bụi (bụi lơ lửng và bụi lắng).

Bên cạnh đó, lượng bụi này chủ yếu là bụi lắng nên khả năng ảnh hưởng đến công nhân cũng như khu vực lân cận là không nhiều. Diện tích xây dựng cần để đào móng (xây dựng 2 xưởng sản xuất, nhà ăn,…) 28.719 m2. Ước tính lượng đất cần để đào, san lấp trong quá trình xây dựng khoảng 28.719m3 (đào sâu 1m), tương đương với 43.078,5 tấn (tỷ trọng đất 1,5).

Bảng 3. 8. Thang đánh giá tỷ trọng đất STT Loại đất Tỷ trọng (g/cm3) 1 Chất mùn 1,25 – 1,8 2 Thạch cao 2,30 – 2,35 3 Microlin 2,54 – 2,57 4 Kaolimit 2,60 – 2,65 5 Thạch anh 2,65 6 Dolimit 2,80 – 2,90 7 Limonit 3,80 – 3,90

Nguồn: Tài liệu nội bộ- Khoa nông nghiệp Đại học Cần Thơ

Lượng bụi phát sinh trong quá trình đào đất, làm móng được tính toán như sau:

Bụi phát sinh chủ yếu từ các hoạt động của các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị. Dự báo khả năng phát thải bụi do quá trình đổ đống vật liệu và san lấp mặt bằng, dựa vào công thức thực nghiệm do Cục Môi trường Mỹ đề xuất có tính toán đến điều kiện thực tại Việt Nam.

Theo AIR CHIEF: Cục Môi trường Mỹ, năm 1995 thì hệ số phát thải do các đống vật liệu được tính theo công thức sau:

Trong quá trình xây dựng, lượng đất cần đào đắp theo tính toán là 43.078,5 tấn. Với hệ số ô nhiễm là 7,386 ×10-5 kg/tấn. Lượng bụi phát sinh vào không khí trong quá trình san nền:

43.078,5 tấn × 7,386 ×10-5 kg/tấn = 3,182 kg

Giả sử mỗi ngày đào móng 250 tấn đất, lượng bụi phát sinh, lượng bụi phát sinh 0,01846 kg bụi/ngày = 2,052 g/giờ.

Theo kết quả tính toán, nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san ủi đất là 0,214 mg/m3.giờ. Nếu so với quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT, nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào đất làm móng của dự án thấp hơn so với quy chuẩn cho phép (0,3 mg/m3.h). Hơn nữa, bụi ở các công đoạn này thường có kích thước và trọng lượng tương đối lớn nên ít có khả năng phát tán xa vào không khí gây tác động tới môi trường không khí xung quanh.

Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, chất lượng xe vận chuyển, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi khi vận chuyển cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.

Vị trí của dự án được đặt trong khu công nghiệp nên chất lượng đường sá để vận chuyển khá tốt. Do vậy, việc phát tán bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu là rất thấp.

Theo AIR CHIEF, Cục Môi trường Mỹ, năm 1995 thì Hệ số tải lượng ô nhiễm bụi:

Tổng thời gian thi công xây dựng các hạng mục dự án và thời gian vận chuyển nguyên vật liệu kéo dài trong suốt thời gian 03 tháng, ước tính sẽ có khoảng 08 lượt xe/ngày (bao gồm cả lượt đi và lượt về) hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng và các máy móc, thiết bị mỗi ngày. Đoạn đường chịu ảnh hưởng 10km.

Tải lượng bụi phát sinh: 0,32 × 10 × 8 = 25,6 kg/ngày. Lượng bụi phát sinh do phương tiện vận tải chủ yếu tác động đến môi trường hai bên đường vận chuyển, và đây là nguồn phân tán nên tác động đến môi trường là không đáng kể. Tác động này sẽ chấm dứt khi không có xe hoạt động.

Tóm lại, tác động ảnh hưởng do bụi trong quá trình xây dựng là không tránh khỏi. Song, vì đây là dạng bụi lắng trên bề mặt và sẽ phát tán mạnh khi có gió lốc nên Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi và bảo đảm đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, che chắn các khu vực phát sinh bụi nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và năng lực làm việc của công nhân thi công. Trong quá trình vận chuyển, thùng xe sẽ được phủ bạt để tránh sự phát tán trên đường vận chuyển.

Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án có sự tham gia của các phương tiện vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc và hoạt động của các thiết bị máy móc thi công xây dựng… gây tác động trực tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh.

Theo ước tính mỗi ngày sẽ có khoảng 8 lượt xe ra (4 chuyến) vào khu vực dự án. Loại xe vận chuyển là Container 10 tấn. Dự án mua nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình tại khu vực lân cận với quãng đường vận chuyển khoảng 1 km.

Theo hệ số ô nhiễm của Cục Liên bang Hoa Kỳ năm 2000 thiết lập đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO chạy xe hàm lượng S là 0,05%, được thể hiện trong bảng 3.9 thì tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông ước tính như trong bảng 3.10.

Bảng 3. 9.Hệ số ô nhiễm của các phương tiện sử dụng dầu DO (g/km.lượt xe)

Hạng mục Bụi SO2 NO2 CO THC

Chạy không

tải 611×10-3 582×10-3 1.620×10-3 913×10-3 511×10-3

Chạy có tải 1.190×10-3 786×10-3 2.960×10-3 1.780×10-3 1.270×10-3 Nguồn: Cục Liên bang Hoa Kỳ, 2000

Bảng 3. 10.Tải lượng ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển trong giai đoạn xây dựng (g/ngày)

Hạng mục Bụi SO2 NO2 CO THC

Chạy không

tải 3,06 2,91 8,10 4,57 2,56

Chạy có tải 5,95 3,93 14,80 8,90 6,35

Nhận xét:

So với QCVN 05:2009/GTVT, Đối với xe chở hàng, nhóm II với 1250 < R ≤ 1700 thì giới hạn khí thải có hàm lượng CO và hàm lượng NOx đều nằm trong giới hạn cho phép. Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Tuy nhiên, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải, thì tác động của khí thải giao thông là không đáng kể. Bên cạnh đó, đây là nguồn phân tán nên tác động không đáng kể đến sức khỏe người lao động.

Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu trong giai đoạn thi công. Tuy nhiên, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải trên diện tích dự án 38.719 m2 nên tác động của khí thải giao thông là không đáng kể. Do thời

gian xây dựng trong thời gian khoảng 3 tháng nên các tác động trong quá trình xây dựng chỉ mang tính chất tạm thời, khi dự án đi vào hoạt động các tác động này sẽ không còn nữa.

(4). Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới Khi xây dựng dự án tiếng ồn phát sinh chủ yếu do vận hành sử dụng máy móc thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận tải, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác thi công. Đây là nguồn gây ồn chủ yếu và đáng lưu tâm. Mức ồn gây ra của các thiết bị thi công khá cao.

Theo quy chuẩn đã ban hành về mức cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động (Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002) và giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (QCVN 26:2010/BTNMT), thì mức ồn lớn nhất cho phép trong khu vực sản xuất là 85. Đối với khu dân cư, mức ồn tối đa cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT) không được vượt quá 70 dBA.

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư có sử dụng các loại máy móc thiết bị và mức ồn của từng loại máy móc thiết bị đó được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3. 11. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường

STT Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m

01 Máy ủi 80 – 98,0

02 Máy đầm nén (xe lu) 75,0 – 91,0

03 Máy xúc 75,0 – 86,0

04 Máy kéo 76,0 – 99,0

05 Xe tải 73,0 – 99,0

06 Máy trộn bê tông 75,0 – 88,0

07 Bơm bê tông 74,0 – 88,0

08 Máy đóng cọc 95,0 – 106,0

09 Máy đào đất 75,0 – 99,0

Nguồn: WHO. 1999

Để tính toán bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn nhằm có hướng khắc phục các tác động của tiếng ồn do hoạt động thi công xây dựng dự án tới khu vực dân

cư gần dự án nhất chúng tôi đã sử dụng công thức (U.S department of transportaion, 1972): M1 – M2 = 20log(R2/R1) Trong đó : o M1 : Độ ồn tại vị trí 1 o M2 : Độ ồn tại vị trí 2

o R1 : Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 1 o R2 : Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 2

Bảng 3. 12. Độ ồn của thiết bị thi công xây dựng theo khoảng cách tới nguồn. Loại máy Khoảng cách (m) 15 30 60 120 240 450 Xe tải nặng 73-99 93 87 81 75 69,5 Xe ủi đất 80-98 92 86 80 74 68,5 Máy đầm nén 75-91 85 79 73 67 61,5 Máy kéo 76-99 93 87 81 75 69,5

Máy trộn bê tông 74-88 82 76 70 64 58,5

Máy đào đất 75-99 93 87 81 75 69,5

Máy xúc 75-86 80 74 68 62 56,5

Kết quả trình bày trong bảng 3.12 cho thấy khi quãng đường tăng lên gấp đôi thì tiếng ồn sẽ giảm khoảng 6 dB. Như vậy trong phạm vi 450m từ nguồn tiếng ồn phát ra từ các phương tiện, máy móc, thiết bị, đều nhỏ hơn 70dB. Do đó, tác động của các thiết bị máy móc trong quá trình thi công đến sức khỏe của công nhân cũng như của người lao động tại các Công ty xung quanh là không nhiều.

(5). Tác động của các loại khí thải:

Các hoạt động của máy móc thiết bị thi công và vận chuyển nguyên vật liệu gây ô nhiễm do sử dụng các loại nhiên liệu đốt cháy (xăng, dầu DO,…) làm phát sinh khí thải như SOx, NOx, CO, THC,… gây tác động trực tiếp đến công nhân làm việc tại công trườngvà môi trường không khí xung quanh. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 3.13 dưới đây.

Bảng 3. 13. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí. TT

Chất gây ô

nhiễm Tác động

01 Bụi

- Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá

02

Khí axít(SOx, NOx)

- NO2 là chất ô nhiễm nguy hiểm, tác hại mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người bị bệnh hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh đường hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng…- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu. Sự hấp thu một lượng SO2 lớn có khả năng gây bệnh cho hệ thống tạo huyết và tạo ra methemoglobin. SO2 là chất khí gây kích thích mạnh đường hô hấp, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở cả nồng độ thấp có thể gây co thắt các loại sợi cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen…- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phân hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ozon

03

Oxyt cacbon (CO)

- 90% lượng CO hấp thụ sẽ kết hợp với Hemoglobin tạo thành Cacboxy-hemoglobin, làm kiềm chế khả năng hấp thụ ôxy của hồng

cầu.- CO ngăn cản sự dịch chuyển của hồng cầu trong máu làm cho các bộ phận của cơ thể bị thiếu oxy. Nạn nhân bị tử vong khi 70% số hồng cầu bị khống chế (khi nồng độ CO trong không khí lớn hơn 1000ppm). Ở nồng độ thấp hơn, CO cũng có thể gây nguy hiểm lâu dài đối với con người: khi 20% hồng cầu bị khống chế, nạn nhân bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và khi tỉ số này lên đến 50%, não bộ con người bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh.

04

Khí cacbonic (CO2)

- Gây rối loạn hô hấp phổi - Gây hiệu ứng nhà kính - Tác hại đến hệ sinh thái

05

Tổng

hydrocarbons (THC)

- Gây nhiễm độc cấp tính : suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong

Các tác động khác

- Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn sắt thép; cắt, hàn để lắp ráp thiết bị …);

- Độ rung do các phương tiện giao thông vận chuyển, các máy móc thiết bị, máy phát điện;

- Mùi hôi phát sinh từ khu vệ sinh tạm của công nhân, từ nơi tập trung chất thải sinh hoạt của công nhân.

Các tác nhân trên gây nhiều tác động, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe công nhân. Trong đó, tác động do bụi, khí thải phương tiện giao thông vận chuyển và tiếng ồn là ba tác động chủ yếu nhất của quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, các tác động này sẽ chấm dứt khi hoàn thành các hạng mục xây dựng của dự án

(1). Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.

STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

1 BOD5 45 – 54

2 COD 72 – 102

3 Chất rắn lơ lửng 70 – 145

4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30

5 Tổng nitơ 6 – 12

6 Amôni 2,4 – 4,8

7 Tổng photpho 0,8 – 4,0

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993

Số lượng công nhân tham gia xây dựng nhà máy khoảng 25 người/ngày. Nếu trung bình 1 người sử dụng 60 lít nước/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng

80% (48lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 1,2m3/ngày. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xây dựng dự án được trình bày trong bảng 3.15.

Bảng 3.15: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.

STT Chất ô nhiễm Hệ số tải lượngô nhiễm (g/người.ngày) Tải lượngô nhiễm (g/ngày) Nồng độ(mg/l) 1 BOD5 45 – 54 1125 – 1350 937,5 – 1125 2 SS 70 – 145 1750 – 3625 724,1 – 1500 3 Amoni 2,4 – 4,8 60 – 120 50 – 100 4 N tổng 6 – 12 150 – 300 125 – 250 5 Tổng P 0,4 – 0,8 10 – 20 8,33 – 16.37 6 Tổng Coliforms (MPN/100ml) 106 – 109 106 – 109 106 – 109

Ghi chú: Tải lượng (g/ngày) = hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) x Quy mô (người)

Nồng độ (mg/l) = tải lương (g/ngày)/ lưu lượng (m3/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm (g/ngày), lưu lượng nước thải (m3/ngày).

Hiệu suất xử lý của bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc kỵ khí và vách ngăn dòng hướng lên như sau:

- BOD5 : 80%.- SS: 90% - SS: 90%

- N tổng và Amoni 30% – 40% chọn 30%. - P tổng 30%

Bảng 3.16: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. STT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Xử lý bằng bểtự hoại

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w