c) Các biện pháp hỗ trợ khác
4.2.1. Khống chế ô nhiễm nguồn nước (1) Nước mưa
(1) Nước mưa
So với nước thải, nước mưa khá sạch. Vì vậy, KCN Nam Tân Uyên đã xây dựng tách riêng đường thoát nước mưa khỏi đường thoát nước thải.
Chủ Dự án đã quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước mưa nội bộ trong khu vực Dự án để dẫn ra hệ thống thoát nước mưa của KCN, đảm bảo khả năng thoát nước trong những trận mưa lớn nhất theo điều kiện khí hậu tỉnh Bình Dương, tránh tình trạng ngập úng gây ảnh hưởng tới môi trường, con người và quá trình sản xuất.
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín xây dựng xung quanh các khu nhà xưởng, tập trung nước mưa từ trên mái đổ xuống và dẫn đến hệ thống cống hở có nắp đan đậy bằng bêtông cốt thép dùng cho việc thoát nước mưa đặt dọc theo các con đường nội bộ, các đoạn qua đường dùng cống ngầm chịu lực. Nước mưa trên các khu vực sân bãi và đường nội bộ sẽ chảy vào các hố thu nước mưa xây dựng dọc theo lề đường, khoảng 30 m có 1 hố thu. Tại các hố thu nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác trước khi vào hệ thống cống và thoát ra hệ thống thoát nước chung.
Cụ thể hệ thống thoát nước mưa: Thu nước mưa trên mái:
Nước mưa trên mái được thu gom vào các ống xối loại PVC D400, D500. Các ống xối này thu gom nước mưa trên mái, dẫn thẳng xuống các hố ga trên mặt đất. Khoảng cách các hố ga 25 – 30m. Các hố ga này nối với nhau bằng các đoạn ống loại bêtông cốt thép D400. Các ống đường kính 400 này nối với mương dẫn nước mưa dưới mặt đất, hòa chung với dòng nước mưa chảy tràn trên mặt đất và theo mương dẫn ra ngoài mạng lưới thoát nước KCN.
Thu nước mưa chảy tràn trên mặt đất:
Nước mưa rơi xuống một phần thấm vào đất và bề mặt vật liệu, một phần bốc hơi, phần còn lại được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn trên mặt đất là hệ thống mương dẫn vòng quanh các nhà xưởng, hạng mục xây dựng và đường nội bộ. Mương dẫn xây bê tông cốt thép bề rộng 600mm.
Đường ống đấu nối từ hố ga vào hệ thống cống thoát nước của KCN có đường kính D800.
Xem chi tiết tại bản vẽ Tổng thể mặt bằng thoát nước đính kèm phụ lục 2. (2) Nước thải
Nước thải sinh hoạt
Hình 4.5: Sơ đồ khối hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Công ty Theo hình 4.5 trên thì phương án thu gom nước thải sinh hoạt của Công ty được thực hiện như sau:
- Đối với nước thải phân và nước tiểu được thu gom bằng ống nhựa PVC D114 đến bể tự hoại 3 ngăn.
- Đối với nước thải từ các nguồn khác như: nước thải từ chậu rửa, nhà tắm sẽ qua lưới chắn rác và được thải trực tiếp vào cống thoát nước thải. Mô tả nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn:
Bể tự hoại 3 ngăn có dạng hình chứ nhật, được xây bằng bê tông cốt thép, đậy bằng tấm đan. Nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí
và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý của bể này theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và BOD5 là 60 – 65%.
Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 6 tháng sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba và thoát ra ngoài. Nước thải sau khi ra khỏi bể tự sẽ được đấu nối bằng ống nhựa PVC D114, độ dốc i = 0,02 vào hố ga thu gom nước thải của KCN Nam Tân Uyên dẫn đến nhà máy XLNT tập trung của KCN.
Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại là có cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao.
Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi xử lý đúng quy định.
Tính toán bể tự hoại (Nguồn: Trần Đức Hạ (2006) – Xử Lý Nước Thải Đô Thị. Nhà Xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật)
Thể tích phần nước
WN = K.Q = 2,5 x 12,5 = 31,25 m3/ngày đêm K: hệ số lưu lượng, K = 2,5
Q: lưu lượng trung bình ngày đêm, Q = 12,5 m3/ngày đêm Thể tích phần bùn
Wb = a.N.t.(100 – P1) x 0,7 x 1,2.(100 – P2)/100.000 = 0,5.300.180.(100 – 95) x 0,7 x 1,2.(100 – 90)/10.000 = 113,4 m3/ngày đêm
a: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 – 0,5 lít/người.ngày đêm N: số công nhân viên, N = 300 người
t: thời gian tích luỹ cặn lắng trong bể tự hoại, t = 180 – 365 ngày đêm 0,7: hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải
1,2: hệ số tính đến 20 % cặn được giữ lại bể tự hoại để “nhiễm vi khuẩn” cho cặn tươi
P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%
P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% Thể tích tổng cộng của bể tự hoại
W = WN + Wb
= 31,25 + 113,4 » 145 m3
Bể tự hoại được chia thành nhiều bể theo kết cấu và kiến trúc xây dựng của nhà máy, tuy nhiên tổng thể tích các bể phải đáp ứng đủ thể tích tính toán là 145 m3.
Hiện tại nhà máy có 8 nhà vệ sinh và 2 bể tự hoại mỗi bể có thể tích 20
vệ sinh và 4 bể tự hoại mỗi bể có thể tích 30 m3 phục vụ cho giai đoạn 2 của nhà máy.
Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi và nước thải nhà ăn
Nhà máy sử dụng 2 lò hơi mỗi lò hơi có một hệ thống xử lý riêng. Lượng nước sử dụng cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi là 3 m3/lò, lượng nước này được tuần hoàn sử dụng liên tục, định kỳ 1 tuần/lần nhà máy sẽ tiến hành xả. Vậy lượng nước thải phát sinh do quá trình xử lý khí thải lò hơi là 6
m3/tuần/lần xả tính cho 2 lò. Lượng nước thải này sẽ được thu gom dẫn về hệ thống xử lý chung cùng nước thải nhà ăn.
Lượng nước thải nhà ăn 4,8 m3/ngày đêm tính bằng 80% lượng nước cấp. Để xử lý lượng nước thải nhà ăn và nước thải phát sinh từ quá trình xử lý khí thải lò hơi, công ty sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 15 m3/ngày đêm.
Hình 4.6. Quy trình xử lý nước thải nhà ăn và nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Thuyết minh
Nước thải phát sinh từ nhà ăn và nước thải từ hệ thống xử lý khí theo mạng lưới thoát nước chảy vào hố gom và bể tách mỡ. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, kế tiếp nước thải đi vào thiết bị tách mỡ, tại thiết bị này, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị. Các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian.. Phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Nước từ ngăn trung gian của bể tách mỡ được bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Tiếp đó, nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí (Aerotank), bể có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ, vì vậy bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm và đi theo hướng từ dưới lên. Dưới tác động của trọng lượng phần bùn sẽ được lắng xuống đáy bể; phần bùn lắng được ở đáy bể sẽ bơm tuần hoàn lại bể sinh học nhằm đảm bảo hàm lượng bùn trong bể luôn ổn định; phần bùn dư sẽ được bơm về bể phân hủy bùn để xử lý. Nước trong sau khi lắng dâng lên trên đi qua ống thu nước chảy sang bể khử trùng.
Trong bể khử trùng hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Nước sau xử lý đảm bảo đạt Quy định đấu nối của KCN Nam Tân Uyên sẽ được xả vào ống thu gom nước thải của KCN.
Phần bùn dư từ bể lắng sinh học sẽ được bơm về bể phân huỷ bùn. Tại bể phân huỷ bùn xảy ra quá trình phân hủy bùn kỵ khí; bùn sẽ được tách nước, phần nước sau khi tách bùn sẽ chảy về hố gom để xử lý. Phần bùn lắng sẽ được phân huỷ kỵ khí và định kỳ được hút bỏ.
STT Hạng mục Kích thước (dài x rộng x cao) 1 Bể gom 1,5m x 1m x 1m 2 Bể tách mỡ 1,5m x 2m x 1m 3 Bể điều hòa 2m x 1,5m x 2m 4 Bể Aeratank 2m x 1,5m x 2m 5 Bể lắng II 1,5m x 1,5m x 2m 6 Bể khử trùng 1,5m x 1m x 2m
Nước thải từ quá trình ngâm tẩm
Dung dịch ngâm tẩm được nhà máy tái sử dụng liên tục. Định kỳ 2 năm 1 lần sẽ thải với lưu lượng 1,8 m3/lần xả. Thành phần dung dịch này chứa axit boric, chất rắn lơ lững, sunphat, clorua, Fe…Khi xả bỏ công ty sẽ ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị chức năng cùng chất thải nguy hại.