Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm (Trang 96 - 97)

c) Các biện pháp hỗ trợ khác

4.2.2. Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung

Tuy nhà máy nằm trong KCN, khoảng cách đến khu dân cư lại xa; tuy nhiên nhà máy cũng cần quan tâm đến vấn đề tiếng ồn và rung, vì tác tác động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất của Dự án. Do đó, Dự án sẽ thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của ồn và rung đến công nhân sản xuất, chất lượng công trình và các công ty lân cận:

Đối với tiếng ồn do phương tiện giao thông:

- Xe ra vào yêu cầu đi với tốc độ chậm 5km/h, không bóp còi. - Không cho các xe nổ máy trong lúc chờ nhận hàng.

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt.

- Ngoài các xe chuyên chở nguyên vật liệu, sản phẩm và thu gom chất thải, các loại phương tiện đều phải gửi ngoài bãi xe

Đối với tiếng ồn trong sản xuất

- Lắp đệm chống ồn cho các máy có khả năng gây ồn (máy cưa, máy bào, máy khoan).

- Có biện pháp giảm tiếng ồn bằng cách thường xuyên bảo trì máy móc, thay mới các phụ tùng cũ, hư hỏng;

- Xây dựng tường bao cách ly, cây xanh xung quanh nhà máy nhằm giảm thiểu tiếng ồn ảnh hưởng tới khu dân cư;

- Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động (dụng cụ cách âm, chống ồn cá nhân…).

- Có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên của công nhân, tránh hiện tượng có phương tiện bảo hộ mà không sử dụng.

- Máy phát điện được bố trí trong buồng tiêu âm

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w