4 Cán bộ, công nhân viê n Toàn bộ cán bộ, công nhân viên nhà xưởng
4.2. Đối với các tác động xấu trong giai đoạn vận hành sản xuất 1 Khống chế ô nhiễm không khí
4.2.1. Khống chế ô nhiễm không khí
(1) Biện pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí
Các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí và tác động đối với sức khoẻ công nhân được Công ty áp dụng trong suốt quá quá trình hoạt động như sau:
- Lắp đặt thiết bị cho nhà xưởng theo đúng quy định về an toàn, vệ sinh công nghiệp, đảm bảo duy trì độ thông thoáng cần thiết bằng biện pháp thông gió tự nhiên và quạt mát cục bộ.
- Trồng đủ diện tích cây xanh (tối thiểu 20% tổng diện tích Công ty) để hạn chế sự lan truyền bụi, ồn, khí thải ra xung quanh. Diện tích đất trồng cây xanh được kết hợp trồng hàng cây bóng mát và cỏ thảm. Ngoài ra trong khu vực văn phòng, nhà xưởng còn bố trí một số chậu cảnh, bồn hoa kiểng nhỏ tạo cảnh quan và đồng thời giúp trong lành bầu không khí.
- Tổ chức vệ sinh nhà xưởng theo quy định sản xuất, vệ sinh máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất với tần suất là 1 lần/ngày sau khi kết thúc mỗi ca sản xuất vào lúc 17 giờ
- Phun nước để làm tăng độ ẩm và hạn chế khả năng sinh bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi. Thời gian phun nước giảm bụi là 2 lần/ngày vào khoảng 9h sáng và 2h chiều. Các vị trí phun nước như: đường đi, khu vực đất trống, xung quanh khu vực nhà kho … Không phun quá ẩm, quá ướt bề mặt sẽ làm cho đất cát dính nhiều vào các xe vận chuyển do mặt đường lâu khô.
- Trang bị đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho CBCNV của Công ty theo quy định bao gồm: quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, giầy, mũ bảo hộ; giám sát, nhắc nhở việc sử dụng dụng cụ bảo hộ trong quá trình làm việc phù hợp với từng khu vực sản xuất.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về vệ sinh, an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên Công ty. Dán các bảng nội quy, thông tin cần thiết về vận hành, sửa chữa, bảo trì cũng như các biện pháp ứng phó cần thiết ở các nơi như nhà xưởng, văn phòng, trạm xử lý khí nước thải, nước cấp, khí thải… để công nhân dễ dàng vận hành và dễ dàng xử lý khi có sự cố xảy ra.
(2) Khống chế ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông vận tải
Bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu cũng như vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ: Công ty sẽ quan tâm đến công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực sản xuất và kho chứa nguyên liệu. Thường xuyên quét dọn đất, cát, nguyên liệu rơi vãi nhằm làm giảm lượng bụi khô phát tán vào không khí trong những ngày nắng to, gió nhiều. Phun nước hàng ngày để tăng độ ẩm không khí và làm giảm lượng bụi có thể cuốn theo khi có gió và khi phương tiên giao thông di chuyển. Các phương tiện vận chuyển nguyên liệu về Công ty sẽ được phủ kín bằng bạt để tránh bụi phát tán vào không khí.
Khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông: Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải, bao gồm:
- Bê tông hoá các tuyến đường giao thông bên trong nhà xưởng, thường xuyên vệ sinh các tuyến đường và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho các con đường trong nội bộ Công ty.
- Không cho các xe nổ máy trong lúc chờ nhận hàng.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt.
- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, chủ Dự án bắt buộc công nhân sử dụng các trang bị như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, nón bảo hộ, găng tay để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khoẻ công nhân.
- Tiến hành chuyên chở nguyên liệu có phủ bạt, hóa chất được chứa trong các thùng đựng, bao bì được đóng kín, đúng quy cách vận chuyển hóa chất, chất thải nguy hại. Mỗi xe tải khi vận chuyển hóa chất, chất thải nguy hại đều có ít nhất 01 giám sát viên, nhân viên Công ty có hiểu biết về các biện pháp phòng chống sự cố để xử lý kịp các tình huống phát sinh.
(1) Khống chế ô nhiễm bụi trong quá trình sản xuất
Để giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Đối với bụi
Để khống chế bụi sinh ra do quá trình cưa xẻ gỗ, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp như:
- Bê tông hóa sân, đường, phun nước vào mùa khô
- Cách ly khu vực xẻ gỗ với khu vực xung quanh, trang bị khẩu trang tránh bụi cho công nhân làm việc tại khu vực xẻ gỗ.
- Xây tường rào kín bao quanh khu bực, trồng cây xanh cách ly với khu vực xung quanh, phun nước giảm bụi phát sinh ở khu vực sân bãi vào mùa khô.
- Riêng đối với khu vực cưa xẻ gỗ được bố trí riêng biệt, bố trí hệ thống quạt hút và thu gom bụi phát sinh. Do bụi phát sinh ở khâu này chủ yếu là các hạt bụi thô có kích thước lớn (10µm ÷500µm), chính vì vậy phương án mà Công ty lựa chọn để xử lý bụi phát sinh được thể hiện như sau:
Hình 4.1. Sơ đồ thu gom và xử lý bụi gỗ tại nhà máy
Tại những khu vực phát sinh nhiều bụi như máy cưa, máy xẻ, máy cắt, sẽ lắp đặt các chụp hút để thu gom bụi phát sinh từ các khu vực này.
Bụi được thu gom thông qua các chụp hút bố trí trên các máy cưa và máy xẻ. Các chụp hút được nối vào hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của quạt hút ly tâm bụi phát sinh được hút vào hệ thống đường ống dẫn vào xyclon. Xyclon có cấu tạo hình trụ và đáy hình chop, tại đây dòng không khí chứa bụi chuyển động theo hình xoáy tròn ốc, Tại xyclon dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi có kích thước lớn sẽ tách khỏi dòng khí và lắng xuống đáy và rơi vào buồng chứa bụi, không khí sau buồng tách bụi sẽ được chuyển lên trên và vào thiết bị lọc bụi tay áo. Hiệu quả xử lý của Cyclon đạt khoảng 50% – 60%. Khi vào thiết bị lọc bụi tay áo, dòng không khí qua lớp vải lọc, bụi sẽ bị giữ lại trên lớp vải lọc còn không khí sạch sẽ đi qua lớp vải lọc.
Trong lọc bụi tay áo có cấu tạo màng rung, bụi bám bít hết các lỗ trên vải lọc, màng rung hoạt động để bụi rơi xuống ngăn thu gom dưới đáy thiết bị.
Hiện tại công ty có 1 dây chuyền sản xuất, khi mở rộng dự án công ty sẽ đầu tư 1 dây chuyền sản xuất. Do đó công ty sẽ lắp đặt 02 hệ thống xử lý bụi gỗ phát sinh do quá trình sản xuất với quy mô, kích thước của mỗi hệ thống như sau:
Các thông số cần thiết cho Tính toán & Thiết kế: Tính toán xiclon
Các kích thước chi tiết của xiclon
Tính toán xiclon theo phương pháp chọn, dựa vào đường kính thân xiclon ta có:
- Chiều dài ống dẫn khí vào: l = 0,6D = 0,6 × 756 = 453,6 mm - Chiều cao phần hình trụ: h2 = 2,26D = 2,26×756 =1708,56 mm - Chiều cao phần thân hình nón: h3 = 2D = 2 × 756 = 1512 mm
- Chiều cao phần bên ngoài ống tâm: h4 = 0,3D = 0,3 × 756 = 226,8 mm - Chiều cao thiết bị xiclon: H = 4,56D = 4,56×756 = 3447,36 mm
- Đường kính trong của cửa tháo bụi: d2 = 0,3 ÷ 0,4D = 226,8 ÷ 302,4 mm
Chọn d2 = 302 (mm)
- Góc nghiêng giữa nắp và ống vào: α =150 Hiệu quả lọc theo cỡ hạt của xiclon:
Trong đó
l: chiều cao làm việc của xiclon, l = H = 3,4 m L: lưu lượng làm việc của xiclon, 4500 m3/h
Kết quả tính toán hiệu quả lọc theo cỡ hạt thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1. Hiệu quả lọc theo cỡ hạt Đường kính hạt bụi m 0,3 0,75 0,96 0,996 - 0,94 ,% 31,9 80 100 100 100
Đường kính cỡ
hạt ,µm <5 5-10 10-15 15-20 >20 Tổng
Phần trăm khối
lượng % 3,1 10,5 15,1 19,6 51,7 100
Lượng bụi trong 1
m3 khí thải , mg/m3 18,6 63 90,6 117,6 310,2 600
Hiệu quả lọc theo cỡ hạt H% lấy trung
bình 31,9 58,1 94,5 100 100 -
Lượng bụi còn lại
sau khi qua xiclon 12,7 26,4 5 0 0 41,1
Kích thước túi vải
- Chiều cao l = 2 – 3,5m, chọn l = 2m
- Diện tích ống tay áo. Stúi = π×D×l = π×0,3×2 = 1,885m2 Tính toán trở lực của thiết bị
Δp = A×vn, N/m2 A : hệ số thực nghiệm, kể đến chế độ ăn mòn, độ bẩn A = 0,25÷2,5 chọn A = 2 n : hệ số thực nghiệm n = 1,25÷1,5 chọn n = 1,3 v : cường độ lọc, v = 50m3/m2.h vậy Δp = 2×501,3 = 323,4 N/m2 = 34kg/m2 Chọn hiệu suất lọc bề mặt lọc: Chọn n = 60 ống Thiết kế 6 hàng, mỗi hàng 10 ống
Khoảng cách giữa các ống (ngang dọc như nhau): 8 – 10cm, chọn 8cm Khoảng cách từ ống tay áo ngoài đến thành thiết bị: 8 – 10cm, chọn 8cm Kích thước thiết bị:
Rộng = 300×10 + 80×6 = 3480mm = 3,48m Dài = 300×11 + 80×7 = 3860mm = 3,86m
(4) Khống chế ô nhiễm không khí từ lò hơi đốt củi 1. Biện pháp quản lý
Nhiên liệu chính trong quá trình vận hành lò hơi là củi. Để đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, hạn chế tối đa sự phát sinh bụi và khí ô nhiễm, việc tổ chức tốt quá trình cháy trong buồng đốt là quan trọng nhất. Việc nhiên liệu cháy không hết vừa làm nồng độ khí ô nhiễm tăng cao, vừa làm tổn hao nhiên liệu, do đó chủ Dự án dưới sự tư vấn của nhà cung cấp lò hơi sẽ hướng dẫn cụ thể cho nhân viên vận hành lò hơi để việc vận hành đúng kỹ thuật, để lò hơi đạt hiệu suất cao và tiết kiệm nhiên liệu.
Quy trình đốt nhiên liệu cho lò hơi để giảm CO trong khí thải:
- Quá trình mồi nhiên liệu cần tiến hành nhanh, cung cấp đủ nhiệt để giảm lượng khói đen do quá trình cháy không hoàn toàn. Tốc độ tăng nhiệt trung bình đạt khoảng 5oC/phút.
- Đảm bảo không khí cần cho sự cháy của nhiên liệu: nhiên liệu cấp vào phải theo chỉ dẫn của nhà cung cấp lò hơi, tránh cho quá nhiều nhiên liệu trong buồng đốt dẫn tới quá trình cháy thiếu oxy, cháy không hoàn toàn sinh khói đen, khí ô nhiễm (CO).
- Duy trì nhiệt độ lò đốt từ 500oC – 700oC.
- Lò hơi cần che chắn buồng đốt để khí lạnh và gió bên ngoài ít gây ảnh hưởng tới quá trình cháy.
- Cần chú ý quan sát không để lò hơi tắt và mồi lại trong khi đang vận hành hoặc cháy gần hết nhiên liệu mới tiếp thêm vì có thể nhiên liệu không kịp cháy liền giai đoạn sau đó dễ sinh khói.
- Giai đoạn cuối ngày sản xuất chú ý ước lượng để nhiên liệu cháy hết, nếu tắt lò hơi khi nhiên liệu còn cần tưới nước để dập tắt hoàn toàn tránh nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn và sinh khí ô nhiễm.
Công ty sử dụng 02 lò hơi 4 tấn hơi/giờ. Hai lò hơi này được đặt tại hai vị trí riêng biệt trong nhà máy do đó mỗi lò hơi công ty sẽ lắp đặt 01 hệ thống xử lý khí thải riêng biệt. Quy trình xử lý của mỗi lò như sau:
Hình 4.2. Sơ đồ xử lý khí thải lò hơi tại nhà máy
Thuyết minh công nghệ.
Nhiên liệu (củi) được đưa vào lò đốt, dòng khí thải từ lò hơi sẽ được quạt hút hút ra chứa chủ yếu là: tro, bụi than, CO2, hơi nước và một ít khí NOx, SOx. Dòng khí này cần xử lý bổ sung để đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Khí thải từ lò hơi được thu gom bằng chụp hút. Trước tiên khí thải sẽ được quạt hút dẫn vào buồng lắng bụi. Tại buồng lắng bụi các thành phần bụi có kích thước lớn sẽ lắng trọng lực xuống đáy thiết bị. Đồng thời nhờ các tấm ngăn hướng dòng, thời gian lưu của bụi trong buồng lắng sẽ tăng lên, làm gia tăng hiệu suất lắng. Dòng khí sạch sẽ thoát ra ngoài và được dẫn vào tháp hấp thụ.
Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được phân bố vào thiết bị ở phía dưới và dòng dung dịch hấp thụ (NaOH) sẽ được phân bố theo chiều ngược lại. Dung dịch
NaOH ở trong bể chứa và được bơm tuần hoàn vào tháp xử lý. Nhờ sự phân bố đều dung dịch trên toàn bộ tiết diện ngang của lớp vật liệu lọc đã làm cho khả năng tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch tăng cao. Các hạt bụi có kích thước bé sẽ bị thấm ướt bởi các hạt chất lỏng và các thành phần ô nhiễm như SOx, NOx…sẽ được hấp thụ.
Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị sẽ đạt các tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT, giá trị C – cột A.
Bụi và các khí độc sau khi được hấp thụ và lắng xuống đáy thiết bị sẽ chảy về bể chứa – lắng bụi. Trong ngăn lắng các hạt rắn sẽ được giữ lại, phần dung dịch trong sẽ chảy qua ngăn chứa và được bơm ly tâm tuần hoàn trở lại buồng rửa khí. Phần bùn cặn sẽ được tháo ra định kỳ và thuê đơn vị có chức năng thu gom. Sau một thời gian hoạt động dung dịch hấp thụ sẽ được xả bỏ về HT XLNT và định kỳ bổ sung, thay mới
Tính toán yêu cầu tốc độ tối thiểu của dòng chảy N2 lỏng : Chuyển đổi từ m3 ® gmol
00C, 101.3 Pa có 0.0224 m3/gmol
350C = 0.0224 ×308/273 = 0.025m3/gmol. Gm=10.83 ( m3/min )/0.025 = 433.2 gmol/min. Lm/Gm= 27.5
=>Lm=Gm× 27.5 = 433.2 ×27.5 = 11913 gmol/min = 11.913 kgmol/min. Khối lượng Nitơ lỏng :
Lm= 11.913 kgmol/min × 28 kg/kgmol = 333.6 kg/min Độ dốc làm việc gấp 1.5 lần ( thông số kinh nghiệm) Lm/Gm= 27.5 × 1.5 = 41.25.
- Tính kích thước tháp hấp thụ :
Chuyển đổi lưu lượng khí : G = 0.4332 kgmol/min ×29 kg/kgmol = 12.6 kg/min.
Điều chỉnh dòng Nitơ lỏng tối thiểu 1.5 lần. L = 1.5 × 333.6 = 500.4 kg/min.
G’ : Lưu lượng khí trên 1 đơn vị diện tích mặt cắt ngang tại đặc điểm ngập lụt, g/s-
m2
e: Tra bảng, e= 0.018
Trong đó: L = 2751 (m3/h) = 0,764 (m3/s) là lưu lượng khí thải– Theo tính toán tại mục 3.3.2.
Chiều cao ống khói: (Theo sách ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1 của Trần Ngọc Chấn).
A: hệ số phụ thuộc sự phân bố nhiệt theo chiều cao khí quyển, được chọn cho điều kiện khí tượng nguy hiểm. Trong tính toán chọn A = 240.
M: Tải lượng chất ô nhiễm thải ra – Mbụi = 0,425 g/s. ( theo tính toán mục 3.3.2.)
Cgh – Nồng độ bụi cho phép trong không khí xung quanh. Với khu dân cư Cgh = 0,3 mg/m3.
n- hệ số xác định theo thống Vm. Giả sử ống khói có chiều cao H = 8 m
Chiều cao ống khói được tính trùng với chiều cao ống khói giả định nên không phải tính lại. Do đó công ty sẽ xây dựng ống khói cao 10 m.
Để kiểm tra lại khả năng phát tán ống khói của nhà máy từ các thông số: Chiều cao ống khói 10 m. Lượng phát thải chất ô nhiễm M =0,425 g/s. Vận tốc trung bình = 5 m/s, Khí quyển ở mức độ trung bình. Ta tính nồng độc chất ô nhiễm trên mặt đất cách nguồn thải 50 m nằm trên trục gió đi qua nguồn.
Theo công thức của Pasquill –Gifford (mô hình Gauss). Ứng với điều kiện trung tính (cấp ổn định D) sử dụng công thức trong bảng 3.2 (sách ô nhiễm