Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, phát động phong trào xây dựng NT Mở

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội theo hướng đô thị hóa (Trang 74 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.5 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, phát động phong trào xây dựng NT Mở

Xây dựng NTM đƣợc xác định là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ to lớn và lâu dài nên cần phải tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng các biện pháp:

- Đài phát thanh truyền hình huyện, đài truyền thanh xã cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phổ biến mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của chƣơng trình xây dựng NTM.

- Tổ chức niêm yết công khai các phƣơng án quy hoạch, các hạng mục đầu tƣ xây dựng NTM, phƣơng án huy động các nguồn vốn đầu tƣ, phƣơng án tổ chức thực hiện cho toàn thể nhân dân.

- Lãnh đạo cấp ủy Đảng, HĐND, UBND huyện, xã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị cùng cấp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hƣởng ứng và đồng lòng tham gia chƣơng trình xây dựng NTM.

Ban chỉ đạo quản lý chƣơng trình xây dựng NTM cần tổ chức thực hiện theo đúng trình tự các nội dung của đề án để hoàn thành các mục tiêu đúng kế hoạch. Có sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức và nhân dân trong việc thực hiện, giám sát các hạng mục công trình, tránh tình trạng làm không đúng với quy hoạch kế hoạch đã đề ra.

Ngoài ra, cần phát động phong trào xây dựng NTM ở các xã trong huyện. Mục đích của việc phát động phong trào này giúp cho ngƣời dân biết đến và tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế làng xã. Phong trào sẽ tạo động lực để mỗi xã, mỗi ngƣời dân phát huy một cách tốt nhất vai trò của cá nhân và tổ chức mình trong việc xây dựng NTM. Phong trào cần đƣợc phát động sâu rộng đến từng xóm làng và kéo dài trong suốt quá trình thực hiện xây dựng NTM. Hàng năm tổng kết đánh giá, khen thƣởng những cá nhân, đơn vị có thành tích, có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng NTM của đơn vị nhằm động viên tinh thần cho họ tích cực phấn đấu đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình xây dựng NTM.

3.2.6 Tăng cường huy động và tiếp nhận các nguồn lực cho chương trình

Do khối lƣợng kinh phí lớn, huy động tập trung trong giai đoạn 2011-2015 và huy động nguồn lực của địa phƣơng là chính nên cần có những cơ chế đặc thù để tăng cƣờng huy động vốn, khai thác tối đa tiềm năng của địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau:

3.2.6.1 Tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu từ đất

- Toàn bộ nguồn thu từ giao khoán, đấu thầu đất thi công, đất công ích, thành phố cần xem xét và để lại cho huyện tối thiểu 80% bổ sung vào nguồn vốn xây dựng NTM ở các xã.

- Diện tích đất xen kẹt trong khu dân cƣ theo thống kê tại 17 xã (xã Ninh Hiệp, Trung Mầu và Đình Xuyên không thống kê đất xen kẹt) và đất xin chuyển đổi để giãn dân tại xã Đa Tốn gồm 121 lô với tổng diện tích 196.852m2

, đề nghị thành phố cho phép huyện thu hồi và tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất. Tổng số tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến thu đƣợc sau khi trừ đi chi phí đấu giá, đền bù giải phóng mặt bằng 1.136.667,8 triệu đồng, đề nghị UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố xem xét, quyết định để lại cho ngân sách huyện tối thiểu 80%. Huyện sẽ phân bổ cho các xã theo hình thức “cấp lại dự án” theo dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt để tạo nguồn vốn xây dựng NTM.

3.2.6.2 Huy động vốn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, HTX, tư nhân

Huy động vốn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, HTX và tƣ nhân đầu tƣ các dự án công trình giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, xây dựng chợ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Có thể nói nguồn vốn huy động từ nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn đầu tƣ cho cả quá trình. Cần thiết phải huy động nguồn vốn từ nguồn này để thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân, điều đó một mặt sẽ huy động đƣợc một nguồn vốn lớn, mặt khác sẽ tạo động lực để tất cả các tổ chức cá nhân đóng góp và tham gia tích cực hơn trong phong trào xây dựng NTM, đƣa phong trào này đến với đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân. Điều đó sẽ tạo thuận lợi để đƣa các kế hoạch vào thực hiện một cách có hiệu quả.

Để làm tốt đƣợc công tác huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, HTX, tƣ nhân trên địa bàn huyện cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động để tạo niềm tin về sự thành công của mô hình cho các tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, cần kêu gọi sự tham gia đóng góp ý kiến của các cá nhân tổ chức vào các bản kế hoạch, các quyết định liên quan để các tổ chức cá nhân hiểu hơn về chƣơng trình, điều đó sẽ khiến họ yên tâm hơn khi đầu tƣ vốn vào chƣơng trình. Cần tạo cơ chế thông thoáng cho việc đầu tƣ vốn của các tổ chức cá nhân vào chƣơng trình, tạo những điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức hoạt động một cách thuận lợi, đảm bảo cho sự phát triển của các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân.

3.2.6.3 Huy động vốn đầu tư từ cộng đồng

- Tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất cao để các doanh nghiệp, chủ dự án, đang và sẽ đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn tự nguyện hƣởng ứng, hỗ trợ đầu tƣ trực tiếp vào các dự án nhƣ làm đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, các công trình văn hóa; đầu tƣ các công trình cơ sở hạ tầng phụ trợ phục vụ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Việc huy động đóng góp của nhân dân phải kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động bằng tiền với việc đóng góp ngày công lao động tham gia trực tiếp xây dựng. Trên cơ sở tuyên truyền, vận động để ngƣời dân hiểu biết và tự nguyện, có nhận thức đúng đắn về việc đóng góp ngày công lao động là chính.

- Vận động con em địa phƣơng thoát ly cùng tham gia đóng góp để xây dựng quê hƣơng.

- Những việc có khả năng thực hiện xã hội hóa thì cần vận dụng triệt để, đồng thời huy động các doanh nghiệp đầu tƣ vào các dự án, chƣơng trình.

3.2.7 Tổ chức giám sát, sơ kết và bổ sung điều chỉnh đề án xây dựng NTM

Trong quá trình xây dựng NTM luôn phải có sự giám sát thực hiện của các cấp lãnh đạo, cụ thể là thành viên trong Ban chỉ đạo chƣơng trình xây dựng NTM các cấp và cần có sự giám sát của ngƣời dân để các hạng mục công trình đƣợc xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Giao cho mỗi thành viên trong ban chỉ đạo quản lý về một hoặc một nhóm lĩnh vực nhằm thực hiện các tiêu chí đặt ra hàng năm. Theo định kỳ tổ chức những cuộc họp nhằm tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Ghi nhận những nhiệm vụ đã hoàn thành, đề ra phƣơng án để thực hiện những nhiệm vụ còn lại nhằm đạt đƣợc các tiêu chí về NTM một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, do những thay đổi có thể có trong công tác triển khai thực hiện, đề án xây dựng NTM cần phải đƣợc thƣờng xuyên xem xét và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu đặt ra từng thời kì. Trên thực tế có những vấn đề phát sinh mà khi lập đề án ngƣời lập chƣa thể nắm bắt đƣợc hết. Vì vậy việc bổ sung, điều chỉnh là cần thiết để đề án mang tính thiết thực và phù hợp hơn với điều kiện và tình hình thực tế mỗi địa phƣơng. Tích cực vận động và phát huy tính sáng tạo của ngƣời dân để đóng góp bổ sung vào đề án, phát huy tinh thần dân chủ trong mỗi bƣớc thực hiện đề án.

3.3 Một số kiến nghị

- Nhà nƣớc cần có chính sách thỏa đáng tạo điều kiện hỗ trợ huyện Gia Lâm triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM một cách sớm nhất. Trong đó đặc biệt là hỗ trợ về vốn để công tác thực hiện xây dựng cơ bản đƣợc tiến hành đúng tiến độ. Đảng, Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng cần quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với chƣơng trình xây dựng NTM vì đây là một chƣơng trình mới và có sự ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội tại địa phƣơng. Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp cần lập những kế hoạch cụ thể và trình lên cấp trên xét duyệt trƣớc khi đƣa vào thực hiện để tránh tình trạng thực hiện tự phát, manh mún, không theo quy hoạch.

- Cần mở các lớp tập huấn đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của các cán bộ huyện và xã. Đồng thời tuyên truyền vận động nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc xây dựng và giữ gìn làng xã theo tiêu chí NTM.

- Mở các lớp đào tạo dạy nghề nhằm thu hút thanh niên, những ngƣời đang trong độ tuổi lao động tham gia học tập để nâng cao trình độ lao động tại địa phƣơng.

- Khôi phục một số làng nghề truyền thống đã bị mai một, mở rộng những làng nghề truyền thống hiện có để tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho ngƣời dân trong vùng. Các làng nghề truyền thống này vừa sản xuất các mặt hàng để cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu lại vừa có thể trở thành các làng nghề du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc đến thăm quan nghỉ ngơi.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề NTM và một số nét cơ bản về huyện Gia Lâm trong tiến trình xây dựng NTM đã cho thấy những sự thay đổi lớn đối với một vùng nông thôn khi tiến hành xây dựng NTM. Chƣơng trình xây dựng NTM là một chƣơng trình mang lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn nói chung, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một địa phƣơng.

Xây dựng NTM theo hƣớng đô thị hóa sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để vùng đó tiến lên xây dựng và phát triển kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH. Có thể nói, huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng NTM theo hƣớng đô thị hóa, nhờ có điều kiện về cơ sở hạ tầng tƣơng đối đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào với trình độ ngƣời lao động tƣơng đối tốt có thể nhanh chóng tiếp thu và áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất. Nếu biết tận dụng những điểm mạnh, khắc phục những khó khăn thì mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2020 của huyện Gia Lâm là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc.

Để mục tiêu trở thành huyện NTM của Gia Lâm vào năm 2020 trở thành hiện thực thì không phải chỉ cần dựa vào những điều kiện vốn có về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn… mà còn cần dựa vào sự đồng lòng thực hiện của các cấp Chính quyền và nhân dân trong huyện. Đó chính là một điều kiện quan trong để thực hiện các mục tiêu mà chƣơng trình xây dựng NTM đề ra trong những năm tới đây. Chính vì thế, Đảng bộ và Chính quyền cần tích cực tuyên truyền vận động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong huyện, huy động sự đóng góp của ngƣời dân cả về sức ngƣời và sức của.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20... (Chữ ký của giáo viên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20.... (Chữ ký của giáo viên)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm theo các tiêu chí quốc gia về NTM.

2. Bảng phƣơng hƣớng xây dựng NTM huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2020. 3. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tƣớng Chính phủ về việc

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

4. Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội theo hướng đô thị hóa (Trang 74 - 82)