Kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội theo hướng đô thị hóa (Trang 49 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3Kinh tế và tổ chức sản xuất

2.2.3.1 Tiêu chí số 10: thu nhập

Thu nhập của cƣ dân nông thôn Gia Lâm ngày càng đƣợc cải thiện. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá cố định đạt 8,02 triệu đồng/ngƣời/năm. Theo giá thực tế đạt khoảng 12,15 triệu đồng/ngƣời/năm, cao hơn thu nhập của cƣ dân nông thôn toàn thành. Nhƣ vậy thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm của ngƣời dân nông thôn huyện Gia Lâm đạt gấp 1,1 lần so với thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm của ngƣời dân nông thôn toàn thành phố.

So sánh với tiêu chí quốc gia về NTM thì tiêu chí về thu nhập này là chƣa đạt.

2.2.3.2 Tiêu chí số 11: hộ nghèo

Kết quả giảm nghèo trong những năm qua đạt kết quả đáng trân trọng. Năm 2013 theo chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2,95%. Tính trên bình diện toàn huyện đã cơ bản đạt tiêu chí NTM. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo phân bố không đều giữa các xã. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dƣơng Quang.

2.2.3.3 Tiêu chí số 12: cơ cấu lao động

Nguồn lao động tại 20 xã nông thôn năm 2008 là 94.990 ngƣời, năm 2013 là 106.674 ngƣời (tăng 2,96%/năm). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2008 có 87.250 ngƣời, năm 2013 có 101.617 ngƣời. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp nhƣng giảm chậm. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 46,84% năm 2008 xuống còn 44,07% vào năm 2013. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực CN - TTCN và xây dựng tăng từ 30,72% năm 2008 lên 31,75% vào năm 2013. Tỷ trọng lao động trong lĩnh thƣơng mại, dịch vụ tăng từ 22,43% năm 2005 lên 24,17% vào năm 2013.

Chất lƣợng lao động nông thôn huyện Gia Lâm tƣơng đối khá. Năm 2008, tổng số lao động nông thôn đã qua đào tạo là 38.230 ngƣời, chiếm 40,25% tổng số lao động. Năm 2013, số lao động qua đào tạo là 46.814 ngƣời, chiếm 43,85% tổng số lao động. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu đƣợc đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất bất cập trƣớc yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng

hóa và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả.

Bảng 2.10: Cơ cấu và trình độ lao động nông thôn

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2013 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%)

I Lao động trong độ tuổi 94990 106764

II Lao động đang làm việc

87250 91,85 101617 95,18

1 Nông nghiệp 40872 46,84 44787 44,07

2 CN-TTCN và xây dựng 26805 30,72 32266 31,75

3 Thƣơng mại - dịch vụ 19573 22,42 24564 24,18 III Trình độ lao động

1 Đã qua đào tạo 38230 40,25 46814 43,85

2 Chƣa qua đào tạo 56760 59,75 59950 56,15

IV Lao động thiếu việc làm 7740 8,15 5147 4,82

Nguồn: Phòng quản lý đô thị huyện Gia Lâm

2.2.3.4 Tiêu chí số 13: hình thức tổ chức sản xuất

Các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn huyện Gia Lâm khá đa dạng nhƣng hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất khá phổ biến.

Lĩnh vực nông nghiệp: kinh tế hộ đang từng bƣớc phát triển theo hƣớng mở rộng quy mô. Năm 2013 tại 20 xã có 25.480 hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 1,75 lao động. Kinh tế trang trại cũng đang từng bƣớc phát triển. Đến năm 2013, toàn vùng có 188 trang trại, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và thủy sản, các trang trại trồng trọt có ít.

Về kinh tế hợp tác và hợp tác xã: các loại hình kinh tế hợp tác nhƣ các tổ hợp tác chƣa phát triển mạnh. Đến nay toàn vùng có 20 HTX dịch vụ nông nghiệp và mới chỉ có 1 HTX sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, các HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp đều hoạt động có hiệu quả nhƣng hiệu quả chƣa cao.

Lĩnh vực CN - TTCN và xây dựng: tại 20 xã có 200 doanh nghiệp CN - TTCN nhƣng chủ yếu là các doanh nghiệp tƣ nhân quy mô nhỏ. Số HTX trong lĩnh vực CN - TTCN có 10 HTX, trong đó có 7 HTX sản xuất TTCN và 3 HTX dịch vụ phục vụ phát triển các ngành TTCN. Toàn vùng có 6.325 hộ cá thể tham gia các hoạt động công nghiệp, TTCN và xây dựng.

Lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ - du lịch: tại 20 xã có 280 doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ, chủ yếu là các công ty tƣ nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhìn chung, các doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ đều có quy mô nhỏ. Đến năm 2013 toàn vùng có 11 HTX thƣơng mại, dịch vụ. Các HTX thƣơng mại, dịch vụ đều hoạt động có hiệu quả. Số hộ cá thể kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ đến năm 2013 là 5.060 hộ, các hộ kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ đều có thu nhập khá.

Tóm lại, so với tiêu chí NTM thì tiêu chí về hình thức sản xuất ở khu vực nông thôn huyện Gia Lâm đã đạt. Tuy nhiên sự liên kết hợp tác giữa các loại hình tổ chức sản xuất còn chƣa chặt chẽ và hiệu quả.

2.2.4 Về văn hóa - xã hội - môi trường

2.2.4.1 Tiêu chí số 14: giáo dục

Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực đƣợc thành phố và huyện hết sức quan tâm. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tƣ, đến nay hệ thống trƣờng học đã đƣợc xây dựng khá khang trang, trang thiết bị dạy học đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo thì hệ thống trƣờng học cần tiếp tục đƣợc đầu tƣ hoàn thiện cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến nay, tất cả các xã nông thôn huyện Gia Lâm đã đƣợc công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, một số xã đang tiếp cận phổ cập THPT nhƣ Đa Tốn, Yên Viên, Kiêu Kỵ, Dƣơng Xá.

Đội ngũ giáo viên mầm non có 760 ngƣời, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 91,5%. Giáo viên tiểu học có 577 ngƣời, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 95,5%. Giáo viên THCS có 571 ngƣời, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 94,3%.

Đến năm 2013, tỷ lệ học sinh đến tuổi học mầm non đƣợc huy động đến trƣờng đạt 74,1%, tỷ lệ học sinh tiểu học đến tuổi đi học đƣợc huy động đến trƣờng đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học bậc THPT đạt 81,16%.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ các trƣờng đại học đạt 26,1%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề tại các trƣờng đào tạo nghề là 50,1%.

Hiện tại, ở khu vực nông thôn có trên 43% lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chủ yếu đƣợc đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn.

Đối chiếu với tiêu chí NTM thì khu vực nông thôn huyện Gia Lâm đã đạt tiêu chí về giáo dục, đào tạo.

2.2.4.2 Tiêu chí số 15: y tế

Công tác y tế xã đƣợc chú trọng quan tâm. Đến nay 100% số xã đã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác y tế xã. Đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế xã có 127 ngƣời, trong đó có 13 Bác sĩ (bình quân mỗi xã chƣa có đƣợc 1 bác sĩ), 38 y sĩ, 61 kỹ thuật viên, 8 dƣợc sĩ, 7 dƣợc tá. Ngoài ra còn có 96 cơ sở y tế tƣ nhân với 152 ngƣời hành nghề đƣợc cấp phép.

Mạng lƣới y tế dự phòng, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đƣợc chú trọng phát triển. Nhiều chƣơng trình đƣợc triển khai tốt nhƣ tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dƣỡng, phòng chống bƣớu cổ. Đến nay 100% trẻ em trong độ tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng trong độ tuổi đƣợc khống chế ở mức 12,7%. Tỷ lệ sinh tự nhiên 1,228%. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên là 5%.

Khu vực nông thôn hiện có 78.603 ngƣời tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, chiếm 42% dân số.

Đối chiếu với tiêu chí quốc gia về NTM thì khu vực nông thôn huyện Gia Lâm đã đạt tiêu chí về y tế.

2.2.4.3 Tiêu chí số 16: văn hóa

Công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân tham gia xây dựng nếp sống văn mình đƣợc phổ biến sâu rộng dƣới nhiều hình thức. Phong trào văn hóa, thể thao ở các xã ngày càng phát triển và thu đƣợc nhiều thành tựu đáng trân trọng.

Đến năm 2013 có 105/118 thôn (làng) có quy ƣớc văn hóa, 32 thôn (làng) đạt danh hiệu làng văn hóa. Khu vực nông thôn có 35.538 hộ đƣợc công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm 82,5% số hộ.

Các di tích lịch sử, văn hóa từng bƣớc đƣợc đầu tƣ trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các lễ hội truyền thống đƣợc bảo tồn và phát triển. Các hoạt động văn

hóa không ngừng phát triển. Đến năm 2013 trên địa bàn 20 xã nông thôn đã tổ chức đƣợc 553 cuộc thi đấu thể thao gồm 192 trận thi đấu bóng đá, 288 cuộc thi đấu cầu long, 73 cuộc thi đấu cờ tƣớng.

Đối chiếu với tiêu chí quốc gia về NTM thì huyện Gia Lâm đã đạt tiêu chí về văn hóa.

2.2.4.4 Tiêu chí số 17: môi trường

Môi trƣờng nông thôn huyện Gia Lâm có nguy cơ ô nhiễm cao do có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn. Ở một số địa phƣơng tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc đã trở nên bức xúc, do ảnh hƣởng của nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt và khói thải.

Bằng nhiều nguồn vốn đầu tƣ, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, đến cuối năm 2013 đã có 91,83% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 16,7% đƣợc dùng nƣớc sạch.

Theo số liệu điều tra các xã, đến năm 2013, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ y tế là 89,7%. Số hộ có công trình sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 85,6%.

Do sự gia tăng mạnh mẽ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên vấn đề quản lý môi trƣờng gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn để nƣớc thải.

Tại 20 xã có 113 điểm thu gom rác thải nhƣng hầu hết điểm thu gom rác thải đểu chƣa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Công tác quản lý, thu gom xử lý chất thải ở khu vực nông thôn còn bất cập. Đến nay mới có khoảng 60% chất thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định.

Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm hiện có 87 nghĩa trang, đã có 59 nghĩa trang có quy hoạch và có quy chế quản lý, còn 28 nghĩa trang chƣa đƣợc quy hoạch và chƣa có quy chế quản lý hoàn chỉnh.

2.2.4.5 Tiêu chí số 18: hệ thống tổ chức chính trị - xã hội

Thứ nhất, cơ sở vật chất trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã

Nhìn chung, các trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND các xã đều đã đƣợc đầu tƣ xây dựng tƣơng đối khang trang, tuy nhiên một số trụ sở xã còn thiếu phòng làm việc, một số trụ sở xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp.

Trang thiết bị làm việc tại các trụ sở xã tuy đã đƣợc trang bị nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và quản lý xã hội. Các trụ sở xã cần đƣợc đầu tƣ xây dựng nâng cấp trang thiết bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM.

Thứ hai, hệ thống chính trị - xã hội

Về tổ chức Đảng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại 20 xã hiện có 20 Đảng bộ với tổng số 354 chi bộ trực thuộc. Tổng số Đảng viên là 5.473 ngƣời. Hệ thống chính trị ở nông thôn đang từng bƣớc đƣợc củng cố, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội nông thôn.

Năm 2013 có 13/20 Đảng bộ đã đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chiếm 65% tổng số Đảng bộ. Tỷ lệ Đảng viên đạt danh hiệu đủ tƣ cách hoàn thành nhiệm vụ đạt 97,6%.

Về đội ngũ cán bộ xã

Năm 2013, đội ngũ cán bộ cấp xã ở 20 xã có 221 cán bộ trong biên chế công chức, 192 cán bộ chuyên trách, 103 cán bộ hợp đồng. Tỷ lệ cán bộ xã đạt tiểu chuẩn là 90,1%. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ xã cần tiếp tục đƣợc đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dƣỡng kiến thức kinh tế thị trƣờng, kiến thức hội nhập quốc tế, kiến thức về xây dựng NTM và quản lý, giám sát các dự án xây dựng NTM. Các tổ chức chính trị cơ sở

Hiện tại có 19/20 xã có đủ các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị theo quy định (xã Bát Tràng không có hội nông dân)

Mặt trận Tổ quốc ở các xã có tổng số 434 cán bộ. Mặt trận Tổ quốc hàng năm đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Tại 20 xã có 132 chi hội nông dân. Tổng số hội viên Hội nông dân là 29.885 ngƣời. Tỷ lệ chi hội nông dân hoạt động hiệu quả là 92,8%. Hội phụ nữ tại 20 xã có 199 Chi hội với tổng số hội viên là 34.115 ngƣời. Tỷ lệ chi hội hoạt động hiệu quả là 97,3%. Hội cựu chiến binh tại 20 xã có 20 hội với 162 chi hội. Số hội viên hội cựu chiến binh có 5.923 ngƣời. Tỷ lệ chi hội hoạt động có hiệu quả là 97%. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 20 cơ sở Đoàn xã với 4.297 Đoàn viên. Tỷ lệ chi đoàn hoạt động hiệu quả là 62%.

Quy chế dân chủ đƣợc thực hiện rộng rãi. Các tổ chức chính trị xã hội đang từng bƣớc đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động và đóng vai trò quan trọng

trong việc phát động thực hiện các phong trào quần chúng, trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân.

So sánh với tiêu chí quốc gia về NTM thì nông thôn huyện Gia Lâm đã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị.

2.2.4.6 Tiêu chí số 19: an ninh - trật tự xã hội

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn đƣợc giữ vững, 100% số xã có lực lƣợng dân quân tự vệ và lực lƣợng dự bị động viên. Hàng năm các xã đều đã đƣợc thực hiện tốt nhiệm vụ khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Đội ngũ cán bộ an ninh trật tự hoạt động khá hiệu quả. Các vụ việc khiếu kiện kéo dài đã giảm thiểu; tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã hội cơ bản đƣợc kiềm chế. Công tác trấn áp tội phạm đạt kết quả khá. An ninh trật tự trên địa bàn huyện, mối đoàn kết dân tộc, tôn giáo, văn hóa tƣ tƣởng đƣợc giữ vững ổn định.

Năm 2013 tại 20 xã đã xảy ra 153 vụ án dân sự, 254 vụ án hình sự, trong đó đã giải quyết dứt điểm 130 vụ án dân sự và 204 vụ án hình sự.

Công tác giải quyết khiếu kiện đƣợc thực hiện khá tốt. Năm 2013, trên địa bàn huyện có 261 vụ khiếu kiện, đã giải quyết dứt điểm 201 vụ, số vụ tồn đọng chƣa giải quyết là 48 vụ. Số vụ khiếu kiện kéo dài còn 12 vụ.

Đối chiếu với tiêu chí quốc gia về NTM thì khu vực nông thôn huyện Gia Lâm cơ bản đã đạt tiêu chí về an ninh trật tự.

2.3 Đánh giá chung về xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm

Sau hơn 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí mới đƣợc đề ra trong Thông tƣ liên tịch sô 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, huyện Gia Lâm đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Nhờ sự vào cuộc của các

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội theo hướng đô thị hóa (Trang 49 - 82)