Đánh giá chung về xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội theo hướng đô thị hóa (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu của đề tài

2.3Đánh giá chung về xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm

Sau hơn 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí mới đƣợc đề ra trong Thông tƣ liên tịch sô 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, huyện Gia Lâm đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Nhờ sự vào cuộc của các cấp, ngành, huyện Gia Lâm đã hoàn thành toàn bộ việc xây dựng, phê duyệt đề án xây dựng NTM các xã cũng nhƣ toàn bộ Đồ án quy hoạch xây dựng NTM của 20/20 xã. Huyện cũng cơ bản hoàn thành chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch UBND TP giao. Đó là: 3 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí (Thành phố giao 2 xã), 11 xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí (Thành phố giao 11 xã). Huyện đã hƣớng dẫn UBND, BQL Chƣơng trình xây dựng NTM các xã xây dựng kế hoạch chi tiết phân kỳ đầu tƣ thực hiện dự án theo Đề án xây dựng NTM, triển khai công tác dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả kể trên, huyện vẫn còn một số khó khăn nhất định. Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Ban Chỉ đạo Chƣơng trình 02 của

Thành ủy mới đây, ông Phùng Xuân Việt, Trƣởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết, trở ngại đầu tiên là một số tiêu chí khó có khả năng đạt (nhƣ tiêu chí thu nhập, cơ cấu lao động…), cần đƣợc sớm điều chỉnh. Bên cạnh đó, việc giải quyết các thủ tục hành chính trong triển khai các dự án đầu tƣ XDCB, đấu giá đất xen kẹt, các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn rất chậm, khiến địa phƣơng khó triển khai. Đó là chƣa kể khó khăn về nguồn vốn. Gia Lâm hiện có một số dự án nhƣ: Dự án rau an toàn ở xã Văn Đức, dự án đầu tƣ xây dựng khu chăn nuôi, giết mổ xa khu dân cƣ… đã đƣợc phê duyệt từ lâu nhƣng chƣa triển khai đƣợc do vƣớng các thủ tục về tài chính. Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn cũng đang trong tình trạng "đóng băng". Năm 2013, dự kiến tổng thu nguồn vốn từ đấu giá đất của huyện là trên 800 tỷ đồng nhƣng đến cuối tháng 12, huyện chỉ có thể đạt trên 115 tỷ đồng. Ông Dƣơng Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm trăn trở: "Muốn xây dựng NTM phải xây dựng cơ sở vật chất, nhƣng chƣa có kinh phí. Nguồn vốn ngân sách khó khăn, nguồn vốn huy động cũng khó. Việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng không đạt". Năm 2013, huyện phải hủy quyết định đấu giá, thu lại 79 lô đất do dân đấu giá trúng nhƣng không có tiền trả với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng.

Do vậy, để công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra, huyện Gia Lâm đề nghị Thành phố bố trí đủ nguồn vốn theo kế hoạch. Bên cạnh đó, tạo điều kiện về thủ tục trong đấu giá quyền sử dụng đất, triển khai các chính sách hỗ trợ và cho phép huyện điều chỉnh một số dự án thành phần. Những kiến nghị trên đã đƣợc Tổ công tác tiếp thu, giải đáp và báo cáo Ban Chỉ đạo Chƣơng trình 02 để có hƣớng giải quyết kịp thời.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN GIA LÂM

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội theo hướng đô thị hóa (Trang 55 - 57)