Đối với ngân hàng phát hành

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 39 - 42)

+ Ngân hàng đa dạng hóa được sản phẩm dịch vụ.

+ Tăng doanh thu nhờ thu được phí của cả hai bên: phí thu từ chủ thẻ và phí từ đại lý chấp nhận thẻ.

+ Ngân hàng thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

+ Huy động được vốn với số lượng lớn tren tài khoản tiền gửi của chủ thẻ với lãi suất thấp và mở rộng tín dụng thông qua thấu chi hay thẻ tín dụng.

- Đối với ngân hàng thanh toán: có thể gia tăng lợi nhuận từ phần hoa hồng

được hưởng khi làm trung gian thanh toán, có thêm các dịch vụ thanh toán mới để phục vụ khách hàng hiện có.

- Đối với cơ sở chấp nhận thẻ

+ Thu hút nhiều khách hàng sử dụng thẻ

+ Đa dạng hóa hình thức thanh toán sẽ giúp các đơn vị kinh doanh tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc thanh toán.

+ Đặc biệt là khách du lịch quốc tế hiện nay đa số họ dùng thẻ và những người giàu có (chủ thẻ) hay đi siêu thị, nhà hàng, ... Khi đó cơ sở kinh doanh sẽ bán được nhiều hàng khi chấp nhận thẻ.

+ Giảm được nhiều chi phí cho xã hội, thanh toán qua thẻ sẽ giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông.

+ Thanh toán bằng thẻ sẽ đem lại nền văn minh lịch sự trong thanh toán.

+ Hệ thống ngân hàng thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để tài trợ cho nền kinh tế với lãi suất thấp.

CHƯƠNG 3

CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được qui định lại thành những điều kiện gọi là điều kiện thanh toán quốc tế.

Các điều kiện đó là:

- Điều kiện về tiền tệ - Điều kiện về địa điểm - Điều kiện về thời gian

- Điều kiện về thương thức thanh toán

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều khoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.

Trong nghiệp vụ mua bán với các nước, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện thanh toán quốc tế để có thể vận dụng chúng một cách tốt nhất trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm phục tùng các yêu cầu chính sách kinh tế đối ngoại và đạt được các yêu cầu sau đây:

Khi xuất khẩu:

- Đảm bảo chắc chắn thu được đúng, đủ, kịp thời tiền hàng, thu về càng nhanh càng tốt.

- Bảo đảm giữ vững giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ khi có những biến động của tiền tệ xảy ra.

- Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường và phát triển thêm thị trường mới.

Khi nhập khẩu:

- Bảo đảm chắc chắn nhập được hàng đúng số lượng và chất lượng, đúng thời hạn.

- Trong các điều kiện khác không thay đổi thì trả tiền càng chậm càng tốt.

- Góp phần làm cho việc nhập khẩu của ta theo đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân một cách thuận lợi.

3.1. ĐIỀU KIỆN TIỀN TỆ3.1.1. Khái niệm 3.1.1. Khái niệm

Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó, vì vậy trong các hiệp định và hợp đồng đều có qui định điều kiện tiền tệ.

Điều kiện tiền tệ là chỉ việc sử dụng các loại tiền nào đó để tính toán và thanh toán hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời qui định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.

Đồng tiền tính toán là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả và xác định giá trị của hợp đồng mua bán. Nói chung, đồng tiền tính toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu cũng có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu hay đồng tiền của nước thứ ba. Tuy nhiên, người ta thường hay thỏa thuận dùng đồng tiền của nước nào tương đối ổn định để là đồng tiền tính toán nhằm bảo đảm vững chắc giá trị hợp đồng.

Đồng tiền thanh toán là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanh toán nợ nần giữa hai bên. Cũng như đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hay cũng có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba. Thông thường, người xuất khẩu muốn thanh toán bằng ngoại tệ mạnh hay các đồng tiền tự do chuyển đổi. Trái lại, người nhập khẩu muốn thanh toán bằng đồng tiền của mình đang có sẵn, đặc biệt là đồng tiền của chính nước mình để có thể nâng cao địa vị đồng tiền của nước mình, tiết kiệm ngoại tệ và tránh rủi ro do ngoại tệ biện động.

Vì mục tiêu của hai bên mua bán không giống nhau nên hai bên cần thỏa thuận, thống nhất lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Việc lựa chọn này tùy thuộc vào :

- So sánh ưu thế của 2 bên;

- Vai trò và vị trí của đồng tiền được chọn lựa trên thị trường quốc tế; - Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế;

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w