đến năm 2030.
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Nam Định đến năm 2020, kế hoạch đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bƣớc phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, trọng tâm là Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Tập trung đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống đô thị tƣơng đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đƣợc chú trọng phát triển; mức sống ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; môi trƣờng đƣợc bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020, Nam Định có trình độ phát triển ở mức trung bình khá và đến năm 2030 đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng.
Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2011-2020 khoảng 13,3%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 13,5%/năm; thời kỳ 2021-2030 khoảng 12,7%/năm.
- Đến năm 2015: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tƣơng ứng là 26,0%, 39,5% và 34,5%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 39-40 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 17%/năm; giá trị xuất khẩu tăng khoảng 11%/năm.
- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tƣơng ứng là 13,0%, 45,7% và 41,3%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 86 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 15%/năm; giá trị xuất khẩu tăng khoảng 15%/năm.
- Định hƣớng đến năm 2030: Tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm xuống dƣới 10%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 90% trong cơ cấu kinh tế.
b) Về xã hội:
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1-2%/năm; giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15- 0,2%/năm; mỗi năm giải quyết đƣợc 30-40 nghìn lƣợt lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị và ổn định ở mức 3%-4%.
- Đến năm 2015: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,92%/năm, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn khoảng 13%; đạt bình quân 21,3 giƣờng bệnh/vạn dân, 7 bác sĩ/vạn dân; trên 60% lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25%; giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 52%; 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Đến năm 2020: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,9%/năm, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng dƣới 10%, bình quân 25,5 giƣờng/vạn dân và 9 bác sĩ/vạn dân; trên 75% lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35%; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 35%; trên 80% trƣờng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
c) Về bảo vệ môi trƣờng
- Đảm bảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; trên 95% chất thải rắn đƣợc thu gom; trên 90% chất thải nguy hại đƣợc xử lý; mỗi xã có ít nhất 1 bãi chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.
- Đến năm 2015 có 95% dân số nông thôn đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 100% vào năm 2020.
d) Về bảo đảm an ninh quốc phòng
Xây dựng quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bƣớc chuyển biến mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA đến năm 2020, kế hoạch đến năm 2030.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên, Tỉnh đã đề ra định hƣớng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo hƣớng sau:
Bên cạnh việc sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo, Tỉnh cần phải tính tới sử dụng một phần vốn ODA và vốn vay ƣu đãi, bao gồm vốn IBRD để đầu tƣ phát triển sản
cơ cấu kinh tế ở các vùng trong địa bàn tỉnh. Vì Việt Nam đã bƣớc vào hàng ngũ các nƣớc có thu nhập trung bình. Nguồn viện trợ sẽ giảm dần về số lƣợng và mức độ ƣu đãi trong thời gian tới. Các khoản vốn vay ƣu đãi (IDA) có lãi suất thấp nhất sẽ ít đi và tỷ trọng nguồn vốn tín dụng có lãi suất thấp cho các nƣớc đang phát triển (IBRD) sẽ tăng lên (lãi suất IBRD cao hơn IDA).
Đồng thời, ƣu tiên sử dụng nguồn v ốn ODA và vốn vay ƣu đãi khác của các nhà tài trợ cho các chƣơng trình, dự án đầu tƣ công quan trọng khó có khả năng thu hút đầu tƣ của khu vực tƣ nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thƣơng mại. Sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi nhƣ nguồn vốn bổ trợ nhằm khuyến khích khu vực tƣ nhân đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình và phƣơng thức khác nhau, trong đó có hợp tác công - tƣ (PPP).
Đặc biệt, ƣu tiên phát triển các tuyến đƣờng cao tốc, ƣu tiên phát triển hệ thống đƣờng bộ ở những vùng có dung lƣợng hàng hóa lớn, kết nối với các địa phƣơng, vùng miền với khu vực và quốc tế, tạo ra tác động lan tỏa mạnh, thúc đẩy tăng trƣởng của Tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
Bên cạnh đó, ƣu tiên vốn phát triển nhanh hệ thống nguồn điện, lƣới điện truyền tải và phân phối đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng. Phát triển đồng bộ và từng bƣớc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, các công trình phòng chống thiên tai và hiện đại hóa hệ thống thông tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển và giảm nhẹ thiên tai.
Vốn ODA sẽ ƣu tiên tập trung phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa... phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. ODA cũng sẽ tập trung hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những hoạt động nhƣ quy hoạch xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, giảm nghèo bền vững.
Vốn ODA có thể đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và quản lý hiện đại, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của một số loại sản phẩm và hàng hóa trên một số lĩnh vực mà Tỉnh có tiềm năng và lợi thế tạo cơ sở cho sự tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế... Thông
qua hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ các nguồn vốn này sẽ hỗ trợ tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
Theo đó, Tỉnh Nam Định định hƣớng thu hút các lĩnh vực đầu tƣ trong thời gian tới với danh mục kêu gọi đầu tƣ ( xem Phụ lục 1).