Trong giai đoạn từ năm 2010-2012, trên địa bàn tỉnh có tất cả 14 dự án, chỉ có 02 dự án là Dự án nâng cấp đô thị Nam Định (WB tài trợ) do UBND Thành phố làm Chủ đầu tƣ và Dự án nƣớc sạch VSNT đồng bằng sông Hồng có báo cáo đúng thời hạn và đúng biểu mẫu.
Trong năm 2013, trên địa bàn Tỉnh Nam Định có 5 dự án, chỉ có Dự án nâng cấp đô thị Nam Định (WB tài trợ) do UBND Thành phố làm Chủ đầu tƣ có báo cáo đúng thời hạn và đúng biểu mẫu.
Do các đơn vị quản lý dự án không thực hiện chế độ báo cáo đúng tiến độ và mẫu thực hiện nên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp tình hình thực hiện và đặc biệt là không thể xếp hạng dự án.
Hầu hết các báo cáo đều không thực hiện đúng biểu mẫu hoặc không nộp báo cáo đúng thời gian quy định, thậm chí không nộp báo cáo hay có nộp thì mức độ đầy đủ thông tin cũng không đƣợc thực hiện tốt. Do đó, các cơ quan chủ quản vi phạm chế độ báo cáo ODA phải có văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân vi phạm chế độ báo cáo và có kế hoạch khắc phục ngay nếu không sẽ thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những đơn vị vi phạm.
2.3.2.5. Kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Tỉnh Nam Định
a) Kết quả đạt được
Nguồn vốn ODA đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Nam Định trong những năm vừa qua. ODA tác động tích cực trực tiếp mang lại những bƣớc tiến đáng kể cho Tỉnh:
ODA góp một phần không nhỏ trong sự tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh: GDP/ngƣời không ngừng tăng trong những năm qua, tốc độ tăng GDP/ngƣời trong những năm gần đây luôn đạt trên 10%, năm 2013 đạt 12%. Với kết quả này Nam Định đang từng bƣớc cố gắng để trở thành trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Năm 2013, ODA góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh xuống còn 5,33% so với tỷ lệ 7,6% của cả nƣớc giúp cho Nam Định trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của cả nƣớc.
Về lĩnh vực môi trƣờng và cấp nƣớc sạch: Đến hết năm 2013, tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91,52%, trong đó 63,79% sử dụng nƣớc sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế; tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 73,27%; về vệ sinh công cộng, tỷ lệ công trình công cộng (trƣờng học và trạm y tế xã) có công trình cấp nƣớc và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%; các công trình cấp nƣớc sau khi đƣa vào khai thác sử dụng hoạt động tƣơng đối hiệu quả, các mô hình tổ chức quản lý nhìn chung đáp ứng đƣợc yêu cầu, chất lƣợng nƣớc ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lƣợng và điều kiện sống của ngƣời dân khu vực nông thôn.
Hệ thống y tế đƣợc xây dựng từng bƣớc hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến y tế cơ sở đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của ngƣời dân trong Tỉnh về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe.
Về giáo dục: Nâng cao cơ sở vật chất cho các trƣờng học và trình độ giáo viên theo chuẩn quốc gia, các hình thức đào tạo đƣợc đa dạng hóa để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của mọi ngƣời dân trong Tỉnh giúp cho ngành giáo dục của Tỉnh luôn dẫn đầu cả nƣớc trong những năm qua.
Nguồn vốn ODA giúp Tỉnh xây dựng đƣợc một hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý, hoàn chỉnh tạo điều kiện thu hút đƣợc các dự án FDI trong những năm qua: Ở các KCN của tỉnh , tính đến quý III -2013 đã có 156 dƣ̣ án đầu tƣ thƣ́ cấp với số vốn đăng ký là 6.830 tỷ đồng và 224,7 triệu USD, trong đó có 135 dƣ̣ án đầu tƣ trong nƣớc, 21 dƣ̣ án đầu tƣ nƣớc ngoài c ủa các nhà đầu tƣ đến tƣ̀ Hàn Quốc , Nhật Bản, Hồng Kông , Trung Quốc giúp giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động trong nƣớc với mƣ́c thu nhập hằng tháng đạt tƣ̀ 3,2 đến 3,7 triệu đồng/ngƣời và 190 lao động nƣớc ngoài , gián tiếp tạo việc làm cho 7.000 lao động ở các làng nghề nông thôn trong tỉnh. Từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho ngƣời dân trong Tỉnh.
Nhìn chung, nguồn vốn ODA đã mang lại những thành quả sau đây cho Tỉnh Nam Đinh:
- Nguồn vốn ODA đã góp phần trực tiếp trong việc cải thiện cơ bản cơ sở hạ tầng kinh tế, trƣớc hết là hệ thống giao thông vận tải và hệ thống cấp thoát nƣớc của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập và điều kiện sống của ngƣời dân trong Tỉnh, tạo động lực môi trƣờng thuận lợi, khơi dậy nguồn vốn của các doanh nghiệp trong Tỉnh và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng.
- Nguồn vốn ODA là một nguồn hỗ trợ quan trọng trong việc phát triển hạ tầng xã hội của Tỉnh ( giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng...) và nâng cao năng lực của ngƣời dân và hỗ trợ ngân sách nhà nƣớc, nhiều chƣơng trình quốc gia đƣợc thực hiện, hiệu quả và uy tín của các định chế tài chính trong nƣớc đƣợc cải thiện, tăng cƣờng năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật và cải cách hành chính đã góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện dự án ODA trong Tỉnh đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp tiến độ và có hiệu quả. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét thông qua Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định (Hộp 1)
Hộp 1: Nâng cao năng lực tuyên truyền và quản lý các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn WB. (Nguồn: baonamdinh.com.vn)
Dự án Nâng cấp đô thị là dự án lớn nhất từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB) đƣợc thực hiện tại tỉnh ta trong thời gian 10 năm (2004-2014) với số tiền 37,1 triệu USD (tại thời điểm ký kết Hiệp định) và 1,03 triệu USD của Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua WB. Đến nay, dự án đang tiếp tục đƣợc thực hiện, đáp ứng mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án, thời gian qua, Ban Quản lý dự án (BQLDA) đã tập trung xây dựng và nâng cao năng lực quản lý của các bên tham gia dự án. Đội ngũ cán bộ BQLDA, các phƣờng, các đoàn thể, Ban giám sát cộng đồng, các nhà thầu, đơn vị tƣ vấn giám sát, các phòng, ban của thành phố đƣợc tham gia các khoá đào tạo, tập huấn các nghiệp vụ quản lý dự án, đấu thầu, quản lý tài chính, tài chính kế toán, sử dụng các phần mềm kế toán, giám sát và đánh giá...; các kỹ năng tuyên truyền, lập kế hoạch, giám sát thi công, giám sát môi trƣờng, vận hành và quản lý các công trình sau nâng cấp… Ngoài ra, BQLDA và Hội LHPN thành phố cũng đƣợc hỗ trợ kỹ thuật gia tăng năng lực để quản lý hiệu quả dự án và Quỹ
quay vòng vốn. Đến nay, BQLDA đã đầu tƣ 9 gói thiết bị dành cho công tác xây dựng năng lực đƣợc triển khai từ năm 2004 với tổng mức đầu tƣ 4 tỷ 600 triệu đồng, bao gồm 1 gói thiết bị phục vụ quản lý về tài chính cho Ban quản lý Quỹ quay vòng vốn của Hội Phụ nữ; các gói thiết bị văn phòng cho các cơ quan chuyên môn, UBND các phƣờng, xã của thành phố. Bên cạnh đó, BQLDA cũng triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan. Đến nay, BQLDA đã tổ chức 175 buổi họp tuyên truyền trực tiếp về dự án với 116 nghìn ngƣời tham gia; tổ chức 328 buổi phát thanh tuyên truyền gián tiếp cho 235 nghìn đối tƣợng, phát hơn 900 tờ rơi với nội dung tập trung về nâng cao nhận thức hiểu biết của ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là những đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ dự án. BQLDA cũng triển khai 5 khoá đào tạo tin học, tiếng Anh cho cán bộ BQLDA và các cộng tác viên ở các phƣờng. Để phát huy hiệu quả dự án, trong chƣơng trình truyền thông từ giai đoạn I (2004-2009), BQLDA đã tổ chức 7 khoá đào tạo cho chính quyền địa phƣơng và cộng đồng các kỹ năng, nghiệp vụ lập kế hoạch, kỹ năng truyền thông, thực hiện tái định cƣ, quản lý môi trƣờng, công tác giám sát thi công, chƣơng trình quay vòng vốn của Hội Phụ nữ; 2 khoá đào tạo cho 346 lƣợt ngƣời của các Cty công ích và phòng, ban liên quan; 7 khoá đào tạo cho 373 lƣợt ngƣời của chính quyền địa phƣơng và cộng đồng về vận hành, bảo dƣỡng công trình. Giai đoạn II (từ năm 2009 đến nay), BQLDA tiếp tục tổ chức 2 khoá đào tạo 375 lƣợt ngƣời tham dự về vận hành bảo dƣỡng công trình, 400 cuộc họp cộng đồng tập trung nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trƣờng, 7 khoá đào tạo nghiệp vụ trong đầu tƣ xây dựng trong các lĩnh vực: Quản lý dự án, định giá xây dựng, đấu thầu mua sắm, giám sát thi công, đánh giá dự án đầu tƣ cho các đơn vị liên quan. Nhờ đƣợc vận động, tuyên truyền và tham gia chƣơng trình xây dựng năng lực, đã tạo dựng đƣợc thói quen, thay đổi hành vi giữ gìn vệ sinh môi trƣờng và bảo vệ các công trình hạ tầng trong cộng đồng, hƣớng tới xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững. Đã có 16 sáng kiến bảo vệ môi trƣờng đƣợc tài trợ thực hiện theo các chủ đề: vệ sinh môi trƣờng, quản lý rác thải; vận hành bảo dƣỡng các công trình cơ sở hạ tầng cấp III, vệ sinh cá nhân và vệ sinh trƣờng học, cây xanh làm đẹp không gian. Đến nay, BQLDA Thành phố Nam Định có đủ khả năng đảm nhận quản lý và thực hiện những dự án ODA đa ngành phức tạp. Qua tham gia Dự án Nâng cấp đô thị, Hội
nhà ở hay bất kỳ quỹ tín dụng nào với quy mô tƣơng tự một cách chuyên nghiệp. Với sự trợ giúp về trang thiết bị văn phòng chuyên dụng và phần mềm tin học quản lý hồ sơ nhà đất, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và Văn phòng Đăng ký và thông tin nhà đất có đủ khả năng quản lý hệ thống hồ sơ nhà đất một cách khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm, lƣu trữ, xử lý thông tin liên quan đến nhà đất và giảm thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 55 ngày xuống còn 20 ngày. Ban giám sát cộng đồng đƣợc thành lập tại cấp phƣờng. Mỗi phƣờng có một ban giám sát cộng đồng gồm từ 5 đến 9 ngƣời là những đại diện của khu vực, của tổ dân phố do nhân dân trong khu vực bầu ra để tham gia giám sát công tác nâng cấp, tham gia nghiệm thu kỹ thuật từng giai đoạn thi công. Tiến độ hoàn thành các hạng mục đều vƣợt cam kết từ 3 đến 6 tháng, góp phần tiết kiệm đƣợc chi phí dự phòng trƣợt giá. Đến nay, đã có 3 phƣờng (Vỵ Xuyên, Trần Tế Xƣơng, Nguyễn Du) xây dựng đƣợc quy chế quản lý, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật và quy ƣớc sử dụng thiết chế nhà văn hoá. Các phƣờng khác đang triển khai họp dân để thống nhất xây dựng quy chế, quy ƣớc lập kế hoạch vận hành và bảo dƣỡng, đồng thời xây dựng kế hoạch huy động đóng góp ngân sách để mọi ngƣời cùng tham gia và tổ chức thực hiện.
Với những kết quả trên, Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định do WB tài trợ đã góp phần giúp tỉnh ta thực hiện nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống, nhất là hạ tầng kỹ thuật các khu dân cƣ thu nhập thấp và nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, từng bƣớc xây dựng Thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
- Công tác quản lý nhà nƣớc về ODA đối với Việt Nam nói chung và Tỉnh Nam Định nói riêng hiện đã đi vào nề nếp trên cơ sở văn bản pháp quy ngày càng đồng bộ, các thủ tục đƣợc hài hòa giữa Việt Nam và Nhà tài trợ.
b) Những khó khăn, hạn chế
Những khó khăn chung
Nhận thức chƣa đúng và đầy đủ về vai trò và bản chất của nguồn vốn ODA: Vẫn còn tƣ tƣởng xem nguồn vốn ODA không hoàn lại là nguồn tài trợ cho không và vốn vay ODA do Chính phủ trả, chính việc này dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn ODA kém hiệu quả làm cho thời gian của dự án kéo dài, tình hình giải ngân cho các dự án chậm….
Chất lƣợng của chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch dài hạn của Tỉnh, chƣơng trình đầu tƣ công còn hạn chế, thiếu chiến lƣợc trả nợ vay nƣớc ngoài.
Việc thực hiện các văn bản pháp quy thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn vốn ODA và làm giảm hiệu quả đầu tƣ cho lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Quy trình và thủ tục ODA còn nhiều phức tạp, rƣờm rà, thiếu minh bạch. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan liên quan chƣa rõ ràng còn chồng chéo.
Năng lực của Ban quản lý dự án còn yếu, bất cập so với yêu cầu tổ chức và quản lý quá trình thực hiện các dự án ODA. Cách thức tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án hiện nay nặng về theo dõi dự án hơn là chủ động triển khai các nội dung nhằm thực hiện mục tiêu của dự án, quy chế về hoạt động của từng Ban quản lý và mối quan hệ với các cơ quan chức năng ở địa phƣơng và trung ƣơng chƣa xác định rõ ràng chức năng, nội dung công việc phải làm của từng chức danh trong bộ máy Ban quản lý dự án.
Trong thu hút vốn ODA
Diễn biến nền kinh tế toàn cầu hiện nay có những tác động xấu đến nguồn vốn ODA mà các Nhà tài trợ dành cho các nƣớc nghèo.Các nƣớc phát triển cho xu hƣớng cắt giảm viện trợ cho các đang và chậm phát triển, mặt khác các nƣớc phát triển cũng thay đổi chiến lƣợc viện trợ quốc tế là giảm viện trợ ODA.
Sử dụng ODA nhƣ một hình thức ràng buộc ngày càng chặt sự phụ thuộc kinh tế và chính trị của các nƣớc nghèo vào các nƣớc giàu có.
Cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong khi Việt Nam chƣa có nhiều kinh nghiệm, thiếu cơ chế chính sách phù hợp trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Các dự án triển khai có tốc độ giải ngân chậm, ảnh hƣởng đến các khoản cam kết cho vay tiếp theo và hiệu quả đồng vốn đầu tƣ cho dự án.
Quá trình lập kế hoạch để tìm nguồn vốn ODA còn thiếu chi tiết, thiếu tính thuyết phục, chƣa phối hợp đa ngành nên mức độ huy động vốn chƣa đạt đƣợc yêu cầu. Khâu hình thành và lựa chọn dự án còn mang tính chất tự phát, xuất phát từ nhu cầu riêng của Bộ, Ngành, Địa phƣơng và theo sự gợi ý của Nhà tài trợ, thiếu sự
Địa phƣơng, quy hoạch vùng kế hoạch chƣa đồng bộ…. Những việc này đã khiến cho nguồn vốn ODA trở nên thu hẹp, cục bộ, không kết nối đƣợc các dự án với nhau một cách đồng bộ, chất lƣợng huy động của nhiều dự án chƣa cao, dẫn đến lãng phí nguồn vốn ODA.
Chƣa phát huy đầy đủ vai trò làm chủ trong huy động ODA, đặc biệt trong khâu chuẩn bị và thiết kế chƣơng trình cho dự án.
Trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Công tác sử dụng nguồn vốn ODA chƣa đƣợc coi trọng đúng mức và chƣa phát huy đƣợc vai trò định hƣớng đối với các Nhà tài trợ và các cơ quan của tỉnh.
Bên cạnh đó công tác điều hành không nhất quán, chƣa xuyên suốt quá trình, giai đoạn phát triển mà thƣờng bị ngắt quãng, điều này đã dẫn đến sự phá vỡ quy