Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở tỉnh nam định thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 62)

- Phối hợp cùng các ngành các cấp xây dựng và tham mƣu cho UBND Tỉnh giao kế hoạch hằng năm đúng tiến độ, có chất lƣợng tốt.

- Hƣớng dẫn các cấp các ngành xây dựng và điều chỉnh Quy hoạch và hoàn thành xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020.

- Tổ chức tốt việc xây dựng và đề xuất với Tỉnh các cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Chủ động đề xuất và tham mƣu cho Tỉnh các giải pháp tích cực, hiệu quả để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm.

- Chủ động tham mƣu cho Tỉnh tạo nguồn lực để đầu tƣ phát triển, đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn trọng điểm để hoàn thành và đƣa vào sử dụng.

- Chỉ đạo thực hiện tốt pháp luật về Doanh nghiệp và đầu tƣ. Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ trên địa bàn Tỉnh.

- Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” thành đợt chính trị sâu rộng trong đảng bộ và cơ quan, việc học tập đƣợc liên hệ với tƣ tƣởng, đạo đức và công tác của Đảng bộ, cơ quan và từng cán bộ đảng viên.

- Đảng ủy và Ban giám đốc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo bổ sung sửa đổi và ban hành quy chế làm việc cho nhiệm kỳ mới một cách cụ thể đầy đủ sát thực tế hơn.

- Làm tốt công tác kiểm tra giám sát.

- Đảng ủy và Ban giám đốc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tốt, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, bộ phận “Một cửa” đi vào hoạt động có nề nếp. Từng bƣớc hoàn thiện cơ sở vật chất của cơ quan, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên cơ quan.

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Nam Định

BAN GIÁM ĐỐC

Tổ chức hành

chính Thanh tra

Thẩm định

đầu tƣ Tổng hợp Đăng ký kinh doanh

Lao động - Văn xã Công nghiệp - Cơ sở hạ tầng Nông nghiệp-Phát triển nông Kinh tế dịch vụ- Đối ngoại

2.1.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý các dự án ODA của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Nam Định là cơ quan chủ yếu đảm đƣơng công tác quản lý về ODA trong việc thu hút và sử dụng ở địa bàn Tỉnh Nam Định. Vì ODA là một nguồn vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội mà đặc biệt là một Tỉnh có nền “kinh tế buồn” nhƣ Nam Định. Do đó, vai trò quản lý thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Nam Định cần đƣợc chú trọng và đẩy mạnh.

Vì cả ODA vốn vay và ODA không hoàn lại đều là các khoản vay trƣớc trả sau bằng vật chất hoặc bằng trách nhiệm và Nhà nƣớc là ngƣời chịu trách nhiệm trả nợ cũng nhƣ hiệu quả về kinh tế và chính trị cuối cùng. Do đó, quản lý Nhà nƣớc về ODA vừa là yếu tố mang tính chủ quan vừa là đòi hỏi của thực tế khách quan nhất là trong điều kiện khi còn tình trạng tham nhũng và thất thoát lớn trong sử dụng ODA hiện nay.

ODA không phải là nguồn vốn cho không, do đó cần phải quản lý các dự án ODA nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, giảm gánh nợ cho Nhà nƣớc. Nguồn vốn ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với Tỉnh Nam Định nói riêng và cả nƣớc nói chung trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm quản lý trong khâu chiến lƣợc, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chƣa hợp lý, khả năng đàm phán thuyết phục các nhà tài trợ chƣa cao, khả năng khảo sát, xây dựng dự án khả thi và tiền khả thi còn kém nên xảy ra hiện tƣợng theo dự án thì đem lại hiệu quả cao nhƣng khi đầu tƣ, sử dụng vốn thì rơi vào tình trạng thua lỗ.

Do vậy, nếu vốn ODA sử dụng và thu hút ở Tỉnh không hiệu quả thì không những không khai thác đƣợc những ƣu đãi, những mặt tích cực của vốn ODA phục vụ cho kế hoạch tăng trƣởng, phát triển kinh tế mà còn đẩy Nam Định cũng nhƣ cả nƣớc vào tình trạng nợ nần tăng thêm.

Thực tế chỉ rõ chỉ khi nào đạt đƣợc sự thống nhất trong mối quan hệ giữa các bên liên quan thì mới thu đƣợc hiệu quả cao. Do đó, cần phải thống nhất ý chí, quan điểm giữa các bên trong quá trình thu hút, giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA thì nguồn vốn này mới đƣợc sử dụng hiệu quả và đúng mục tiêu đề ra..

Chính vì vậy, vấn đề quản lý các dự án ODA đƣợc đặt ra mang tính khách quan và cần tổ chức thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng vốn ODA phục vụ quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế của Tỉnh. Nếu công tác quản lý các dự án ODA tại Sở Kế hoạch Đầu tƣ Nam Định đƣợc thực hiện tốt thì đây là sẽ là một nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào quá trình tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế trong Tỉnh đƣa nền kinh tế Tỉnh thoát khỏi tình trạng trị trệ hiện nay.

2.2. Giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Nam Định.

Kinh tế: Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lƣơng thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có nền sản xuất công nghiệp phát triển tƣơng đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nƣớc. Trong năm 2013, tổng sản phẩm GDP tăng 12%, GDP bình quân/ngƣời/năm ƣớc đạt 24,3 triệu đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,8%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,5%, dịch vụ tăng 11,5%, thu ngân sách đạt 2.255 tỷ đồng.... Trong khi đó, năm 2012: Tổng sản phẩm GDP tăng 11,7%, GDP bình quân/ngƣời/năm ƣớc đạt 20,7 triệu đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 22%, dịch vụ tăng 11%, thu ngân sách đạt 1.900 tỷ đồng. Nền kinh tế Tỉnh Nam Định đang từng bƣớc tăng trƣởng theo hƣớng tích cực.

Hệ thống giao thông đa dạng và thuận lợi:

Đƣờng bộ: Quốc lộ 21 từ Hoà Bình qua Phủ Lý tới thành phố Nam Định rồi đi cảng Hải Thịnh (đoạn qua Nam Định dài 75 km). Quốc lộ 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34 km). Tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi Ý Yên dài 20 km. Tỉnh lộ 57 từ Cát Đằng đi Yên Thọ (Ý Yên) dài 17 km. Tỉnh lộ 55 từ Nam Định đi nông trƣờng Rạng Đông dài 51 km. Đƣờng 56 liên tỉnh từ Bình Lục (Hà Nam) đi Gôi (Vụ Bản), qua Liễu Đề (Nghĩa Hƣng), Yên Định (Hải Hậu) đến Ngô Đồng (Giao Thuỷ) dài 70 km.

Đƣờng sắt: Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua Nam Định dài 42km, với các ga: ga Nam Định là điểm dừng chân của các đoàn tàu tốc hành chạy suốt Bắc Nam, ga Cầu Họ, ga Đặng Xá, ga Trình Xuyên, ga Gôi, ga Cát Đằng.

Đƣờng thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ.

Văn hóa – xã hội: Nam Định là một Tỉnh đi đầu cả nƣớc về chất lƣợng giáo dục, đào tạo, có nền văn hóa hiếu học lâu đời, ngƣời dân văn minh, lịch sự. Nam Định còn có hệ thống cơ sở y tế tiên tiến đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân. Các vấn đề xã hội tƣơng đối ổn định. Tập tục văn hóa phong phú, đa dạng, lâu đời.

Nhìn chung trong xu hƣớng cho vay ƣu đãi ngày càng tăng, đầu tƣ cho không ngày càng giảm thì với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chiếm ƣu thế nhƣ trên, Nam Định sẽ có nhiều cơ hội hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tƣ phát triển ODA nếu có những chiến lƣợc, kế hoạch thu hút ODA hợp lí.

2.3. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Tỉnh Nam Định.

2.3.1. Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Tỉnh Nam Định trong thời kỳ 1993-2013. Tỉnh Nam Định trong thời kỳ 1993-2013.

Đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, Bộ KHĐT, các Bộ, ngành Trung ƣơng, Tỉnh Nam Định đã và đang tiếp nhận các dự án đầu tƣ từ các nhà tài trợ nhƣ WB, ADB, JBIC, JICA, Chính phủ Hà Lan, Chính phủ Pháp, Chính phủ Thụy Sĩ, Chính phủ Tây Ban Nha, Chính phủ Lucxembourg. Trong đó, WB là nhà tài trợ nguồn vốn ODA cho địa phƣơng lớn nhất, chiếm 50% tổng số vốn địa phƣơng đã tiếp nhận trong 20 năm. Các dự án ODA tập trung ở một số lĩnh vực nhƣ nâng cấp đô thị, y tế, hệ thống cấp nƣớc, xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng, giao thông nông thôn. Các dự án ODA đã đƣợc triển khai một cách có hiệu quả, đóng góp một cách thiết thực cho việc khôi phục, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Tỉnh Nam Định.

Dự án ODA đầu tiên Tỉnh Nam Định tiếp nhận là Dự án nâng cấp, cải tạo Nhà máy nƣớc Nam Định do Chính phủ Pháp tài trợ từ năm 1993-1998, vốn không hoàn lại 25,6 triệu Franc, vốn đối ứng 22,4 tỷ VNĐ.

Bảng 2.1: Danh sách các nhà tài trợ và lĩnh vực đƣợc hỗ trợ vốn ODA thời kỳ 1993-2013.

Tên nhà tài trợ Lĩnh vực đƣợc hỗ trợ vốn ODA Thời gian 1. Pháp Nâng cấp cải tạo nhà máy nƣớc Nam Định (pha 1) 1993-1995

Nâng cấp cải tạo nhà máy nƣớc Nam Định (pha 2) 1994-1998 Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nƣớc TPNĐ (pha 3) 1999-2007

Nhà máy xử lý rác thải TPNĐ 1999-2005

2. ADB Nâng cấp, sửa chữa tuyến 1 đê biển huyện Hải Hậu 2007-2009 Nâng cấp, sửa chữa tuyến 1 đê biển huyện Giao

Thủy

2007-2009

Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Sò huyện Hải Hậu 2007-2009 Nâng cấp hệ thống tiêu huyện Hải Hậu 2007-2009

Hỗ trợ hệ thống y tế dự phòng 2006-2013

3. Thụy Sĩ Sản xuất gạch bền vững (pha 1) 2005-2007 Quản lý chất thải nguy hại (pha 1) 2003-2007 Quản lý chất thải nguy hại (pha 2) 2007-2009 Phát triển đô thị Nam Định (pha1) 1997-2000 Phát triển đô thị Nam Định (pha2) 2000-2003 Phát triển đô thị Nam Định (pha3) 2003-2007 Phát triển kinh tế tƣ nhân SDC – GTZ 2007-2008 4. WB Giao thông nông thôn 2 WB2 (Chƣơng trình năm

1,2,3,4 và 4 mở rộng)

2000-2006

Giao thông nông thôn WB3 2006-2011

Nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu dân cƣ thu nhập thấp TPNĐ

2004-2014

Giao thông nông thôn WB3 2011-2013

Cấp nƣớc sạch và VSNT đồng bằng sông Hồng 2005-2013 Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc

Bộ (WB6)

2012-2013

Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lƣu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy

5. Lucxemboug h

Cấp nƣớc VIE/012 2002-2006

6. JBIC Nâng cấp, mở rộng đƣờng 55 – tỉnh lộ 490 1995-2000

Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 2000-2002

Nâng cấp, cải tạo đƣờng 56 (486B) đoạn Gôi – Đống Cao

2001

Nâng cấp tỉnh lộ 489 Xuân Trƣờng 2002-2007 Đƣờng Tây sông Múc huyện Hải Hậu (giai đoạn 1) 2001-2003 Đƣờng Tây sông Múc huyện Hải Hậu (giai đoạn 2) 2006-2008 7. Tây Ban Nha Đầu tƣ trang thiết bị bệnh viện Đa khoa trung tâm

tỉnh

2001-2007

8. Hà Lan Quản lý tổng hợp giải ven bờ 2000-2003

9. JICA Bệnh viện phụ sản tỉnh Nam Định 2012-2016

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia

2011-2015

10.Kuwait Dự án biến đổi khí hậu 2011-2015

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Nam Định

Bảng 2.2: Nguồn vốn ODA tiếp nhận và thực hiện thời kỳ 1993-2013

Đơn vị: USD Giai đoạn ODA ký kết theo hiệp định ODA giải ngân

Tổng số vốn ODA Trong đó Tổng số vốn ODA Trong đó Viện trợ không hoàn lại Vốn vay Viện trợ không hoàn lại Vốn vay 1993-1995 15.170.300 15.170.300 - 14.441.785 14.441.785 - 1996-2000 24.845.930 13.010.450 11.835.480 23.603.634 12.359.928 11.243.706 2001-2005 112.224.330 67.362.278 44.882.052 106.632.114 63.994.164 42.637.949 2006-2010 168.616.232 49.362.278 119.553.540 160.185.420 46.609.557 113.575.863 2011-2013 151.972.311 20.704.914 131.267.397 144.373.695 19.669.668 124.704.027 Tổng số 472.849.103 165.310.634 307.538.469 449.206.648 157.045.102 292.161.546

2.3.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Tỉnh Nam Định.

2.3.2.1. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

 Giai đoạn từ 2010-1012

Năm 2010, trên địa bàn Tỉnh Nam Định có 14 dự án (trong đó Tỉnh trực tiếp quản lý 5 dự án; các Bộ, ngành Trung ƣơng quản lý 9 dự án) đang đƣợc đầu tƣ bằng các nguồn vốn ODA với tổng mức đầu tƣ: 1.990,2 tỷ đồng, trong đó: Vốn ODA là 1.239,5 tỷ đồng, vốn đối ứng là 307.3 tỷ đồng. Cụ thể nhƣ sau:

- Lĩnh vực môi trƣờng và cấp nƣớc sạch: Có 3 dự án, trong đó 1 dự án do UBND Tỉnh chủ quản, 1 dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ quản, với tổng số vốn: 14,99 triệu USD, trong đó: vốn ODA: 13,4 triệu USD, vốn đối ứng 1,59 triệu USD.

- Lĩnh vực nông nghiệp (đê biển và thủy lợi): có 5 dự án, UBND Tỉnh chủ quản 1 dự án, còn 4 dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ quản, với tổng số vốn: 45,64 triệu USD. Trong đó vốn ODA: 36,22 triệu USD, vốn đối ứng: 9,42 triệu USD.

+ Dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến 1 đê biển huyện Hải Hậu (vốn ADB) + Dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến 1 đê biển huyện Giao Thủy (vốn ADB) + Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Sò (3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trƣờng) (vốn ADB)

+ Dự án nâng cấp kênh tƣới tiêu huyện Hải Hậu (vốn ADB)

+ Dự án nâng cấp kênh tƣới chính trạm bơm Cổ Đam (do UBND tỉnh làm cơ qua chủ quản) (vốn ADB)

- Lĩnh vực giao thông: có 5 dự án. UBND Tỉnh là cơ quan chủ quản của 1 dự án, còn 4 dự án do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản, phía địa phƣơng chỉ làm công tác giải phóng mặt bằng.

- Lĩnh vực phát triển đô thị: 1 dự án, do UBND Tỉnh chủ quản, đó là Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định là tiểu dự án của Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho 4 thành phố: Nam Định, Hải Phòng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức vốn đầu tƣ cho Dự án nâng cấp đô thị Nam Định là 48,937 triệu USD (tƣơng đƣơng 786.8 tỷ đồng)

Trong năm 2013, trên địa bàn Tỉnh Nam Định có 5 dự án ODA (trong đó Tỉnh trực tiếp quản lý 2 dự án; các Bộ, ngành Trung ƣơng quản lý 3 dự án) với tổng mức đầu tƣ : 1.530,767 tỷ đồng, trong đó: Vốn ODA là 1.267,906 tỷ đồng, vốn đối ứng là 262,861 tỷ đồng. Cụ thể nhƣ sau:

- Lĩnh vực môi trƣờng và cấp nƣớc sạch: Có 2 dự án, trong đó 1 dự án do UBND Tỉnh chủ quản, 1 dự án do Bộ NN PTNT chủ quản, với tổng số vốn: 35,427 triệu USD, trong đó: vốn ODA: 31,586 triệu USD, vốn đối ứng 3,841 triệu USD.

- Lĩnh vực giao thông: có 2 dự án do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản, phía địa phƣơng chỉ làm công tác giải phóng mặt bằng.

- Lĩnh vực phát triển đô thị: 1 dự án, do UBND Tỉnh chủ quản, đó là Dự án nâng cấp đô thị Nam Định là tiểu dự án của Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng mức vốn đầu tƣ là 48,937 triệu USD (tƣơng đƣơng 786,8 tỷ đồng).

 Dự án quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lƣu vực sông Đồng Nai, Nhuệ - Đáy". Vốn vay IDA từ Ngân hàng Thế giới. Thời gian thực hiện: 2013-2018

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở tỉnh nam định thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)