Bảng chi tiết tính giá thành mô hình
Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Giá thành
(VNĐ)
Khung sườn cái 2 5.200.000
Bể mạ cái 3 470.000
Giá treo vật mạ cái 4 700.000
Thiết bị sục khí cái 1 400.000
Thiết bị điện cái 25 500.000
Thiết bị gia nhiệt cái 3 150.000
Thanh điện cực niken cái 2 1.200.000
Thanh điện cực đồng cái 3 100.00
Máy tẩy dầu siêu âm cái 1 1.850.000
Máy mài cái 1 270.000
Dung dịch mạ đồng lít 10 600.000
Dung dịch mạ niken lít 10 2.000.000
Đồng hồ điện tử cái 1 450.000
Đầu dò nhiệt cái 1 50.000
Giấy nhám tấm 15 75.000
Máy bơm nước rửa cái 1 250.000
Vật mạ cái 100 250.000
Ống dẫn khí cái 1 50.000
Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Giá thành (VNĐ) Bảng tên cái 1 250.000 Tổng:15.065.000 CHƯƠNG III KẾT LUẬN – BÀN LUẬN 3.1. Kết luận
Sau một khoảng thời gian nghiên cứu đề tài chúng em đã hoàn thành phần lí thuyết và đưa ra mô hình hoạt động trong phòng thí nghiệm. Trên nghiên cứu lí thuyết thì mô hình có thể mạ các thiết bị nhỏ như bulon trang trí xe moto xe gắn máy, mạ các trang sức nhỏ như nhẫn mặt dây chuyền… Mô hình mang kiểu dáng công nghiệp nên có thể mở rộng mô hình thiết kế lắp đặt một nhà máy mạ điện hiện đại sản xuất trên quy mô công nghiệp hiên đại và có thể sản xuất theo dây chuyền tự động hóa.
Các kim loại và thiết bị vật dụng sau khi mạ có thể dùng để trang trí, trang sức, dùng trong các môi trường đặc biệt để chống rỉ, chống sét, đạt tính thẩm mĩ cao.
Mô hình mạ Đồng và Niken trong phòng thí nghiệm này có quy mô chưa lớn nên làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật mạ
Thời gian mạ có ảnh hưởng đến chất lượng cũng như độ bền đẹp của sản phẩm Thiết kế thêm thiết bị lọc dung dịch mạ để ổn định nồng độ
Do thời gian thực hiện đồ án có giới hạn và kiến thức còn hạn chế nên đồ án sẽ mắc phải những thiếu sót. Chúng em rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
3.2. Kiến nghị
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này chúng em đã tìm hiểu những tầm quan trọng và triển vọng của ngành mạ điện rồi đi sâu và nghiên cứu mô hình. Chúng em cảm
thấy tầm ảnh hưởng và vị thế của ngành mạ ngày càng cao, càng có nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như các ngành kĩ thuật khác như: trang trí nội thất, thiết kế vỏ tàu biển, các thiết bị chịu nhiệt, thiết bị chống rỉ trong các nhà máy…
Mặt khác, khi thiết kế mô hình này chúng em cảm thấy có thể từ mô hình này nghiên cứu sâu hơn và có thể thiết kế một mô hình mạ hoàn toàn tự động hóa với quy mô lớn. Kính mong sự chấp thuận của quí thầy cô cho chúng em tiếp tục nghiên cứu đề tài này.
PHỤ LỤC
Trong quá trình vận hành mô hình cần chú ý đến vấn đề an toàn về điện.Vì mô hình điện phân được thiết kế lắp đặt chung với thiết bị về điện nên rất dễ bị rò rỉ dung dịch gây chạm mạch điện dẫn đến gây điện giật hay cháy thiết bị. Do đó, vấn đề an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Mặt khác, để lớp mạ phân bố tốt và đạt chất lượng cần chú ý đến thời gian mạ, nhiệt độ của bể, nồng độ dung dịch mạ, độ phân cực katot…Vì vậy cần chú ý vận hành mô hình theo đúng quy trình một cách tuần tự theo hướng dẫn vận hành quy trình mô hình.
Để đảm bảo an toàn của người sử dụng cũng như vận hành mô hình cần tuân thủ một số quy tắc sau:
− Thiết bị mô hình phải đặt nơi khô ráo, thoáng mát
− Thường xuyên kiểm tra đáy các bể mạ tránh bị rò rỉ dung dịch mạ
− Kiểm tra nồng đọ dung dich tuần một lần để đảm bảo đung nồng độ và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khi dung dịch không đạt nồng độ thì phải mở van tháo dung dich ra ngoài. Sau đó, kiểm tra và pha lại nồng độ dung dich
− Muốn lớp mạ bền chắc và đẹp sau khi rửa sạch bằng nước cần phải sấy khô trước và sau khi mạ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Minh Hoàng, Nguyễn Văn Thanh, Lê Đức Tri (1999), Sổ tay mạ điện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
[2] Trần Minh Hoàng (2007), Phân tích dung dịch mạ điện, Nhà xuất bản Đại Học Bách Khoa Hà Nội
[3] Nguyễn Khương (2006), Mạ Điện tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật [4] Nguyễn Văn Lộc (2001), Công nghệ mạ điện, Nhà xuất bản Giáo Dục