Quy trình công nghệ mạ niken

Một phần của tài liệu công nghệ mạ vàng, niken, đồng (Trang 58 - 97)

Gia công bề mặt

Rửa nước

Tẩy dầu siêu âm

Rửa nước

Tẩy dầu điện hóa

Rửa nưởc Lau khô Mạ niken Sản phẩm Phôi sắt

1.4.2. Thuyết minh quy trình

Phôi sắt trước khi mạ niken phải được làm bóng bề mặt bằng phương pháp gia công cơ khí(mài và đánh bóng...), sau đó rửa sạch phôi sắt ở bể rửa, tiếp theo là tẩy dầu siêu âm để làm sạch các vết dầu trên chi tiết, rửa sạch và tẩy dầu điện hóa ở bể điện hóa để làm sạch đồng thời cả anot và catot, rửa sạch, lau khô phôi sắt, sau cùng là mạ lót đồng trước khi mạ nken. Trong bể mạ niken cần có hệ thống sục khí để khuấy trộn dung dịch và thiết bị gia nhiệt để nâng nhiệt độ thích hợp dưới 600C. Ngoài ra cần khống chế pH<6 để đảm bảo lớp mạ thu được chất lượng tốt nhất.

1.5. Quy trình công nghệ mạ vàng 1.5.1. Sơ đồ quy trình mạ vàng

Gia công bề mặt

Rửa nước

Tẩy dầu siêu âm

Rửa nước

Tẩy dầu điện hóa

Rửa nưởc Lau khô Mạ đồng Sản phẩm Mạ vàng Phôi sắt

1.5.2. Thuyết minh quy trình mạ vàng

Phôi sắt trước hết cần gia công cơ khí để làm sạch các vết rỉ vết không bằng phẳng trên bề mặt phôi sắt, sau đó phôi sắt được rửa và sấy khô trước khi tẩy dầu diện hóa và tẩy dầu hóa học là công đoạn cuối cùng làm sạch phôi sắt trước khi vào giai đoạn mạ, tiếp tục rửa và sấy thật khô phôi sắt trước khi mạ lót một lớp đồng mỏng và sau cùng là mạ vàng. Bể mạ cần khuấy trộn để thu lớp mạ như ý.

1.6. Lựa chọn quy trình công nghệ mạ đồng-niken-vàng cho mô hình thực nghiệm

Tính toán thiết kế quy trình Gia công quy

trình Xây dựng quy trình công nghệ Chọn sản phẩm Chọn chế độ mạ đồng Chọn chế độ mạ vàng Kiểm tra mô

hình C họ n d un g d ịc h m ạ Kiểm tra, khắc phục quy trình Chọn chế dộ mạ niken Sản phẩm

1.7. Phương pháp kiểm tra chất lượng lớp mạ1.7.1. Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ 1.7.1. Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ

Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ là phương pháp thường dùng để kiểm tra chất lượng lớp mạ.

Dùng mắt để kiểm tra có thể phân thành 3 loại: loại chất lượng, loại làm lại, loại phế phẩm. Những chi tiết có lớp mạ không đạt chất lượng bao gồm những chi tiết phải tẩy đi và mạ lại hoặc loại bỏ mà không cần tẩy lớp mạ nhưng cần thêm một số công đoạn khác(như đánh bóng lại v.v…). Để lớp mạ không có châm kim, điểm rỗ v.v…lớp mạ phải có độ bóng đẹp, màu sắc phù hợp.

1.7.2. Kiểm tra độ bám chắc lớp mạ

Độ bám chắc lớp mạ không tốt, nguyên nhân chủ yếu là khâu chuẩn bị bề mặt. Ngoài ra độ bám chắc còn chịu ảnh hưởng của thành phần dung dịch, chế độ làm việc, hệ số nở nhiệt giữa kim loại nền và lớp mạ

Có nhiều phương pháp kiểm tra độ bám chắc lớp mạ với kim loại nền. Phương pháp này dựa trên cơ sở sự khác nhau của tính năng cơ khí vật lí của lớp mạ và kim loại nền tức là mẫu mạ chịu tác dụng trực tiếp của ngoại lực, nhiệt độ, sự biến dạng không đồng đều.

1.7.3. kiểm tra độ dày lớp mạ

Độ dày lớp mạ là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng lớp mạ, ảnh hưởng rất lớn đến độ bền sử dụng. Độ dày lớp mạ là việc rất quan trọng xác định tính năng vật lý lớp mạ. Có hai phương pháp để đo độ dày lớp mạ: phương pháp hóa học và phương pháp vật lý

Phương pháp hóa học bao gồm: phương pháp đo dòng chảy, phương pháp hòa tan, phương pháp nhỏ giọt, phương pháp điện lượng.

Phương pháp vật lý bao gồm: phương pháp trọng lượng, phương pháp đo trên máy v.v…

1.7.4. Kiểm tra độ bền ăn mòn lớp mạ

Phương pháp kiểm tra độ ăn mòn lớp mạ gồm có thí nghiệm ăn mòn để ngoài trời và thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn. Kết quả thí nghiệm ăn mòn ngoài trời là căn cứ tiêu chuẩn để đánh giá độ dày lớp mạ, thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn để kiểm tra nhanh tốc độ chất lượng lớp mạ.

Phương pháp làm tăng tốc độ ăn mòn gồm có: thí nghiệm phun muối trung tính, thí nghiệm phun nước muối có axit axetic, thí nghiệm phun nước muối có muối đồng và axit axetic v.v…

1.7.5. Đo độ xốp lớp mạ

Bề mặt mẫu phải tẩy sạch dầu mỡ, dùng nước cất, rửa sạch, để khô. Nếu lấy vật mạ ở trong bể ra, không cần phải tẩy. Dán giấy lọc có thấm dung dịch lên bề mặt vật mạ, thành phần dung dịch, sau đó rửa sạch, để khô trên tấm thủy tinh sạch.

Để làm hiện rõ độ xốp, có thể nhỏ giọt trên giấy lọc K3Fe(CN)6 4%, khi có lỗ xốp trên nền sắt xuất hiện màu xanh, trên nền đồng và hợp kim đồng xuất hiện màu nâu đỏ. Rửa sạch đặt tấm thủy tinh, sấy khô.

Cách tính độ xốp: dưới ánh sang ban ngày hay đèn, quan sát các điểm có màu trên lớp mạ. Đặt tấm thủy tinh hữu cơ có vạch 1 cm2 trên tấm giấy lọc có lỗ xố, đếm số lỗ có màu trên 1 cm2, sau đó đối chiếu số lỗ toàn bộ đếm được. Căn cứ vào diện tích giấy lọc, tiếp xúc với bề mặt lớp mạ mà tính toán số lỗ xốp trên 1cm2, đó là độ xốp lớp mạ.

1.8. Yếu tố và hiện tượng ảnh hưởng đến kỹ thuật mạ đồng – niken – vàng 1.8.1. Yếu tố và hiện tượng chung ảnh hưởng đến kỹ thuật điện 1.8.1. Yếu tố và hiện tượng chung ảnh hưởng đến kỹ thuật điện

1.8.1.1. Sự phân cực

[1] Nguyên nhân gây ra sự phân cực

Khi nhúng một thanh kim loại vào trong dung dịch thì tạo nên một điện thế nhất định, đạt tới trạng thái cân bằng. Khi có dòng điện đi qua thì trạng thái cân bằng bị phá vỡ, tạo nên một điện thế mới.

Khi có dòng điện một chiều đi vào hai điện cực kim loại nhúng trong dung dịch thì điện thế catot (cực âm) trở nên âm hơn, điện thế anot (cực dương) trở nên dương hơn. Sự thay đổi điện thế như vậy gọi là sự phân cực. Khi điện phân, tốc độ di chuyển của ion kim loại trong dung dịch và phóng điện của chúng không kịp với tốc độ di chuyển của điện tử, làm cho bề mặt catot tích điện âm tăng lên. Vì vậy điện thế càng âm. Ở anot do sự hoà tan của kim loại, tăng cao nồng độ ion, tích luỹ điện tích dương càng nhiều, làm cho điện thế càng dương.

Sự phân cực gây nên do tốc độ di chuyển của ion gọi là sự phân cực nồng độ. Sự phân cực nồng độ là do thay đổi nồng độ ion kim loại ở lớp sát anot và catot. Ở lớp sát anot, nồng độ ion kim loại tăng lên, ở lớp sát catot, nồng độ ion kim loại giảm đi.

Sự phân cực gây nên do sự phóng điện chậm của ion gọi là sự phân điện cực hoá. Trong quá trình điện phân, thường xảy ra đồng thời phân cực nồng độ và phân cực điện hoá, nhưng tuỳ trường hợp cụ thể mà chiếm tỉ trọng khác nhau. Thông thường, khi mật độ dòng điện nhỏ thì phân cực điện hoá là cơ bản. Khi mật độ dòng điện cao thì phân cực nồng độ là cơ bản.

[2] Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân cực a. Ảnh hưởng của thành phần dung dịch

Sự phân cực phụ thuộc vào thành phần dung dịch, dung dịch.

Dung dịch khác nhau thì sự phân cực khác nhau. Nói chung, sự phân cực của dung dịch nồng độ thấp lớn hơn sự phân cực của dung dịch nồng độ cao. Hiện tượng này do trong dung dịch nồng độ thấp, số ion của nó rất khó bổ sung vào lớp sát catot. Dung dịch muối phức có phân cực lớn hơn dung dịch muối đơn như sự phân cực của dung dịch xyanua lớn hơn dung dịch tính axit.

Ngoài ra khi cho chất phụ gia vào trong dung dịch, sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phân cực. Đa số trường hợp khi cho chất phụ gia vào làm tăng sự phân cực.

b. Ảnh hưởng của mật độ dòng điện

Khi mật độ dòng điện tăng cao, sự phân cực cũng tăng lên. Bởi vì khi mật độ dòng điện cao, tốc độ di chuyển của ion và tốc độ phóng điện của nó cũng khác nhau rõ rệt.

Quan hệ giữa điện thế điện cực và mật độ dòng điện thay đổi gọi là sự phân cực. Điện thế catot càng âm khi mật độ dòng điện catot nâng cao.

c. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ dung dịch tăng lên, làm tăng sự dịch chuyển của ion, bổ sung rất nhanh số ion ở lớp catot và khuếch tán mạch số ion của anot hoà tan, do đó làm giảm sự phân cực.

d. Ảnh hưởng sự khuấy trộn

Khuấy trộn làm tăng sự khuếch tán của ion, do đó làm giảm sự phân cực.

e. Ảnh hưởng sự phân cực đối với mạ điện

Sự phân cực có quan hệ mật thiết với mạ và quyết định

− Được lớp mạ kết tinh mịn.

− Khả năng phân bố tốt, lớp mạ phân bố đồng đều.

− Làm cho hyđrô thoát ra mạnh, làm giảm hiệu suất dòng điện và độ bám chắc lớp mạ, nếu nghiêm trọng có thể gây ra bọt khí. tróc …

− Sự phân cực anot làm cho anot hoà tan không bình thường, dung dịch không ổn định.

Quá trình mạ không cần sự phân cực anot, trừ dung dịch mạ thiếc có tính kiềm cần phân cực anot và làm cho anot thụ động để hoà tan ion Sn+4. Đa số trường hợp muốn được lớp mạ mịn, khả năng phân bố tốt đều phải nâng cao phân cực catot nhưng phải hạn chế trong phạm vi nhất định bởi vì nâng cao phân cực catot sẽ làm giảm hiệu suất dòng điện, độ bám chắc của lớp mạ không tốt …

1.8.1.2. Quá thế hyđro

Muốn có kim loại kết tủa trên catot phải có điện thế âm hơn điện thế tiêu chuẩn của nó, lượng điện thế tăng lên so với điện thế tiêu chuẩn gọi là quá thế

Trên catot ngoài ion kim loại thoát ra còn có hyđro thoát ra. Hyđro thoát ra nhiều hay ít là do quá thế quyết định. Ion nào có quá thế thấp thì ion ấy phóng điện trước, quá thế cao thì ion khó phóng điện.

Quá thế hyđro có ý nghĩa lớn trong kĩ thuật mạ. Những kim loại như kẽm, niken, crôm, sắt … có điện thế tiêu chuẩn âm hơn so hyđro, vì vậy hyđro thoát ra trước, kim loại không thể kết tủa được. Nhưng do tồn tại quá thế hyđro nên có thể mạ được những kim loại này. Đồng thời quá thế hyđro làm giảm sự thoát hyđro, làm giảm tính giòn lớp mạ, nâng cao hiệu suất dòng điện, dung dịch ổn định, lớp mạ bám chắc.

Hyđro thoát ra làm cho lớp mạ không tốt vì vậy phải dùng mọi biện pháp để nâng cao quá thế hyđro.

Quá thế hyđro phụ thuộc vào bản chất điện cực, trạng thái bề mặt điện cực, bề mặt gồ ghề, xù xì, quá thế hyđro nhỏ.

Quá thế hyđro tăng khi mật độ dòng điện tăng và giảm khi nhiệt độ tăng. Quá thế hyđro phụ thuộc vào tính chất và pH dung dịch.

1.8.1.3. Quá trình anot và thụ động catot [1] Quá trình anot

Mạ điện thường dùng anot (cực dương) hòa tan. Khi có dòng điện đi qua, kim loại hòa tan do sự phân cực chuyển về phía dương.

Me – ne = Me+n (Me là gốc kim loại) Trên anot ngoài quá trình hòa tan còn có hyđro thoát ra. Trong môi trường kiềm, oxit thoát ra theo phản ứng:

4OH - - 4e 2H2O + O2

Trong môi trường axit, oxi thoát ra theo phản ứng: 4H2O - 4e 4H+ + O2

Trên anot hòa tan còn xảy ra nhiều phản ứng phụ khác oxi thoát ra làm cho hiệu suất anot giảm thấp.

Thông thường khi có dòng điện đi vào dung dịch điện li, thì anot bị hòa tan. Nhưng mật độ dòng điện anot lớn hoặc thành phần dung dịch không đúng thì anot không tan mà chỉ có oxi thoát ra, anot bị đen. Quá trình hòa tan của anot bị kìm hãm gọi là sự thụ động.

Để chống lại sự thụ động, người ta cho vào các chất hoạt động như các ion Cl-, F-, Br-…

1.8.1.4. pH dung dịch mạ

Giá trị pH ảnh hưởng rất lớn tới tính chất lớp mạ. Trong quá trình mạ phải khống chế pH trong phạm vi quy định. Nếu pH thay đổi sẽ làm xấu chất lượng lớp mạ như tăng độ giòn, gãy, bong …

Trong quá trình mạ, pH luôn ở trạng thái cao, cần điều chỉnh và bổ sung kịp thời. Nếu pH cao dùng H2SO4 3% để điều chỉnh, pH thấp có thể điều chỉnh bằng cách điện phân dùng diện tích anot lớn, diện tích catot nhỏ để nâng cao giá trị pH.

1.8.1.5. Sự ăn mòn kim loại

[1] Nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại

Kim loại tiếp xúc với không khí, đất hoặc dung dịch sinh ra sự ăn mòn, có hai loại ăn mòn là ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa.

Sự ăn mòn hóa học xảy ra khi không có dòng điện phát sinh mà xảy ra khi bị oxi hóa ở nhiệt độ cao, hay ăn mòn trong các dung dịch không phải là chất điện li như các dung môi hữu cơ.

Sự ăn mòn điện hóa xảy ra khi có dòng điện phát sinh tạo thành pin... nguyên nhân là do sự chênh lệch điện thế giữa hai cực.

[2] Những nhân tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn a. Ảnh hưởng của bản chất kim loại

Điện thế tiêu chuẩn của kim loại càng âm thì hoạt độ hóa học càng cao, kim loại dễ bị ăn mòn.

Một số kim loại khác (Ni, Cr) điện thế tiêu chuẩn của chúng âm, hoạt độ hóa học cao nhưng tính bền ăn mòn tốt, vì trên bề mặt có hình thành màng oxi hóa kém, rất mỏng, có thể bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn đó là sự thụ động kim loại.

Tạp chất trong kim loại càng nhiều, thì chống gỉ của nó càng kém. Độ bóng kim loại càng cao, tính chống gỉ càng tốt.

b.Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự ăn mòn. Nhiệt độ càng cao hoạt độ hóa học của kim loại và dung dịch tăng, do đó làm tăng sự ăn mòn.

c. Ảnh hưởng của môi trường ăn mòn

Trong môi trường khác nhau, tính ổn định của kim loại cũng khác nhau, ví dụ vàng ổn định trong nhiều dung dịch nhưng bị ăn mòn trong nước cường toan.

1.8.1.6. Chất tạo phức và chất hoạt động bề mặt [1] Chất tạo phức

Hợp chất phức tạp tạo thành do những phân tử đơn giản hóa hợp với nhau theo tỉ lệ nhất định gọi là hợp chất giữa các phân tử. Hợp chất giữa các phân tử trong dung dịch nước phân ly toàn bộ thành các ion đơn giản gọi là muối kép.

Những chất này có tính ổn định nhất định, hợp chất trong phân tử chỉ phân ly một bộ phận hoặc cơ bản không phân ly gọi là phức chất, đó là chất có khả năng tạo phức với ion kim loại. Phức chất khó hòa tan trong nước, ion phức khác nhau có khả năng phân ly khác nhau. Hằng số cân bằng khi ion phức phân ly đạt đến giá trị cân bằng gọi là hằng số không ổn định, kí hiệu là K, K biểu thị năng lực phân ly của phức chất.

Những ion phức khác nhau có hằng số không ổn định khác nhau, ion phức giống nhau, ở nhiệt độ khác nhau, hệ số không ổn định không giống nhau. Để thuận tiện, dùng kí hiệu pK để biểu thị:

pK = - log K

[2] Chất hoạt động bề mặt

Trên mặt tiếp xúc giữa chất lỏng và không khí, lực hấp dẫn giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn phân tử chất khí, vì thế tạo nên lực tác dụng co lại trên bề măt chất lỏng gọi là sức căng bề mặt.

Chất làm giảm sức căng bề mặt gọi là chất hoạt động bề mặt, chất hấp phụ đặc biệt sinh ra trên bề mặt kim loại và chất lỏng gọi là chất hoạt động bề mặt.

a.Tính chất và tác dụng của chất hoạt động bề mặt

Một phần của tài liệu công nghệ mạ vàng, niken, đồng (Trang 58 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)