4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
- Theo nguồn gốc phát sinh của đất thì trên địa bàn thành phố có những nhóm đất chính sau:
+ Đất phù sa tập trung chủ yếu ở hai xã ( phƣờng) Nông Tiến, Hƣng Thành. + Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm đƣợc phân bố chủ yếu ở xã Ỷ la, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và thịt vừa.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nƣớc mặt: Do có nhiều hệ thống sông, ngòi lớn nên nguồn nƣớc mặt rất đồi dào, đặc biệt vào mùa mƣa.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Nƣớc ngầm đều có chất lƣợng, đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt.
c. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2012[8] thì diện tích đất Lâm nghiệp có rừng là 3846,49 ha, chiếm 32.27 % diện tích trong đó
- Đất rừng sản xuất: 3098,16 ha, chiếm 25,99 %. - Đất rừng phòng hộ: 748.33 ha, chiếm 6.28 %.
d. Tài nguyên khoáng sản
Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
- Ðá vôi: ƣớc lƣợng ở Tuyên Quang có hàng tỷ mét khối đáng chú ý nhất là hai mỏ đá vôi Tràng Ðà trữ lƣợng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lƣợng cao từ 49 - 54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao; mỏ đá trắng Bạch Mã có trữ lƣợng khoảng 100 triệu mét khối là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp lát tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.[20].
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản nhƣ vonfram, pirít, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nƣớc khoáng, Barits, cát, sỏi... đang đƣợc khai thác với quy mô nhỏ.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Môi trƣờng trên địa bàn thành phố chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi môi trƣờng nƣớc, không khí và hệ sinh thái.
a. Môi trường nước
Thành phố chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải rắn hoàn chỉnh do vậy nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các bệnh viện và nƣớc thải sinh hoạt của nhân dân đƣợc thải ra sông Lô qua xử lý sơ bộ đã ảnh hƣởng lớn đến nguồn tài nguyên nƣớc trong tƣơng lai của thành phố. Nguồn tài nguyên nƣớc cần phải đƣợc bảo vệ trƣớc tiên bởi nó là nguyên nhân gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trƣờng đất.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b. Vệ sinh và môi trường không khí
- Vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc các cấp các ngành quan tâm; Công tác thu gom rác thải, phế thải rắn trong sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn do công ty quản lý đô thị đảm nhiệm. Do nguồn kinh phí sự nghiệp có hạn và ý thức ngƣời dân chƣa cao nên mới đảm bảo đƣợc 85% lƣợng chất thải rắn đƣợc thu gom để xử lý.
c. Môi trường đất
Đang bị ảnh hƣởng trực tiếp do hoạt động của các Công ty chè, Công ty giống vật tƣ của huyện Yên Sơn… do việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực nên tác động trực tiếp đến môi trƣờng đất gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng của thành phố. Trong tƣơng lai thành phố cần có biện pháp quản lý phù hợp.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực a. Dân số a. Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2012 dân số thành phố có 92.178 ngƣời, gồm 27342 hộ. Mật độ dân cƣ của thành phố là 773ngƣời/km2
cao nhất trên địa bàn tỉnh;
Năm 2006 tỷ lệ phát triển dân số là 0,61%/năm, đến năm 2012 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tăng lên 0,79%.
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2012 thành phố có 35.083 lao động trong độ tuổi, chiếm 62,12% dân số. Trong đó: lao động nam 17.563 ngƣời; lao động nữ 17.520 ngƣời; lao động trong khu vực thành thị 16.474 ngƣời, khu vực nông thôn 18.609 ngƣời.
Năm 2012 thu nhập bình quân đầu ngƣời thành phố là 3.183.000 đồng/tháng. Mức bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đối với hộ nông nghiệp đạt 827kg/ngƣời/năm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế thành phố Tuyên Quang trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, cụ thể nhƣ sau.
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu và tốc độ tăng trƣởng kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, bình quân hàng năm 12% (của tỉnh là 11,04%) nên đã đáp ứng đƣợc những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu ƣớc 12,9 triệu USD đạt 444,8% kế hoạch (kế hoạch
2,9 triệu USD) [20]
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu chủ công nghiệp; thƣơng mại -dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp.
Năm 2012 cơ cấu kinh tế của thành phố, nhƣ sau: + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 40%. + Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch : 53%. + Nông, lâm nghiệp: 07%.
c. Công nghiệp, dịch vụ
- Công nghiệp: Có bƣớc phát triển khá, giá trị đạt 375 tỷ đồng ( 47,3% kế hoạch). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 170 tỷ đồng, đạt 44,2% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2011 tăng 36,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc 1.562 tỷ đồng đạt 98% (kế hoạch 1.594,0 tỷ đồng). Một số sản phẩm chủ yếu nhƣ xi măng đạt 200.000 tấn /năm, tăng 97,6%; đƣờng kính 8.000 tấn/năm, tăng 6,6% so với năm 2011.
- Thủ công nghiệp: Đƣợc quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề. Năm 2011 có 4.220 hộ sản xuất thủ công nghiệp, tăng 1.022 hộ so với năm 2010. Số hộ làm thủ công nghiệp làm thủ công nghiệp tăng khá,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năm 2012 có 2.030 hộ tăng 585 hộ so với năm 2011 chiếm 48,1% số hộ sản xuất thủ công nghiệp.[20]
- Dịch vụ: Thị trƣờng đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Thành phố đã đầu tƣ xây dựng khu trung tâm thƣơng mại Tân trào, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lƣợng hàng hoá và quy mô kinh doanh trở thành chợ trung tâm cung cấp hàng hoá cho các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh; làm mới 5 chợ của các xã. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đƣợc duy trì và giữ ổn định, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu ƣớc 12,9 triệu USD đạt 444,8% kế hoạch (tăng 11,71 triệu USD so với năm 2011).[20]
d. Nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Về trồng trọt: Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo đúng kế
hoạch, thời vụ sản xuất, tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, ngô và cây hoa màu. Tổng sản lƣợng lƣơng thực 16.243/16.940 tấn đạt 95,9% kế hoạch. Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2012 - 2015; thực hiện 6 dự án lúa chất lƣợng cao với diện tích 407,58 ha, 3 dự án chăn nuôi lợn tập trung tại xã Thái Long và xã Đội Cấn.
- Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định: Tổng đàn trâu 2.126 con đạt 81% kế hoạch, đàn bò 660 con đạt 74,6% kế hoạch, đàn lợn 21.697 con đạt 114,8% kế hoạch, đàn gia cầm 209.000 con đạt 91,3% kế hoạch.[20]
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố không nhiều,
chiếm 28,6% tổng diện tích tự nhiên, nhƣng lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố. Hiện có 1.239 ha đất rừng, có 58,2% là đất rừng sản xuất, còn lại 41,8% rừng phòng hộ, độ che phủ rừng đạt 62%.
- Thủy sản: Trong những năm diện tích nuôi trồng thuỷ sản có tăng nhƣng chậm. Năm 2012 toàn thành phố có 63 ha đất cho nuôi trồng thuỷ sản với tổng sản lƣợng thuỷ sản toàn thành phố đạt 172 tấn, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ của thành phố.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, xã hội a. Giao thông a. Giao thông
Trên địa bàn thành phố có nhiều tuyến giao thông quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố nhƣ: tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C, tuyến đƣờng thuỷ (sông Lô) và hệ thống giao thông nội thị tƣơng đối hoàn chỉnh.
b. Thuỷ lợi
Những năm gần đây thành phố đã quan tâm đầu tƣ nhiều vào thực hiện chƣơng trình kiên cố hoá, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, đặc biệt là các vùng chuyên canh trồng rau, hoa…
Hệ thống cấp thoát nƣớc hiện tại phục vụ đƣợc cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất đƣợc thực hiện khá đồng bộ.
c. Giáo dục - đào tạo
Công tác giáo dục trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể, hệ thống trƣờng lớp đƣợc quan tâm xây dựng. Đến nay toàn thành phố đã có 13 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 100%, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành phổ cập THCS. Tỷ lệ huy động trẻ đến tuổi vào lớp một đạt 100%, mẫu giáo và nhà trẻ đạt 100%, bậc trung học cơ sở đạt 100%, bậc PTTH đạt 100%.
c. Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đƣợc quan tâm phát triển, chất lƣợng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ đƣợc nâng cao, thực hiện đầy đủ các chƣơng trình y tế quốc gia. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm xuống còn 13,19 %. Đến nay đã có 7/7 xã, phƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp ở các xã, phƣờng, cơ quan, trƣờng học đã góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho nhân dân. Nhiều đoàn vận động viên tham gia thi đấu các môn thể thao tại khu vực và toàn quốc đạt kết quả cao nhƣ bóng đá thiếu niên, nhi đồng; Pencat Silat… đã có 1 vận động viên cấp I quốc gia.
e. Quốc phòng, an ninh
- Công tác an ninh trong những năm qua luôn đƣợc giữ vững, lực lƣợng công an làm tốt vai trò nòng cột, xung kích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tuyên Quang thành phố Tuyên Quang
3.2.1. Tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn của thành phố Tuyên Quang
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội khối lƣợng RTSH trên địa bàn TP cũng tăng lên một cách nhanh chóng, với tình hình nhƣ vậy thì hàng ngày lƣợng RTSH đƣợc thu gom cũng tăng theo tỷ lệ lƣợng rác phát sinh.
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ môi trƣờng và quản lý đô thị Tuyên Quang (năm 2012) thì lƣợng rác phát sinh trong một ngày của thành phố là 90.53 tấn/ngày. Trong đó lƣợng rác thu gom thực tế là 86 tấn/ngày đã đạt 95% so với năm 2008 chỉ đạt 80%. Điều đó chứng tỏ công tác thu gom, vận chuyển rác đã và đang đƣợc quan tâm, chú trọng đầu tƣ về trang thiết bị cũng nhƣ nguồn nhân công
RTSH của TP Tuyên Quang hiện nay đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý. Với địa giới hành chính gồm 7 phƣờng, 6 xã do đó lƣợng RTSH phát sinh ngày càng gia tăng. Chính vì vậy để phát huy đƣợc hiệu quả quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, các cấp, các ngành trong tỉnh từng bƣớc xem xét giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho cho Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ môi trƣờng và quản lý đô thị Tuyên Quang, đồng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời, công ty cũng xác định một phần trách nhiệm, tăng cƣờng dịch vụ xã hội hoá, đón đầu với ngân sách đầu tƣ, từng bƣớc đƣa dịch vụ vệ sinh môi trƣờng đƣợc khép kín địa bàn, đáp ứng với nhu cầu hƣởng lợi của nhân dân.
Bảng 3.5: Lƣợng rác phát sinh tại các hộ dân của thành phố Tuyên Quang năm 2012 TT Tên xã/phƣờng Dân số (ngƣời) Lƣợng rác bình quân (kg/ngƣời/ngày) Khối lƣợng rác (tấn/ngày) 1 P.Tân Quang 7925 0,6 4,56 2 P.Phan Thiết 8564 0,6 5,14 3 P.Minh Xuân 9568 0,6 5,74 4 P.Ỷ La 4680 0,55 2,8 5 P.Tân Hà 9740 0,55 5,36 6 P.Hƣng Thành 6773 0,6 3,86 7 Xã Tràng Đà 5973 0.55 3,29 8 Xã Đội Cấn 7492 0.55 3,75 9 Xã Thái Long 4385 0.5 1,85 10 Xã Lƣỡng Vƣợng 6183 0.55 3,09 11 Xã An Khang 4631 0.5 2,65 12 Xã An Tƣờng 9831 0,5 5,79 13 Xã Nông Tiến 7925 0,55 4,36 Tổng 92.178 0,55 48.72
(Nguồn Công ty TNHH 1 TV Dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang)
Bảng số liệu trên cho thấy lƣợng rác thải phát sinh tại các hộ dân cƣ là rất lớn, tập trung vào các phƣờng có dân số đông, nằm ở trung tâm TP và có nguồn thu nhập cao từ các hoạt động buôn bán, các loại hình dịch vụ và lƣơng hành chính nhƣ: phƣờng Phan Thiết, Tân Quang, Tân Hà, Minh Xuân, An
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tƣờng. Dân số tại các khu vực này đa phần là dân số trẻ nên việc sử dụng và tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình lớn do vậy lƣợng RTSH phát sinh hàng ngày cao hơn nhiều so với các khu tập trung ít dân cƣ và khu vực sản xuất nông nghiệp nhƣ các phƣờng Ỷ La, Nông Tiến và Lƣỡng Vƣợng, An Khang.
Nhƣ vậy, có thể thấy rất rõ khối lƣợng RTSH thải ra môi trƣờng của các hộ gia đình là rất khác nhau. Những hộ gia đình có lƣợng RTSH thải ra nhiều hơn chính là do đặc điểm sản xuất hay khả năng tài chính của họ tốt nên nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm nhiều hơn.
Khi Công ty bắt đầu đi vào hoạt động đã gặp phải nhiều khó khăn, trƣớc hết là nhận thức của ngƣời dân không đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, đến bây giờ hiện tƣợng này vẫn còn nhƣng tỉ lệ đã giảm. Có đƣợc kết quả này chủ yếu là nhờ công tác tuyên truyền vận động ngƣời dân xung quanh cùng quan tâm bảo vệ môi trƣờng và cùng ủng hộ bằng những việc làm cụ thể, làm công tác tuyên truyền không chỉ một ngày, hai ngày đã ngấm vào nhận thức của ngƣời dân, Công ty đã liên tục, thƣờng xuyên kết hợp với hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các trƣờng học để việc tuyên truyền đạt kết quả tốt hơn.
Việc ký hợp đồng thu gom rác với từng hộ gia đình và thu phí vệ sinh với hộ dân cũng là một khó khăn không nhỏ.
Tuy nhiên điều thuận lợi của Công ty là làm sạch cho ngƣời dân nên việc thu phí vệ sinh đối với hộ gia đình đạt 90%. Mức thu phí vệ sinh do Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tuyên Quang quyết đinh: từ 3000 đồng đến 5000 đồng /tháng/hộ gia đình. Từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng / tháng / hộ kinh doanh.
* Phương pháp thu gom:
Công ty đã sử dụng phƣơng thức thu gom là khoán và quản tức là giao cho mỗi công nhân phụ trách từng địa bàn riêng, gắn trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời công nhân đó với đoạn đƣờng ấy.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đến giờ thu gom ngƣời công nhân đẩy xe thu gom vào các ngõ và rung chuông cho ngƣời dân đem rác ra để đổ, trên các đoạn đƣờng, trục đƣờng chính rác đƣợc quét gọn thành từng đống, sau đó ngƣời công nhân dùng xẻng