Tình hình xử lý rác ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.2.2. Tình hình xử lý rác ở Việt Nam

Ở nƣớc ta hiện nay đang sử dụng các phƣơng pháp xử lý CTR sau đây: Chôn lấp, chế biến vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/ tái sử dụng và xử lý chất thải bằng công nghệ của hai công ty Tâm Sinh Nghĩa, Seraphin.

a. Chôn lấp

Hầu nhƣ các đô thị đều sử dụng phƣơng pháp chôn lấp CTR là chủ yếu. Tuy nhiên, chỉ có 15/16 tỉnh/ thành phố có bãi chôn lấp vệ sinh. Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/ thành phố và 128 bãi cấp huyện/ thị trấn). Năm 2006, cả nƣớc có 98 bãi chôn lấp CTR (BCLCTR) đang hoạt động, trong đó chỉ có 16/98 BCLVS, 82/98 BCL không hợp vệ sinh, chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu quả [2].

Về thực chất, đa số BCLCTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác lộ thiên, không đƣợc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định bãi chôn lấp vệ sinh (BCLVS), vị trí thƣờng gần khu dân cƣ (khoảng cách 200 - 500 m, thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cƣ 100m), không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rác, khí rác, quy trình vận hành chôn lấp không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là nƣớc rác và khí rác do phân huỷ kỵ khí từ các thành phần nƣớc rác trong bãi chôn lấp đã gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và hệ sinh thái, ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trong phải xử lý triệt để (theo quyết định 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tƣớng chính phủ) có 52 bãi chôn lấp CTR, trong đó có 3 BCLCTR phải xử lý khẩn cấp trƣớc năm 2005 (đóng cửa), 29 bãi phải nâng cấp cải tạo và 20 bãi phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm.

Gần đây, một số đô thị đã xây dựng BCLCTRVS, bƣớc đầu hoạt động có hiệu quả, điển hình là BCL Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng),...

b. Chế biến phân vi sinh (compost)

Nƣớc ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao thành phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực hiện ở các thành phố lớn nhƣng với quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/ năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tấn/ ngày (Công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hoóc Môn - TP. HCM công suất 240 tấn/ ngày; nhà máy xử lý rác thải Bà Rịa - Vũng Tàu công suất 100m3/ ngày,... Ngoài ra, một số đô thị khác nhƣ Việt Trì, Vinh, Huế, Ninh Thuận,... cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, trong đó công nghệ chế biến rác thải thành phân bón và các sản phẩm khác của nhà máy Đông Vinh (Vinh), Thuỷ Phƣơng (Huế) và Ninh Thuận hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo.

Chất lƣợng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diẫn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tƣ đƣợc đánh giá tốt. Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm nhƣng đã cho kết quả khả quan, nhƣ là công nghệ chế biến phân vi sinh tại Nhà Máy Thuỷ Phƣơng (Huế) đã có khẳ năng tiêu thụ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên thị trƣờng và có chất lƣợng tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, một số nhà máy chế biến phân vi sinh với công nghệ đơn giản nên hoạt động không hiệu quả (Thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh).

c. Thiêu đốt

Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nƣớc ta chỉ sử dụng phƣơng pháp thiêu đốt đối với CTR y tế. Tính đến năm 2003, cả nƣớc có 61 lò đốt CTR y tế, trong đó:

- 14 lò sản xuất trong nƣớc, các lò khác đều nhập từ nƣớc ngoài.

- 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhƣng chỉ có 2 lò đốt vận hành thiết bị xử lý khí thải). Những lò khác không xử lý khí thải nên chƣa kiểm soát đƣợc ô nhiễm không khí.

- 2/61 lò đốt công suất lớn sử dụng chung (CS >1 tấn/ ngày) đƣợc đặt bên ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đều đặt trong khuôn viên bệnh viện.

Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt chất thải y tế tập trung ở Cầu Diễn (CS 3,2 tấn / ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện, còn có lò đốt CTR công nghiệp nguy hại (công suất 150 kg/h) đã hoạt động từ năm 2003.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)