4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.2. Tình hình xử lý rác thải trên thế giới
Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và việc xử lý rác thải càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải rắn đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nƣớc công nghiệp phát triển, nơi sử dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, nhiều nƣớc đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại chất thải rắn. Kinh nghiệm một số nƣớc cho thấy có 90% chai và trên 90% can đƣợc đƣa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý rác, ngƣời ta có thể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc. (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9].
Tuỳ theo điều kiện thực tế mỗi nƣớc mà phƣơng pháp và trình độ công nghệ xử lý chất thải rắn cũng khác nhau:
- Theo con số thống kê chƣa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn CTRSH, trong đó 4 tỷ tấn đƣợc thải ra từ các nƣớc trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Khối lƣợng CTR đô thị phát sinh trên toàn nƣớc Mỹ là 254 triệu tấn/năm, trong đó 33,4% tƣơng đƣơng với 85 tấn đã đƣợc tái chế. Lƣợng CTRSH phát sinh theo bình quân đầu ngƣời ở Nga là 0,82 kg/ngƣời/ngày, tƣơng đƣơng khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm; ở Anh là 1,37 kg/ngƣời/ngày, khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm. [23].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ở Thuỵ Điển: Thực hiện chiến lƣợc giảm tối thiểu lƣợng chất thải rắn và tăng cƣờng thu hồi phế liệu cho tái chế, áp dụng công nghệ tiên tiến để phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (phƣơng pháp hút chân không tự động để thu gom chất thải rắn). Thuỵ Điển hiện có 282 bãi chôn lấp với tổng số 4,75 triệu tấn chất thải đƣợc chôn lấp[21]. Thuỵ Điển là một trong số những quốc gia thực hiện phân loại rác tại nguồn rất có hiệu quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cƣ, đồng thời xử lý chất thải rắn rất có hiệu quả.
- Ở Singapore: Chất thải rắn đƣợc thu gom bằng túi nilon đặc biệt và đuựoc phân loại ngay tại nguồn. Đến năm 2001 cả nƣớc có 5 nhà máy đốt rác với công suất 9.000 tấn/ngày (khoảng 97%, còn 3% chôn lấp đặc biệt ở biển). Hiện nay, mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn CTRSH. Do thực hiện công tác phân loại tại nguồn nên 56% khối lƣợng CTRSH thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) đƣợc quay lại các nhà máy để tái chế, khối lƣợng CTRSH còn lại (khoảng 7.000 tấn) đƣợc đƣa vào 4 nhà máy để đốt thành. Trong quá trình tiêu huỷ chất thải rắn, nhiệt đƣợc thu hồi để chạy máy phát điện. Đó là một đất nƣớc sạch, đẹp, văn minh.[21]
- Ở Nhật Bản: Do diện tích đất đai có hạn nên hiện nay Nhật Bản đang sử dụng phƣơng pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lƣợng là chủ yếu (chiếm 72,8% tổng lƣợng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt rác hoạt động). Công suất của các xí nghiệp lớn nhất lên tới 1980 tấn/ngày đêm.
- Ở Đức: Rất chú trọng đến biện pháp tái sinh chất thải rắn, lƣợng chất thải rắn chôn lấp có xu hƣớng giảm dần (70% năm 1990 chỉ còn lại 46% ở những năm cuối thế kỷ 20), nguyên nhân chính là do chính phủ quy định công nghệ chôn lấp phải tiên tiến, bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận rác đã qua thiêu huỷ hoặc xử lý sơ bộ (nghiền, nén).
Trong khi đó, ở các nƣớc đang phát triển còn phải đối mặt với những khó khăn về xử lý chất thải. Chủ yếu là thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thƣờng tập trung xử lý chôn lấp (Mockva 90%, Seoul 70%, Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ 87,5%, Budapest - Hungari 50%, Bangkok 85%, Philipin xấp xỉ 90%, Việt Nam gần 100%), chỉ một khối lƣợng rất nhỏ đƣợc chế biến phân bón và đốt, xấp xỉ 2% với những kỹ thuật chƣa tiên tiến. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các chính quyền đô thị và sự quan tâm của Nhà nƣớc.
Bảng 1.1: Các phƣơng pháp xử lý CTR đô thị ở một số nƣớc [18] Đơn vị: % TT Tên nƣớc Các phƣơng pháp xử lý (Tính %) Chôn lấp Chế biến phân bón Compost Đốt Các phƣơng pháp khác Không thu năng lƣợng Thu hồi năng lƣợng 1 Đức 46 2 0 36 16 tái chế 2 Đan Mạch 29 4 0 48 19 tái chế 3 Canada 80 2 8 10 tái chế 4 Pháp 40 22 0 38 5 Ý 74 3 20 3 tái chế 6 Hà Lan 45 4 0 51 7 Anh 88 1 0 11 8 Thuỵ Điển 35 10 0 55 9 Nhật Bản 23 4,2 72,8 10 Mỹ 67 2 16 15 tái chế