Mô hình thích ứng cây chịu hạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa của một số dân tộc thiểu số trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 80)

Kết quả của các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu người dân và tham vấn ý kiến của các phòng ban chuyên môn, mô hình về cây chống chịu hạn lựa chọn cho vụ xuân trên chân đất lúa 1 vụ là trồng cây đậu xanh. Giống đậu xanh sử dụng là giống đỗ mốc, hạt nhỏ (một loại giống địa phương). Đậu xanh được trồng vào cuối tháng 3, là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 60-70 ngày đã cho thu hoạch nên giải phóng đất kịp thời cho cây trồng vụ sau. Trồng đậu xanh còn có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn. Sản phẩm phụ của cây đậu xanh (rễ, thân lá) là nguồn phân bón tại chỗ khá giàu đạm, sẽ giảm lượng phân bón hóa học cho cây lúa vụ mùa, từ đó đất đai sẽ được bảo vệ và tăng độ phì. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sẽ nhìn nhận đến yếu tố kiến thức bản địa đồng thời chú ý đến những lưu ý trong kỹ thuật trồng đậu xanh hiện nay

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.21. Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây đậu xanh chịu hạn

Tiêu chí của mô hình Đặc điểm

Giống đậu xanh Giống đỗ xanh mốc, 1 giống địa phương đang trồng phổ biến ở miền núi phía Bắc

Tính phù hợp

- Thích hợp với nhiều loại đất, có khả năng cải tạo đất. - Sử dụng cho các dịp lễ tết truyền thống, hoặc bán - Kỹ thuật canh tác và kỹ thuật để giống dựa vào kiến thức bản địa và kinh nghiệm của người dân

- Cải thịện thu nhập trên đất bỏ hoang vụ xuân

Kiến thức bản địa

- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh do người dân tự sản xuất từ sản phẩm phụ nông nghiệp của vụ trước.

- Kỹ thuật để giống trong vại, chai, lọ thủy tinh, - Kỹ thuật phòng trừ rệp bằng tro

Tính thích ứng BĐKH

- Có khả năng chống chịu hạn tốt

- Là loại cây ngắn ngày, thân lá có thể làm phân bón giàu đạm cho cây trồng vụ mùa, để giảm lượng sử dụng phân bón hóa học. Lùi thời vụ trồng muộn hơn.

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2013)

Tính thích ứng với hạn: ngắn ngày, ít cần nước, cải tạo đất, giữ ẩm.

Giống đậu xanh địa phương (đỗ mốc) là một cây trồng bản địa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng 60-70 ngày), giai đoạn gieo hạt (khi hoa xoan nở) chỉ cần một lượng nước nhỏ, đủ ẩm cây có thể mọc. Trong thời kỳ sinh trưởng cây cũng không cần nhiều nước như lúa, ngô, cho nên được coi là cây trồng chịu hạn tốt. Cây cho thu hoạch sớm nên không bị ảnh hưởng bởi mưa cuối vụ như đậu tương và giải phóng đất sớm chuẩn bị cho cấy lúa vụ mùa.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài chức năng cải tạo đất nhờ vào khả năng cố định đạm, thân lá của đậu xanh để tại chỗ làm phân bón cho lúa mùa rất tốt.

Điều kiện đất đai

Cây đậu xanh cũng như tất cả các cây họ đậu có khả năng thích nghi rộng trên rất nhiều loại đất cạn khác nhau. Đậu xanh được đánh giá là cây chịu hạn, chịu kiềm, chịu độ muối khá cao trong đất. Tại vùng nghiên cứu tất cả các loại đất cạn 1 vụ lúa mùa bỏ hoang trong vụ xuân đều có thể trồng đậu xanh.

Đặc điểm bản địa người dân áp dụng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc

Nhìn chung người dân áp dụng theo quy trình kỹ thuật phổ biến hiện nay, tuy nhiên có một số đặc điểm kiến thức bản địa riêng của vùng:

- Sử dụng giống đỗ mốc hạt nhỏ địa phương, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tương đối tốt.

- Người dân đã lùi thời vụ trồng đậu xanh trong vụ xuân vào cuối tháng 3, khi đất đã đủ ẩm, và thời tiết bắt đầu ấm lên, để tránh phải gieo đi gieo lại nhiều lần, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

- Trong giai đoạn cây sinh trưởng, nếu có rệp muội thì người dân sử dụng tro bếp để trừ nên hạn chế được chi phí cho phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo sản phẩm là sản phẩm an toàn.

- Sâu ban miêu ăn lá và hoa: Bắt và xâu thành xâu cắm giữa ruộng để xua đuổi

- Người dân thường dùng tro bếp hoặc lá xoan phơi khô để bảo quản hạt đậu xanh, đặc biệt là hạt đậu xanh làm giống, sử dụng tro bếp chộn với hạt đậu xanh rồi cho vào chum vại, rắc phía trên 1 ít tro có thể đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao trong năm sau.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa của một số dân tộc thiểu số trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 80)