Mô hình cây trồng thích ứng rét

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa của một số dân tộc thiểu số trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 74 - 77)

Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanum tuberosum), thuộc họ cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 70-90 ngày, là loại cây trồng lấy củ, tinh bột rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì, và ngô. Các tiêu chí cụ thể của mô hình cây khoai tây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiêu chí của mô hình Đặc điểm

Giống khoai tây - Giống khoai tây Đức, có thịt củ màu vàng đang trồng phổ biễn ở miền núi phía Bắc

Tính phù hợp - Phù hợp với điều kiện đất đai, khả năng đầu tư của người dân

- Kỹ thuật canh tác và kỹ thuật để giống dựa vào kiến thức bản địa và kinh nghiệm của người dân

- Giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi trong vụ đông - Cải thiện thu nhập cho mùa rét trong khi các cây trồng khác không cho thu nhập

Kiến thức bản địa - Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh do người dân tự sản xuất từ sản phẩm phụ nông nghiệp

- Lên luống thấp, bề mặt luống rộng để chống hạn và Sử dụng rơm, rạ độn trong luống để tăng độ ẩm, độ tơi xốp

Tính thích ứng BĐKH - Trong điều kiện rét ngày càng kéo dài, khoai tây Đức lõi màu vàng là cây trồng có khả năng chống chịu rét tốt nhất tại vùng nghiên cứu

- Là loại cây ngắn ngày, sản phẩm thân lá có thể làm phân bón cho cây trồng vụ xuân

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2013)

Mô hình khoai tây thích ứng rét sẽ sử dụng giống khoai tây Đức có thịt củ màu vàng, thịt củ kết cấu chặt, có vị đậm. Chân đất được lựa chọn là đất cát pha chủ động nước của 15-20 hộ gia đình. Mô hình sẽ áp dụng tối đa các kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân địa phương và có chú ý đến những lưu ý về kỹ thuật trồng. Nguồn phân bón được sử dụng chủ yếu từ phân gia súc được ủ hoai mục với chất độn chuồng. Khi rạch hàng trồng sẽ độn rơm rạ vừa thu hoạch lúa mùa để tận dụng nguồn phân bón và tăng độ ẩm,độ xốp cho củ phát triển. Luống trồng sẽ được lên thấp và áp dụng các biện pháp chăm sóc để tăng cường khả năng sinh trưởng, chống chịu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khoai Tây là cây ưa lạnh. Trong điều kiện khí hậu vụ đông ở miền núi phía bắc lạnh giá, cây khoai tây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất (nhiệt độ thích hợp cho khoai tây sinh trưởng, phát triển từ 15-250). Đặc biệt với những chân ruộng trồng lúa bao thai thu hoạch muộn (10/11), trong khi những cây trồng truyền thống như ngô, khoai lang không thể sinh trưởng, phát triển được, thì cây khoai tây tỏ ra có ưu thế và thích ứng hơn cả nên được xem là cây chịu lạnh cần được thử nghiệm mô hình và phát triển nhân rộng tại địa phương.

Điều kiện đất đai: Điều kiện đất đai cây khoai tây yêu cầu không quá khắt khe, trên đất cát pha, thịt nhẹ, bãi bồi ven suối đều có thể trồng. Qua thảo luận với người dân và cán bộ chuyên môn tỉnh, huyện diện tích đất này của 2 xã vào vụ đông tương đối lớn, bao gồm gần hết diện tích đất lúa 2 vụ và 1 phần diện tích đất lúa 1 vụ hiện tại đang bỏ hoang vụ đông.

Kiến thức bản địa sử dụng trong mô hình (cây khoai tây) thích ứng với rét

Tuy cây khoai tây không phải là giống cây trồng bản địa tại vùng nghiên cứu, nhưng người dân đã từng trồng với quy mô nhỏ chủ yếu để tự phục vụ cho gia đình và có một số kinh nghiệm trong sản xuất cây khoai tây: - Khi trồng chỉ cần tạo một rãnh nhỏ khoảng 15-10cm, đủ để đi lại và tiện chăm sóc đồng thời hạn chế hạn hán

- Khi rạch hàng trồng thay vì phải đập đất nhỏ cho tơi xốp, người dân đã tận dụng một lượng rơm rạ để độn phía dưới, rồi mới đặt củ lên, vừa tận dụng phân bón tại chỗ lại góp phần bảo vệ môi trường.

- Đối với những củ giống nhỏ người dân sử dụng cả củ để trồng, nhưng những củ to, người dân bổ nhỏ rồi chấm với tro bếp để hạn chế vi khuẩn thâm nhập, vừa tiết kiệm giống lại giảm chi phí.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Khi trồng người dân rắc thêm vôi bột để hạn chế sâu bệnh - Tưới vào buổi sáng để rửa lá hạn chế sương muối

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa của một số dân tộc thiểu số trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 74 - 77)