KTBĐ của dân tộc Tày xã Thanh Vận

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa của một số dân tộc thiểu số trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 61 - 67)

3.3.1.1. Các loài/giống bản địa (GBĐ) và kiến thức bản địa/kiến thức địa phương liên quan đến giống bản địa này.

Bảng 3.8: Kết quả phân loại nhóm cây trồng xã Thanh Vận

Nguồn ổ biến tại địa

phƣơng (bán đƣợc)

- Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo - Cây ăn quả: cam, quýt, mơ, hồng

- Cây rau: Bí đỏ, các cây rau và gia vị khác:Đinh lăng, rấp cá, cà chua, hung, gừng…

- Mỡ, xoan, keo - Cam, quýt, mơ, hồng

- Xoan

- Bí đỏ, các cây rau và gia vị: Đinh lăng, rấp cá,cà chua, hung

- Cây lương thực: Lúa Bao thai, Khang dân 18, Nếp 87; ngô 8698, ngô NK54, ngô tẻ địa phương.

- Cây màu: Khoai lang, khoai Tây, khoai tàu; đỗ tương DT84, đỗ xanh; lạc đỏ

- Lúa Bao thai, Khang dân 18, Nếp 87; ngô 8698, ngô NK54 - Khoai lang, khoai Tàu; đỗ tương DT84, đỗ xanh; lạc đỏ

- Lúa Bao thai, Khang dân, tẻ “Chàn tôn”, “Lườn Tua”, nếp “Nua non”; ngô tẻ địa phương, ngô nếp cổ. - Khoai lang, đỗ mố , lạc đỏ

đồi rừng

- Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo - Cây ăn quả: cam, quýt, mơ, hồng, chuối tây

- Cây lương thực, thực phẩm: Ngô 9698, ngô NK54, ngô tẻ địa phương, sắn đắng, lạc đỏ, đỗ xanh

- Mỡ, xoan, keo - Cam, quýt, mơ, hồng, chuối tây - Ngô 9698, ngô NK54, ngô tẻ địa phương - Gừng ta - Xoan

- Ngô tẻ địa phương - Sắn đắng, lạc đỏ, đỗ xanh

- Gừng, giềng, ba kích, Hà thủ ô, bình vôi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cây dược liệu: Ba kích, hà thủ ô, gừng ta, bình vôi - Cây dong giềng

- Cây dong giềng

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2013)

Bảng 3.9: Cây trồng bản địa và khả năng thích ứng của dân tộc Tày

STT Cây bản địa Ƣu điểm Khả năng thích ứng

1 Lúa bao thai

Gạo ngon, dẻo vừa phải, chi phí đầu tư cho giống lúa này không cao, giá bán ra thị trường cao hơn giống lúa khác.

Có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết

2 Lúa khang dân

Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao.

Có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Thích hợp với những ruộng lúa hay bị cạn về cuối năm

3 Ngô nếp

Có thể thích nghi với nhiều loại đất : đất ruộng, đất đồi, đất soi bãi

Đây là giống có khả nặng chịu hạn tốt hơn các giống ngô mới hiện có ở thôn

4 Khoai lang

Dễ trồng, không tốn công chăm sóc. Có thể tận dụng cả thân, lá, ngọn và củ

Phù hợp với điều kiện địa phương, chưa thấy bị tác động hoặc ảnh hưởng bởi BĐKH

5 Đậu xanh

Chăm sóc đơn giản, không tốn công. Chất lượng hạt ngon

Có khả năng chịu hạn tốt

6 Gừng

Vừa là cây gia vị và cũng là cây dược liệu, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, dễ bán

Có độ thích ứng cao, có thể trồng xen canh với cây khác. Cây Gừng trồng dưới tán rừng tự

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiên, rừng trồng, làm tăng độ dày cho lớp cây bụi, thảm tươi

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2013)

3.3.1.2. Kiến thức bản địa và kinh nghiệm trong hệ thống canh tác, sản xuất nông nghiệp

- Phương thức sử dụng đất nông nghiệp, chọn đất

Bảng 3.10: Phƣơng thức sử dụng đất nông nghiệp, chọn đất xã Thanh Vận

Loại đất Hệ thống canh tác

Đất ruộng Đất chân ruộng bậc cao (1 vụ lúa)

- Bỏ hoang - lúa mùa (bao thai) - hoang

- Đậu tương (DT84) - lúa mùa(Bao thai) - hoang - Đậu xanh - lúa mùa(bai thai, khang dân) - hoang - Lạc đỏ xuân- ngô đông

- Ngô xuân (ngô 9689, ngô nếp, NK54) – ngô, khoai mùa

- Bỏ hoang- mạ mùa- ngô thu đông(ngô 9689, ngô nếp, NK54)

Đất chân ruộng bậc thấp trũng (2

vụ lúa)

- Lúa xuân – lúa mùa – bỏ hoang

- Lúa xuân (khang dân 18) – lúa mùa ( bao thai, nếp 87) – khoai lang

- Lúa xuân(khang dân) – lúa mùa(nếp 87, Bao thai) – Khoai tây

- Lúa xuân(Khang dân 18) – lúa mùa(nếp 87, Bao thai) – ngô(9698)

Đất soi bãi Gần bờ song, suối - Ngô xen đậu xanh, đậu tương - Lạc, khoai lang

Xa bờ sông, suối - Đậu xanh, đỗ tương

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rừng - Cây lâm nghiệp (keo, mỡ, tre luồng) - Cây lâm nghiệp xen sắn đắng hoặc ngô

Tầng thấp - Chuối xen cây nông nghiệp (đậu đỗ, ngô), gừng trong 1-2 năm đầu.

(Nguồn: kết quả điều tra, 2013)

Do các bản của dân tộc người Tày sinh sống ở chân các dẫy núi, có vị trí cao hơn các bản của dân tộc người Thái, nên cách chọn đất để trồng các loại cây trồng phù hợp là rất có ý nghĩa. Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó. Người Tày có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Chọn chỗ đất sâu để cấy lúa, chọn đất soi bãi (được bồi đắp từ sông, suối) để trồng cây hoa mầu, chọn chỗ đất cao bằng phẳng để dựng nhà sinh sống. Nếu muốn trồng lúa được tốt đặc biệt là loại lúa nếp thì chọn ruộng bằng phẳng, đất mầu đen và tiện cho nước vào được, còn trồng khoai lang hay lạc thì chọn soi bãi gần bờ suối là tốt nhất, trồng đậu tương, ngô thì có thể chọn đất soi bãi ở xa bờ suối hoặc trong vườn nhà.

- Tập quán canh tác và công cụ sản xuất

Do địa hình sinh sống của người Tày ở dưới chân núi và ven theo bờ suối, mặc dù địa hình không bằng phẳng nhưng những thửa ruộng, đất vườn được người dân phân chia theo từng lô nhỏ có độ đốc nhỏ. Người Tày ở đây không làm nương mà trồng hoa mầu trên đất soi, bãi vì vậy tập quán canh tác cũng gần giống với người kinh.

Canh tác lúa nước: Do ảnh của tập quán sản xuất cũ nên phương thức canh tác lúa nước của người Tày rất thô sơ, người dân ít chú ý bón phân chăm sóc cho lúa. Họ chỉ sử dụng lượng phân hóa học rất ít chủ yếu là phân tổng hợp NPK vì vậy năng suất lúa chưa cao. Nguồn dinh dưỡng bón cho lúa chủ yếu là lượng phân của gia súc gia cầm của gia đình. Công cụ làm đất chủ yếu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựa vào sức kéo của trâu để cầy bừa, người Tày cũng làm mạ dược và cấy lúa như người kinh. Những nơi dễ ảnh hưởng người dân chủ động tân cao ruộng, đắp bờ trước, kết hợp với trồng tre, vối ở những ruộng gần suối để nước lũ không tràn lên được và hạn chế sự sạt lở bờ thửa do cây tre và cây vối làm cho bờ chắc chắn hơn.

Trồng các loại cây rau mầu trên diện tích đất soi, bãi: Người dân biết phương thức tận dụng nguồn đất phù sa được bồi đắp bởi các con sông suối để làm nơi trồng cây rau mầu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày mang lại nguồn lương thực cho gia đình. Trên diện tích đất soi bãi họ biết đắp bờ, làm mương dẫn nước vào ruộng. Biết bón phân chuồng để tăng năng suất cây trồng, biết cách trồng xen giữa ngô, bí đỏ, đậu tương để tận dụng diện tích đất dư thừa.

- Kiến thức bản địa về mùa vụ

Bảng 3.11: Lịch gieo trồng cây nông nghiệp dân tộc Tày

Trƣớc đây Hiện nay

Công việc Tháng (dương lịch) Tháng (âm lịch) Tháng (dương lịch) Tháng (âm lịch) 1- 2 1 2 - 3 2 Gieo mạ xuân 3 – 4 2 – 3 4 3 Trồng đậu xanh,

đậu tương, ngô 5 – 6 5 6 - 7 6 Trồng đậu xanh 8 – 9 8 7- 8 7 Trồng ngô

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2013)

Người Tày ở đây có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng mình, nhằm đạt được năng suất cao nhất.

Trước đây việc gieo cấy của người dân thường dựa vào một loại cây có tên gọi là cò khảng khá đặc điểm giống như cây dong giềng thường mọc ở dọc bờ suối để gieo cấy vì vậy Người Tày có câu: “Tham pư lồng chả, hả pư

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nằm là” tức là khi cây cò khảng khá được ba lá thì gieo mạ, năm lá thì cấy. Ngoài ra người Tày ở đây còn dưa vào một số kinh nghiệm khác được đúc kết thành các câu ca dao tục ngữ như “Mang chủng giá xì, giả trí giá là” có nghĩa là sau hạ trí thì thôi cấy ruộng.

Người dân ở đây đã chủ động thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây trồng như chuyển đổi thời gian gieo mạ, gieo mạ muộn hơn thay vì gieo vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 thì người dân chuyển sang gieo vào cuối tháng 2 khi đó thời tiết ấm hơn, mạ ít bị chết rét hơn. Hay chủ động trồng ngô sớm hơn trong vụ đông kết hợp với chăm sóc cây con sớm để cây sinh trưởng khoẻ khả năng chống chịu tốt hơn, và ngô ra hoa, đậu quả trước thời điểm 20/11 để tránh rét, vì từ thời điểm 20/11 thường có những đợt rét đậm làm cho ngô không kết hạt được. Trong sản xuất lâm nghiệp người dân cũng chủ động thay đổi thơi vụ một cách linh hoạt theo điều kiện thời tiết khí hậu, chỉ mang cây con đi trồng sau khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để đảm bảo cây trồng có thể sống được.

Nông dân tại địa phương có kinh nghiệm gieo đỗ xanh vào vụ hè thu sẽ cho năng suất cao và ít sâu bệnh vì: Sau khi gieo hạt, trời thường xuyên có mưa, hạt sẽ nảy mầm nhanh, cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao; khi quả lớn thì thời tiết trở mát và se lạnh nên hạn chế được sự phát triển, phá hoại của sâu bệnh hại. Trong giai đoạn cây sinh trưởng, nếu có rệp muội thì người dân chỉ sử dụng tro bếp để trừ nên hạn chế được chi phí cho phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo sản phẩm là sản phẩm an toàn.

3.3.1.3. Các kiến thức bản địa của người dân về dự báo thời tiết

Bảng 3.12: Nhận biết dấu hiệu thời tiết xấu dân tộc Tày

Hiện tƣợng Dấu hiệu Tỷ lệ (%hộ)

Mƣa, bão - Chuồn chuồn bay thấp 100

- Kiến di chuyển cả đàn qua đường 100 - - Đàn vịt ở nhà tự nhiên kêu ầm ĩ 80

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- - Mối bay ra nhiều 100 - Rêu mọc ở đá suối bong ra, nổi nhiều

thành từng đám 70

Nắng, hạn - Năm nào cây cỏ môi mọc tràn ra suối 70

- Ban đêm trời có nhiều sao 100

Rét đậm, rét hại - Cây cọ càng sai quả và quả càng xanh 90

(Kết quả điều tra, 2013)

.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa của một số dân tộc thiểu số trong giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)