0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NHẸ RỦI RO VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN (Trang 43 -89 )

- Một số đặc điểm chính về tình hình tự nhiên và kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá những hiện tượng thời tiết bất thường và ảnh hưởng trong những năm gần đây của địa bàn nghiên cứu

- Các kiến thức bản địa của người dân trong đời sống sinh hoạt và sản xuất - Đề xuất mô hình thích ứng BĐKH dựa vào kiến thức bản địa của người dân

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thấp số liệu thứ cấp đã công bố từ cấp tỉnh, huyện và xã thông qua các báo cáo điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội;

- Tài liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo thống kê, các báo cáo hàng năm và báo cáo giai đoạn, các báo cáo nghiên cứu đã được công bố,…cơ quan cung cấp là các cơ quan thống kê (tỉnh, huyện và xã), các đơn vị hành chính (UBND huyện, phòng Nông nghiệp &PTNT, UBND xã,..)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hộ gia đình, và quan sát. Lựa chọn 2 xã điểm đại diện cho 2 dân tộc chính của huyện là dân tộc Tày - xã Thanh Vận và dân tộc Dao – xã Tân Sơn.

* Thảo luận nhóm trong nghiên cứu này đã được tiến hành như sau:

Mỗi xã lựa chọn ra 2 nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 5 - 7 người đại diện cho các cộng đồng dân tộc chính ở tại địa phương.

- Nhóm một, bao gồm: lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách nông nghiệp, trưởng thôn, đại diện hội nông dân, hội phụ nữ xã. Nội dung của cuộc thảo luận nhóm này là (i) xác định sự biến đổi khí hậu qua thời gian, phương pháp hồi cố đã được sử dụng. (ii) xác định vị trí địa lý của xã, cách phân bố dân cư, hệ thống sản xuất, đồng thời xác định những khu vực chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu. (iii) phân tích cây vấn đề về nguyên nhân biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp như thế nào.

- Nhóm hai, bao gồm: Các hộ nông dân gồm cả hộ nghèo và hộ không nghèo nhằm thu thập những thông tin liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi, nguồn nước, đất đai.

* Phỏng vấn sâu: được tiến hành khi đã có thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp của các cuộc thảo luận nhóm phía trên. Phỏng vấn sâu bao gồm cán bộ địa phương phụ trách nông nghiệp và nông dân. Nông dân được lựa chọn tham gia phỏng vấn sâu là những người am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu. Những thông tin chính trong cuộc phỏng vấn sâu là khẳng định lại và khai thác sâu về: xu hướng của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây dựa vào phương pháp hồi cố, các tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu, các

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động thích ứng trong sản xuất và các kinh nghiệm dự đoán thiên tai, sự thay đổi khí hậu của người dân tại vùng nghiên cứu.

Tại mỗi xã các thành phần tham gia phỏng vấn sâu bao gồm: - Người già: 3 nam và 3 nữ

- Người am hiểu: 3 người

- Cán bộ lãnh đạo xã: 01 cán bộ Hội nông dân và 01 cán bộ Hội phụ nữ )

* Chọn hộ và phỏng vấn hộ gia đình: sau khi thu thập và phân loại thông tin dữ liệu, các hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên có định hướng để tham gia phỏng vấn. Các nhóm hộ được lựa chọn bao gồm hộ nghèo và hộ trên nghèo có sản xuất nông nghiệp. Tại xã Thanh Vận chọn 2 xóm điểm là Nà Rẫy và Khau Chủ. Xã Tân Sơn chọn ra 2 xóm điểm là xóm Khuổi Đeng 1 và Khuổi Đeng 2. Ở mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 10 hộ để phỏng vấn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm chính về tình hình tự nhiên và kinh tế, xã hội của huyện Chợ Mới huyện Chợ Mới

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 60.651,00 ha.

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn;

- Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, và tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Đông giáp huyện Na Rì và tỉnh Lạng Sơn.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, thung lũng, sông suối. Do vậy địa hình bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu.

Khí hậu huyện Chợ mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 21oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7 và tháng 8 (27 - 27,5oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 - 14,5oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850o

C. Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2 -3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân.

Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1510mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.

3.1.1.4. Thuỷ văn.

Sông Cầu con sông duy nhất chảy qua địa phận huyện Chợ Mới, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ núi Tam Tao, chảy qua Bạch Thông, Chợ Mới, chảy sang Thái Nguyên và hợp lưu với sông Thái Bình, Phả Lại. Chiều dài trên địa phận tỉnh Bắc Kạn khoảng 100 km, với lưu vực trên 510 km2 cùng hàng chục con suối lớn nhỏ. Lòng sông rộng, ít thác ghềnh, sông Cầu là tuyến đường thuỷ quan trọng phục vụ vận tải liên huyện và liên tỉnh, nối Chợ Mới với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Với lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu còn là nguồn nước mặt quan trọng phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt cho dân cư.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên.

3.1.2.1. Tài nguyên đất.

Về thổ nhưỡng, qua kết quả phân loại đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phổ biến là các loại đất sau:

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp như chè, hồi, quế...

- Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất bồi tụ (phù sa ngòi suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, thường phân bố dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng quỹ đất của huyện: 60.651,00 ha: Trong đó.

- Đất nông nghiệp:55.479,03 ha; - Đất phi nông nghiệp: 2.322,52 ha; - Đất chưa sử dụng: 2.849,45 ha.

3.1.2.2. Tài nguyên nước.

Được phân thành 2 loại chính sau:

- Nước mặt: Qua phân tích chế độ mưa, lưu lượng các sông suối, hồ nước cho thấy nguồn nước mặt ở Chợ Mới khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng trên địa bàn.

- Nước ngầm: Không có số các số liệu điều tra,khảo sát cụ thể về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Chợ Mới. Tuy nhiên qua khảo sát một số giếng đoà tại các khu vực định canh, định cư lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá lớn đủ để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đắc biệt là ở chân các hợp thuỷ gần suối mực nước ngầm có thể thấy ở độ sâu từ 4 - 11 m.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Chợ Mới có 50.137,73 ha đất lâm nghiệp, chiếm 82,67 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, độ che phủ đạt 76,56%. Trong đó: Rừng sản xuất có 38.968,04 ha, chiếm 64,25%; rừng phòng hộ 11.169,69 ha, chiếm 18,42%. Huyện có thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú, song nhìn chung thảm thực vật ở đây đã chịu sự tác động của con người, không còn rừng nguyên sinh và chủ yếu là rừng nghèo.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản.

Chợ Mới là địa bàn có nhiều loại khoáng sản trông đó phải kể đến một số khoáng sản có tiềm năng và số lượng lớn như vàng, Photphorit, khai thác vật liệu vật liệu xây dựng...Ngoài ra huyện còn có một số loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng về công nghiệp không nhiều.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (trong đó có 15 xã và 1 thị trấn Chợ Mới. Với số dân là 36.764 người, mật độ là 60,55 người/km2. Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống là người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Chay, Hoa và Mông. Người dân Chợ Mới có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp, mặc dù trình độ lao động còn hạn chế song với đặc tính cần cù và nhạy bén nên trong quá trình lao động có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

Năm 2012, dân số huyện có 37,668 người, mật độ dân số trung bình 62,11 người/km2, trong đó:

Dân số đô thị 2.452 người. Dân số nông thôn 35.216 người.

Năm 2012, toàn huyện có 22 816 người trong độ tuổi lao động, trong đó số người có khả năng lao động là 22 457 người, người mất khả năng lao động là 310 người. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất ít. Từ huyện đến cơ sở đã tích cực và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động những người trong độ tuổi lao động đi lao động trong nước và xuất khẩu. Tính đến đầu năm 2010, số lao động đi xuất khẩu mới chỉ có hơn 200 người, đi lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh khoảng 2.541 lao động.

Huyện Chợ Mới có 7 dân tộc sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán chay. Người Kinh chiếm khoảng 20% dân số, chủ yếu tập trung ở vùng thấp và thị trấn. Người Tày chiếm khoảng 56,9% phân bố hầu khắp các địa bàn trong huyện. Đây là lớp dân cư bản địa, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao trong vùng. Ngôn ngữ Tày cùng tiếng phổ thông đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của các dân tộc. Người Nùng chiếm khoảng 3,26% dân

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số; người Dao chiếm khoảng trên 17%; người Mông, Hoa, Sán chay có mặt muộn hơn chiếm khoảng trên 2%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Về nông nghiệp

Bảng 3.1: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất

(tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Lúa xuân 972 48.74 4 738 2 Lúa mùa 1 735 48.22 8 367 3 Lúa nương 41 19.02 78 4 Ngô xuân 1 375 34.34 4 722 5 Ngô mùa 749 39.02 2 923 6 Lạc 114.8 17.42 200 7 Sắn 270 120 3 240 8 Khoai lang 108.5 36.31 394 9 Rau các loại 280 65,96 1849.53 10 Đậu các loại 124 8.42 114 11 Dong giềng 35 887 3 105 12 Mía 100 485 4 850 13 Thuốc lá 150 15.53 233 14 Gừng 107.6 299 3 217.24

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông – lâm nghiệp 2012, nhiệm vụ trọng tâm 2013 huyện Chợ Mới)

Như vậy tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 20827/20724 tấn = 100.5 % kế hoạch (KH).

Cây lúa: tổng diện tích thực hiện 2748/2680 ha = 103 % KH. So với cùng kỳ diện tích tăng 91 ha. Sản lượng thóc đạt 13182/12571=105% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 765 tấn = 6%.

Cây đậu các loại: thực hiện được 124/99 ha = 125% KH. (Trong đó vụ xuân 64 ha, vụ mùa 60 ha năng suất đạt 8.57 tạ/ha, sản lượng đạt 51 tấn). Năng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

suất bình quan đạt 8.42 ta/ha, sản lượng bình quân đạt 114/104 tấn = 100% KH. Tăng so với cùng kỳ là 24 ha. Sản lượng tăng so với cùng kỳ 12 tấn = 13%.

Cây gừng: thực hiện 107.6/75 ha = 143 % KH, tăng so với cùng kỳ 19 ha = 22%. Năng suất đạt 299 tạ/ha. Sản lượng tấn ước đạt 3214,24/2243 = 143% KH, tăng 657 tấn = 26%.

Bảng 3.2: Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm

STT Loại gia súc, gia cầm Số lƣợng( con)

1 Tổng đàn trâu, bò 8.130

2 Tổng đàn lợn 29.821

3 Tổng đàn gia cầm 134.974

4 Tổng đàn dê 2.174

5 Tổng đàn ngựa 311

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông – lâm nghiệp 2012, nhiệm vụ trọng tâm 2013 huyện Chợ Mới)

Đàn trâu, bò toàn huyện có là 8130/14720 con = 55% KH. (Đàn trâu có 6806 con; đàn bò có 1324 con).

Tổng đàn lợn có 29821/29500 con = 101 % KH.

3.2. Đánh giá những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng và ảnh hƣởng trong những năm gần đây của huyện Chợ Mới

3.2.1. Đánh giá những hiện tượng thời tiết bất thường

3.2.1.1. Lụt bão

Trong những năm gần đây thời tiết địa bàn huyện Chợ Mới diễn biến rất phức tạp, và không theo quy luật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm huyện Chợ Mới

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Mới)

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 9, lượng mưa cao nhất vào tháng 5, 6, 7 hàng năm. Hình 3.1 cho thấy rõ sự thay đổi lượng mưa giữa các tháng trong năm. Đặc biệt là năm 2011 lượng mưa đạt tới 416.3mm cao nhất vào tháng 7. Có thể thấy rằng lượng mưa trung bình các tháng năm 2011 là khá cao so với các năm khác.

Vào mừa mưa, mưa bão lớn kèm theo bão, lốc, lũ quét, mưa đá đã làm thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân và các công trình công cộng khác (đường giao thông, công trình thủy lợi…)

Bảng 3.3:Tổng thiệt hại từ năm 2007 đến năm 2011

Lĩnh vực thiệt hại Số tiền (tỷ đồng)

Nhà ở 2.08

Nông - lâm nghiệp 10.04 Giao thông thủy lợi 1.006

Công sở 0.075

13.201

(Nguồn:Báo cáo thực hiện công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn năm 2007-2011 và nhiệm vụ giai đoạn 2012-2020 huyện Chợ Mới)

Trong năm 2012 trên địa bàn huyện có mưa to và ảnh hưởng của hai cơn bão số 4, số 5 và các trận mưa, lốc ngày 20/4/2012 và một số ngày trong tháng 8/2012 nên đã có một số thiệt hại như sau:

Bảng 3.4: Thiệt hại do bão năm 2012

Loại thiệt hại Số tiền (triệu đồng)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NHẸ RỦI RO VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN (Trang 43 -89 )

×