Thực trạng phát triển các khu dân cư đô thị

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện qhsdđ giai đoạn 2006-2010 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường gia sàng - tp thái nguyên (Trang 37 - 93)

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong khu dân cư có nhiều thay đổi. Trên địa bàn phường đã xây dựng nhiều nhà cao tầng, xây dựng kiên cố và có kiến trúc hiện đại, tạo nên vẻ đẹp không gian đô thị, đặc biệt là khu trung tâm dọc theo trục đường Thống Nhất và đường Cách mạng Tháng 8. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi trong các khu dân cư đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tuy có đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhưng vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ứ đọng nước thải sinh hoạt, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu dân cư. Trong khi đó người dân vẫn chưa ý thức được hết tác hại trong vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc bảo vệ môi trường, đã vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

4.1.6.1. Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn phường ngoài tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên trên địa bàn còn có các tuyến đường trục chính và hệ thống đường trong các khu dân cư như sau:

- Một số trục đường chính như: đường Cách mạng Tháng 8, đường Thống Nhất, đường Bắc Nam… các tuyến đường này có độ rộng từ 15 - 38 m đã được trải nhựa có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế của phường với các phường, xã khác của thành phố.

- Các tuyến đường trong các khu dân cư có chiều dài khoảng 25 km được tu bổ thường xuyên đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay các tuyến đường này cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thông, nhưng định hướng trong tương lai cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các tuyến đường khu dân cư đã dần được đổ bê tông, trong 5 năm qua phường đã đầu tư xây dựng hơn 18 km đường bê tông.

4.1.6.2. Thuỷ lợi.

Trong những năm gần đây hệ thống thuỷ lợi của phường đã được đầu tư đáng kể. Trên cơ sở kết hợp các nguồn ngân sách của thành phố và của phường đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi như kè, đập, hồ và kênh mương chủ động tưới tiêu 85% diện tích ruộng đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.6.3. Giáo dục - đào tạo.

Công tác giáo dục 5 năm qua đã có bước phát triển đáng kể, hệ thống trường lớp được quan tâm xây dựng, đến nay các phòng học của các bậc học đã được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được quan tâm phát triển, chất lượng dạy và học được nâng cao. Tỷ lệ học sinh bậc tiểu học lên lớp và tốt nghiệp hàng năm đạt 100%, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học. Bậc trung học cơ sở có tỷ lệ lên lớp đạt từ 98,5 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100%. Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đạt 100%, công tác khuyến học được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.

4.1.6.4. Y tế.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chú trọng, với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân, công tác y tế của phường không ngừng được tăng cường cả về thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: Tiêm chủng cho trẻ em, phòng chống bướu cổ, sốt rét... Trong năm 2010 tổ chức khám và chữa bệnh cho 11.000 lượt người. Trạm y tế phường đã được công nhận chuẩn quốc gia.

4.1.6.5. Văn hóa, thể dục - thể thao.

Trong những năm qua phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT trên địa bàn phường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình hoạt động có chất lượng và nội dung phong phú. Công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước, động viên được phong trào thi đua ở các khu dân cư. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở khu dân cư phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực.

4.1.6.6. Điện, nước sinh hoạt.

Hiện tại 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện tương đối ổn định do các trạm hạ thế, trạm trung chuyển. Đường dây vào các khu dân cư đã được quản lý tốt đảm bảo cho việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn phường được dùng từ hệ thống nước máy. Do hệ thống cấp nước sinh hoạt chưa đồng bộ nên một số khu dân cư chưa được sử dụng nước máy.

Trong những năm tới để góp phần thay đổi bộ mặt mới của đô thị, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện, nước sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân. phường cần có những đề xuất, kiến nghị với Thành phố, với Công ty cấp nước Thành phố, cũng như việc đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước sinh hoạt, đưa nước về đến các khu vực chưa có nước sạch sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe và cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

4.1.6.7. Bưu chính viễn thông.

Do yêu cầu của đời sống xã hội hiện nay hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông trên địa bàn phường tương đối tốt, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ các hộ lắp đặt điện thoại cố định ngày càng cao, sóng liên lạc di động được phủ kín đáp ứng mọi nhu cầu liên lạc của nhân dân.

4.1.6.7. Quốc phòng, an ninh.

BCH Đảng bộ phường luôn coi trọng công tác quân sự địa phương, trong đó lực lượng dân quân phường là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ tổ chức xây dựng phòng thủ khu vực. Công tác tuyển quân hàng năm đều hoàn thành 100% chỉ tiêu, số thanh niên nhập ngũ đều hoàn thành nhiệm vụ, không có hiện tượng đào ngũ, bỏ ngũ.

Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội thực hiện tốt và đã góp phần giải quyết tệ nạn xã hội, trật tự giao thông, tội phạm,... trên địa bàn. Tội phạm hình sự giảm đáng kể nhưng chưa triệt để, các tệ nạn xã hội như trộm do sơ hở, cờ bạc, đồng thời các dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

4.2. Đánh giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 -2010

4.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đầu kì quy hoạch 4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006

Phường phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 410,33 ha, bằng 2,32% diện tích toàn Thành phố. Năm 2006, cơ cấu diện tích đất của phường với 3 nhóm đất có diện tích và cơ cấu như sau:

* Nhóm đất nông nghiệp:

Diện tích 197,22 ha, chiếm tỷ lệ 48,06% diện tích tự nhiên của phường.

Đất sản xuất nông nghiệp:

Diện tích 180,26 ha, chiếm 91,40 tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng cây hàm năm chiếm ưu thế và được sử dụng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất trồng cây hàng năm:

Đất trồng cây hàng năm có diện tích 89,81 ha, chiếm 49,82% đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa có diện tích 69,75 ha (chiếm 77,66% ), đất trồng cây hàng năm còn lại 20,06 ha (chiếm 22,34%).- Đất trồng lúa: Hiện nay trên địa bàn phường diện tích đất trồng lúa có tỷ lệ rất cao so với diện tích đất trồng cây hàng năm và đang giảm dần do tốc độ đô thị hoá mạnh với diện tích 69,75 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 60,39 ha và đất trồng lúa nước còn lại là 9,36 ha.

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: có diện tích 20,06 ha, chủ yếu là những diện tích đất trồng rau màu của các hộ gia đình trong khu dân cư. Trong tương lai diện tích loại đất này sẽ tăng do việc đưa vào sử dụng nhiều diện tích đất bằng chưa sử để khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất.

Đất trồng cây lâu năm:

Có diện tích 90,45 ha, chiếm 50,18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó. Đất trồng cây ăn quả lâu năm chiếm 100% đất trồng cây lâu năm. Diện tích đất này chủ yếu là cây ăn quả đặc trưng của miền nhiệt đới như mít, xoài, nhãn...

Đất lâm nghiệp:

Hiện nay đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn phường chủ yếu được trồng tại một số khu đồi thấp phía Tây của phường với tổng diện tích là 9,61 ha, chiếm 4,87% đất nông nghiệp. Trong đó toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp này là đất có rừng trồng sản xuất.

Đất nuôi trồng thuỷ sản:

Đất nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là diện tích đất ao trong các hộ gia đình và một số khu vực khác với tổng diện tích là 7,35 ha, chiếm 3,73 % diện tích nhóm đất nông nghiệp.

* Nhóm đất phi nông nghiệp:

Diện tích 194,03 ha, chiếm 47,29% diện tích tự nhiên, được sử dụng vào các loại đất sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 Đơn vị tính : ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích Cơ cấu ( % ) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 410,33 100,00 1 NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 197,22 48,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 180,26 91,40

1.1.1 * Đất trồng cây hàng năm CHN 89,81 49,82

1.1.1.1 - Đất trồng lúa LUA 69,75 77,66

1.1.1.1.1 + Đất chuyên trồng lúa nước LUC 60,39 86,58

1.1.1.1.2 + Đất trồng lúa nước còn lại LUK 9,36 13,42

1.1.1.2 - Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 20,06 22,34

1.1.2 * Đất trồng cây lâu năm CLN 90,45 50,18

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 9,61 4,87

1.2.1 * Đất rừng sản xuất RSX 9,61 100,00

1.2.1.1 - Đất có rừng trồng sản xuất RST 9,61 100,00

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,35 3,73

2 NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 194,03 47,29

2.1 * Đất ở OTC 60,61 31,24

2.1.1 - Đất ở tại đô thị ODT 60,61 100,00

2.2 * Đất chuyên dùng CDG 116,39 59,99

2.2.1 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 6,67 5,73

2.2.2 - Đất quốc phòng, an ninh CQA 9,51 8,17

2.2.3 -Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp SKC 33,54 22,37

2.2.4 - Đất có mục đích công cộng CCC 66,67 57,28

2.2.4.1 + Đất giao thông DGT 31,54 47,31

2.2.4.2 + Đất thuỷ lợi DTL 17,65 26,47

2.2.4.3 + Đất tải năng lợng, truyền thông DNT 2,42 3,63

2.2.4.4 + Đất cơ sở văn hóa DVH 0,32 0,48

2.2.4.5 + Đất cơ sở y tế DYT 0,04 0,06

2.2.4.6 + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 2,08 3,12

2.2.4.7 + Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 0,50 0,75

2.2.4.8 + Đất chợ DCH 0,50 0,75

2.2.4.9 + Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 11,62 17,43

2.4 * Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,17 0,60

2.5 * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 15,86 8,17

3 NHÓM ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG CSD 19,08 4,65

3.1 - Đất bằng chƣa sử dụng BCS 15,86 83,12 3.2 - Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 3,22 16,88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất ở tại đô thị:

Năm 2006 toàn phường có 60,61 ha diện tích đất ở, chiếm 31,24% tổng diện tích toàn phường, bình quân đất ở là 59,79 m2/người, cao hơn mức bình quân chung của thành phố. Với việc mở rộng các khu dân cư, khu đô thị mới nên trong những năm tới diện tích đất ở trên địa bàn phường sẽ tăng lên phù hợp với tiến trình phát triển của một thành phố hiện đại.

Đất chuyên dùng:

Năm 2006, diện tích đất chuyên dùng trên địa bàn phường có 116,39 ha, chiếm 59,99% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó chiếm ưu thế là diện tích đất có mục đích công cộng với 66,67ha (chiếm tỷ lệ 57,28%).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa.

Năm 2006 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn phường có 1,17 ha, chiếm 0,60% đất phi nông nghiệp.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 15,86ha (chiếm 8,17 %) Theo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2006 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của phường có diện tích là 15,86 ha, chiếm 8,17% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích loại đất này trong những năm tới tương đối ổn định do nhu cầu sử dụng đất không làm ảnh hưởng nhiều đến diện tích loại đất này.

4.2.1.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất; tính hợp lý của việc sử dụng đất; những tồn tại trong việc sử dụng đất

* Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn phường. Trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phường được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo nên việc giao đất, sử dụng đất của các chủ sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đô thị, một số chỉ tiêu sử dụng đất hiện nay không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải đảm bảo được phường về các chỉ tiêu đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khi nhu cầu của người dân ngày càng cao, dẫn đến tốc độ đô thị hóa cao.

Do vậy để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trong thời gian tới, đồng thời để đạt được những chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật cho việc phát triển một đô thị mang tầm vóc hiện đại phường Gia Sàng cần xác định lại cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với các ngành là điều tất yếu, đặc biệt là các chỉ tiêu về đất ở, đất giao thông, văn hoá, y tế, giáo dục và các công trình phúc lợi phường hội khác.

* Hiệu quả sử dụng đất.

Hiệu quả sử dụng đất phải được nhìn nhận đánh giá trên 3 khía cạnh của việc sử dụng đất.

- Hiệu quả kinh tế: Đây là mục tiêu đầu tiên trong sử dụng đất, việc khai thác tiềm năng đất đai đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực, thể hiện ở tổng sản lượng lương thực hàng năm thu được, bình quân lương thực trên một đầu người ngày càng tăng.

- Hiệu quả xã hội: Việc sử dụng đất cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả thiết thực như đã đánh giá trong phần thực trạng phát triển các ngành kinh tế ở trên. Góp phần ổn định trật tự xã hội, nâng cao đời sống vật chất và cả tinh thần cho nhân dân...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hiệu quả về môi trường: Việc sử dụng đất ít nhiều đều có ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên do việc khai thác, sử dụng đất luôn đi đôi với công tác bảo vệ, cải tạo môi trường nên môi trường ít bị ô nhiễm.

Hiện nay diện tích đất trên địa bàn phường diện tích đất nông nghiệp còn chiếm tới 44,03% tổng diện tích tự nhiên. Do vậy nhìn chung về mặt hiệu quả sử dụng đất đã được đang được phát huy một cách tối đa, hiện nay đất

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện qhsdđ giai đoạn 2006-2010 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường gia sàng - tp thái nguyên (Trang 37 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)