Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện qhsdđ giai đoạn 2006-2010 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường gia sàng - tp thái nguyên (Trang 28 - 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Gia Sàng có tổng diện tích tự nhiên là 410,33 ha. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp phường Phan Đình Phùng, phường Đồng Quang. - Phía Nam giáp phường Cam Giá, phường Phú Xá;

- Phía Đông giáp với phường Túc Duyên, Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ; - Phía Tây giáp phường Tân Lập.

Trên địa bàn phường có đường sắt và các tuyến đường giao thông chính chạy qua như đường Thống nhất, đường Cách mạng Tháng 8, đường Bắc Nam… Đây là điều kiện thuận lợi cho phường trong việc giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phường Gia Sàng có địa hình tương đối bằng phẳng so với địa hình chung của thành phố Thái Nguyên, độ cao trung bình 20 - 25 m thuận lợi cho việc phân bố khu dân cư và các công trình xây dựng.

4.1.1.3. Khí hậu

Phường Gia Sàng cũng như thành phố Thái Nguyên mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta. Được chia thành bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhiệt độ: Trung bình hàng năm thấp 220C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,90C, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 nhiệt độ trung bình là 16,40

C.

+ Lượng mưa: Tương đối phong phú, trung bình hàng năm cao với 2025 mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 3047 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 1248 mm. Bình quân có 198 ngày mưa/1 năm, tuy nhiên sự phân bố lượng mưa trong năm không đồng đều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm, do vậy vẫn xảy ra tình trạng ngập úng tại một số khu vực trũng. Trong khi đó vào mùa khô lượng mưa ít đã làm ảnh hưởng tới một số khu vực đất nông nghiệp cần tưới tiêu trên địa bàn phường.

+ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.617 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất 187,4 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.

+ Chế độ gió: Trên địa bàn phường xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s (tháng 4) vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.

+ Độ ẩm không khí: Khá cao 84%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 84 - 86% thấp nhất là 79% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn phường không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1. Các yếu tố thời tiết, khí hậu

Yếu tố Trung bình năm cao nhất Tháng thấp nhất Tháng

Nhiệt độ 220C 27,90C 16,40C

Lượng mưa 2025mm 3047 mm 1248 mm

Nắng 1.617 giờ 187,4 giờ 54,6 giờ

Chế độ gió 1- 3 m/s 2- 3 m/s 1-2 m/s

Độ ẩm không khí 84% 79% 86%

4.1.1.4. Thuỷ văn

Nằm trong hệ thống thuỷ văn của thành phố Thái Nguyên bên cạnh sông Cầu, trên địa bàn phường còn có hệ thống các suối nằm dọc ranh giới hành chính của phường theo phía Bắc và Tây. Mặt khác, trên địa bàn phường còn có hệ thống kênh thuỷ lợi phục vụ việc điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp của phường.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất.

Theo số liệu thống kê năm 2010, phường Gia Sàng có tổng diện tích tự nhiên 419,02 ha bao gồm:

- 189,81 ha đất trong nhóm đất nông nghiệp. Chủ yếu là đất Ferali nâu vàng trên các khu đồi thấp, ngoài ra có đất phù sa cổ tại nên các cánh đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- 212,93 ha đất trong nhóm đất phi nông nghiệp. Chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, phục vụ cho mục đích công cộng, đất ở.

- 16,12 ha đất trong nhóm đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi, đất Feralit đỏ vàng, hàm lượng mùn thấp, phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Chủ yếu phục vụ cho chuyển mục đích sang các loại hình sử dụng khác như đất ở, đất giao thông, công trình công cộng.

b. Các loại tài nguyên khác

b1. Tài nguyên nước.

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập chung tại các ao, hồ trong khu dân cư, được cung cấp nguồn nước bởi lượng nước mưa tự nhiên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hệ thống các dòng suối (suối Loàng, suối Sương Rồng) và sông Cầu. Trên địa bàn trong giai đoạn trước quy hoạch có 4 hồ chính Hồ Gia Sàng (1,2), hồ Bảy Mẫu, hồ Núi Tiện. Hiện nay do quá trình đô thị hóa mạnh, hồ Núi Tiện đã chuyển sang quy hoạch Trạm xử lý nước thải. Ngoài ra, còn các nguồn chứa nước khác như các ao, suối, do hệ thống thoát nước thải vẫn chưa hoàn thiện nên đã và đang có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là ao, suối tại khu vực quanh nhà máy cán thép Gia Sàng.

Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong phường cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chưa tốt trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Mặt khác, do công tác quản lý nguồn nước ngầm có nhiều hạn chế, các hộ gia đình tự ý khoan giếng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm mà nguồn nước ngầm hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm, một số hộ gần nhà máy đã phải chuyển hẳn sang dùng nước máy qua trạm xử lý nước thải, hoặc phải dùng các máy lọc nước thì mới đưa vào sử dụng.

b2. Tài nguyên rừng.

Theo kết quả kiểm kê 01/01/2010, phường có 6,47 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu phát triển ở phía Tây của phường nơi có địa hình vùng đồi thấp. Hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý.

Diện tích rừng trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, mỡ phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của người dân tại địa phương.

c. Tài nguyên nhân văn.

Về trình độ lao động:Hiện nay trên địa bàn phường có 3.305 hộ dân với 12.216 nhân khẩu. Trong đó, có 6.768 nhân khẩu trong độ tuổi lao động còn lại là người già và trẻ em chưa đến tuổi lao động. Trình độ lao động của người dân tại phường ở mức trung bình so với mặt bằng chung của toàn thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(số người có trình độ đại học là 1.799 người, trình độ cao đẳng, trung cấp, 12/12 là 3.576 người, còn lại là lao động trong nông nghiệp, các nghề dịch vụ, thương mại…).

Về ý thức, nhận thức của người dân. Người dân sinh sống phường có truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Chính quyền địa phương liên tục tuyên truyền ý thức chấp hành luật pháp, vận động người dân tham gia các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào đạt danh hiệu hộ gia đình văn hoá.

4.1.3. Cảnh quan môi trường.

Với vị trí địa lý nằm gần trung tâm của thành phố Thái Nguyên, phường Gia Sàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong quá trình đô thị hoá. Cụ thể, trong 5 năm (2005-2010), phường đã có hai dự án lớn (dự án tái định cư trạm xử lý nước thải – TP Thái; Quy hoạch Trạm xử lý nước thải TP Thái Nguyên; Dự án cải tạo và nâng cấp đường Thanh niên Xung phong ; Dự án tượng đài Thanh niên Xung phong ; Dự án quy hoạch khu dân cư số 9 phường Gia Sàng). Với các quy hoạch đô thị được thực hiện đồng bộ cùng các phường trong thành phố, hệ thống đường giao thông, hệ thống cây xanh, hệ thống cấp thoát nước được triển khai liên tục, hiệu quả đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, hệ thống các công trình công cộng, trưòng học, trạm y tế, chợ cũng được sửa sang, nâng cấp do được đầu tư từ nguồn ngân sách của Nhà nước. Do vậy mà cảnh quan đô thị ngày càng phát triển.

* Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường a. Những thuận lợi, lợi thế.

Vị trí địa lý phường thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thuỷ là điều kiện thuận lợi cho phường trong giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế. Phường còn có nhà máy luyện cán thép, khu công nghiệp tại tổ 14 và một số cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình tương ổn định là những điều kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu nhà cao tầng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, tạo không gian kiến trúc đô thị, phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ.

b. Những khó khăn, hạn chế.

- Hiện tượng ngập úng, ứ đọng nước ở một số khu vực mùa mưa, gây kho khăn cho việc đi lại cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Sử dụng các nguồn tài nguyên (đất, nước) chưa được khoa học, hợp lý.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện qhsdđ giai đoạn 2006-2010 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường gia sàng - tp thái nguyên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)