4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế phường Gia Sàng đã có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới. Cụ thể, từ năm 2006 - 2010, thu nhập bình quân trên đầu người của phường đã tăng từ 500.000 USD/năm lên gần 1.000 USD/năm.
Qua khảo sát mức sống tại các hộ dân trên địa bàn phường, cho thấy thu nhập bình quân 1 người/1 tháng trong 2010 theo mức giá hiện hành đạt 1,500 triệu đồng chủ yếu là từ các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ, thương mại), còn chi tiêu đạt 1,100 triệu đồng. Mặc dù mức thu nhập lớn hơn chi tiêu, nhưng thực tế lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng đang khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Mức thu nhập trong giai đoạn 2008-2010 tăng bình quân 9,3%/năm (giai đoạn lạm phát cao lên tới hơn 40%) sau khi trừ đi yếu tố tăng giá đã thấp hơn mức thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ năm 2002-2004. Cũng theo khảo sát trên, khoảng cách giàu - nghèo, khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị đang ngày càng gia tăng. Năm 2010, thu nhập ở khu vực thành thị bình quân 1.750.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triệu đồng/người/tháng, cao hơn nhiều so với nông thôn 800.000 nghìn đồng/người/tháng. Điều đáng nói, hộ nghèo nhất thu nhập chỉ đạt 369.000 đồng/người/tháng.
4.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống kinh tế của địa phương. Trong đó kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng, thương mại và dịch vụ ngày càng phát triển. Ngoài ra ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển, các ngành nghề được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường.
4.1.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Năm 2010 tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phường là 189,81ha. Do quá trình đô thị hoá nên quỹ đất dành cho mục đích sản xuất nông nghiệp giảm dần là xu hướng phát triển tất yếu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.
- Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào các loại cây màu lúa, ngô, lạc, khoai lang và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau màu khác sản xuất trong hai vụ là vụ xuân và vụ mùa.
Để phát triển sản xuất và ổn định đời sống của nông dân phường đã khuyến khích chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng rau màu và cây có hiệu quả cao hơn. Đến nay 100% các hộ nông dân đều tận dụng được lao động trong việc canh tác kết hợp với chăn nuôi với các ngành nghề phụ, phát triển mô hình VAC, giá trị canh tác ngày càng được nâng lên, hàng năm sản lượng lương thực đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 6.375 tấn, vượt 109,57% kế hoạch [8]
- Về chăn nuôi: Khi diện tích trồng trọt ngày càng được thu hẹp lại thì kinh tế chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ, trong đó chủ lực là chăn nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi được kết hợp với các nghề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phụ như làm đậu phụ, nấu rượu, xay xát. Năm 2010, tổng lượng gia súc được chăn thả trên địa bàn đạt 1.123 con, tổng lượng gia cầm là 3.435 con. [8]
Công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cũng được địa phương quan tâm, thường xuyên phối hợp với Trạm thú y thành phố tổ chức kiểm tra và xử lý dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày một phát triển. Tốc độ tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn từ 6,5 tỷ năm 2006 lên 12,8 tỷ năm 2010, bình quân tăng 2,7% năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản suất hoạt động thường xuyên phát triển theo chiều sâu công nghệ mới, hiện đại đi đôi với mở rộng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Các ngành nghề sản xuất vẫn được duy trì và thường xuyên hoạt động như: chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đúc gang, cơ khí vẫn không ngừng được quan tâm đầu tư mở rộng, thu hút được nhiều nhân lực lao động góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thƣơng mại
Những năm qua, kinh tế thương mại dịch vụ trên địa bàn phường phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, có những chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phường với tốc độ tăng bình quân năm là 40,75%.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 số cơ sở kinh doanh thương mại tăng nhanh, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực tư nhân, đến năm 2010 có 650 hộ kinh doanh và 78 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.
Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh dịch vụ - thương mại đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hóa trên địa bàn phường, thành phố. Đặc biệt khi các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện thông qua số lượng các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng và mở rộng cả về quy mô cũng như chủng loại mặt hàng.
Trong thời gian tới, cần có những chiến lược phát triển thương mại - dịch vụ phù hợp, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị.
4.1.4.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số.
Theo báo cáo thống kê, đến cuối năm 2009, dân số phường Gia Sàng có 12.087 người (chiếm 5,25% dân số toàn thành phố), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
0,51%. Mật độ dân số của phường là 1.46 người/km2
thấp hơn so với mật độ dân số chung của thành phố 1.330 người/km2
.
Mặt khác dân số của phường còn có nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lượng lớn lao động nhập cư từ các nơi khác về, trong đó tập trung chủ yếu tại các cơ sở sản suất có ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý chung trên địa bàn phường.
Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn phường được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ ba giảm. Phường đã tiến hành việc ký kết giữa các các khu phố trong việc đăng ký cam kết thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
b. Lao động, việc làm và thu nhập.
- Lao động, việc làm:
Lực lượng lao động trên địa bàn phường tương đối lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Song trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại là chủ yếu, với tổng số hộ phi nông nghiệp là 2.597 hộ, chiếm 89,78% tổng số hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung phường có một lực lượng lao động tương đối dồi dào, đại bộ phận lao động trong phường là phi nông nghiệp song số lao động được đào tạo qua trường lớp còn chiếm tỷ lệ thấp. Vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lớn lao động vẫn còn khá bức xúc.
- Thu nhập và mức sống:
Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 750 lao động. Phường thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xoá đói giảm nghèo, hàng năm đã trợ vốn cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. 100% các xóm được sử dụng điện lưới quốc gia. Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày một nhiều lên. Năm 2010 toàn phường chỉ còn 9 hộ nghèo chiếm 0,75 % tổng số hộ, không còn hộ nghèo trong diện chính sách, số hộ có cuộc sống ổn định, khá và giàu trong toàn phường đạt bình quân 98,8%.