Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện qhsdđ giai đoạn 2006-2010 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường gia sàng - tp thái nguyên (Trang 26 - 93)

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá kết quả thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện quy hoạch sử dụng đất phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên từ các cơ qua hữu quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên….

* Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ tham vấn ý kiến của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và giám sát quy hoạch để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất về giải pháp.

3.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê và phân tích số liệu:

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch, hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; Tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

* Phương pháp minh họa bằng bảng, biểu, bản đồ:

Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình bày dưới dạng những biểu đồ và bản đồ minh họa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của phƣờng Gia Sàng – TP. Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Gia Sàng có tổng diện tích tự nhiên là 410,33 ha. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp phường Phan Đình Phùng, phường Đồng Quang. - Phía Nam giáp phường Cam Giá, phường Phú Xá;

- Phía Đông giáp với phường Túc Duyên, Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ; - Phía Tây giáp phường Tân Lập.

Trên địa bàn phường có đường sắt và các tuyến đường giao thông chính chạy qua như đường Thống nhất, đường Cách mạng Tháng 8, đường Bắc Nam… Đây là điều kiện thuận lợi cho phường trong việc giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phường Gia Sàng có địa hình tương đối bằng phẳng so với địa hình chung của thành phố Thái Nguyên, độ cao trung bình 20 - 25 m thuận lợi cho việc phân bố khu dân cư và các công trình xây dựng.

4.1.1.3. Khí hậu

Phường Gia Sàng cũng như thành phố Thái Nguyên mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta. Được chia thành bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhiệt độ: Trung bình hàng năm thấp 220C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,90C, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 nhiệt độ trung bình là 16,40

C.

+ Lượng mưa: Tương đối phong phú, trung bình hàng năm cao với 2025 mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 3047 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 1248 mm. Bình quân có 198 ngày mưa/1 năm, tuy nhiên sự phân bố lượng mưa trong năm không đồng đều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm, do vậy vẫn xảy ra tình trạng ngập úng tại một số khu vực trũng. Trong khi đó vào mùa khô lượng mưa ít đã làm ảnh hưởng tới một số khu vực đất nông nghiệp cần tưới tiêu trên địa bàn phường.

+ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.617 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất 187,4 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.

+ Chế độ gió: Trên địa bàn phường xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s (tháng 4) vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.

+ Độ ẩm không khí: Khá cao 84%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 84 - 86% thấp nhất là 79% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn phường không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1. Các yếu tố thời tiết, khí hậu

Yếu tố Trung bình năm cao nhất Tháng thấp nhất Tháng

Nhiệt độ 220C 27,90C 16,40C

Lượng mưa 2025mm 3047 mm 1248 mm

Nắng 1.617 giờ 187,4 giờ 54,6 giờ

Chế độ gió 1- 3 m/s 2- 3 m/s 1-2 m/s

Độ ẩm không khí 84% 79% 86%

4.1.1.4. Thuỷ văn

Nằm trong hệ thống thuỷ văn của thành phố Thái Nguyên bên cạnh sông Cầu, trên địa bàn phường còn có hệ thống các suối nằm dọc ranh giới hành chính của phường theo phía Bắc và Tây. Mặt khác, trên địa bàn phường còn có hệ thống kênh thuỷ lợi phục vụ việc điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp của phường.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất.

Theo số liệu thống kê năm 2010, phường Gia Sàng có tổng diện tích tự nhiên 419,02 ha bao gồm:

- 189,81 ha đất trong nhóm đất nông nghiệp. Chủ yếu là đất Ferali nâu vàng trên các khu đồi thấp, ngoài ra có đất phù sa cổ tại nên các cánh đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- 212,93 ha đất trong nhóm đất phi nông nghiệp. Chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, phục vụ cho mục đích công cộng, đất ở.

- 16,12 ha đất trong nhóm đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi, đất Feralit đỏ vàng, hàm lượng mùn thấp, phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Chủ yếu phục vụ cho chuyển mục đích sang các loại hình sử dụng khác như đất ở, đất giao thông, công trình công cộng.

b. Các loại tài nguyên khác

b1. Tài nguyên nước.

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập chung tại các ao, hồ trong khu dân cư, được cung cấp nguồn nước bởi lượng nước mưa tự nhiên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hệ thống các dòng suối (suối Loàng, suối Sương Rồng) và sông Cầu. Trên địa bàn trong giai đoạn trước quy hoạch có 4 hồ chính Hồ Gia Sàng (1,2), hồ Bảy Mẫu, hồ Núi Tiện. Hiện nay do quá trình đô thị hóa mạnh, hồ Núi Tiện đã chuyển sang quy hoạch Trạm xử lý nước thải. Ngoài ra, còn các nguồn chứa nước khác như các ao, suối, do hệ thống thoát nước thải vẫn chưa hoàn thiện nên đã và đang có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là ao, suối tại khu vực quanh nhà máy cán thép Gia Sàng.

Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong phường cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chưa tốt trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Mặt khác, do công tác quản lý nguồn nước ngầm có nhiều hạn chế, các hộ gia đình tự ý khoan giếng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm mà nguồn nước ngầm hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm, một số hộ gần nhà máy đã phải chuyển hẳn sang dùng nước máy qua trạm xử lý nước thải, hoặc phải dùng các máy lọc nước thì mới đưa vào sử dụng.

b2. Tài nguyên rừng.

Theo kết quả kiểm kê 01/01/2010, phường có 6,47 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu phát triển ở phía Tây của phường nơi có địa hình vùng đồi thấp. Hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý.

Diện tích rừng trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, mỡ phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của người dân tại địa phương.

c. Tài nguyên nhân văn.

Về trình độ lao động:Hiện nay trên địa bàn phường có 3.305 hộ dân với 12.216 nhân khẩu. Trong đó, có 6.768 nhân khẩu trong độ tuổi lao động còn lại là người già và trẻ em chưa đến tuổi lao động. Trình độ lao động của người dân tại phường ở mức trung bình so với mặt bằng chung của toàn thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(số người có trình độ đại học là 1.799 người, trình độ cao đẳng, trung cấp, 12/12 là 3.576 người, còn lại là lao động trong nông nghiệp, các nghề dịch vụ, thương mại…).

Về ý thức, nhận thức của người dân. Người dân sinh sống phường có truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Chính quyền địa phương liên tục tuyên truyền ý thức chấp hành luật pháp, vận động người dân tham gia các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào đạt danh hiệu hộ gia đình văn hoá.

4.1.3. Cảnh quan môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với vị trí địa lý nằm gần trung tâm của thành phố Thái Nguyên, phường Gia Sàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong quá trình đô thị hoá. Cụ thể, trong 5 năm (2005-2010), phường đã có hai dự án lớn (dự án tái định cư trạm xử lý nước thải – TP Thái; Quy hoạch Trạm xử lý nước thải TP Thái Nguyên; Dự án cải tạo và nâng cấp đường Thanh niên Xung phong ; Dự án tượng đài Thanh niên Xung phong ; Dự án quy hoạch khu dân cư số 9 phường Gia Sàng). Với các quy hoạch đô thị được thực hiện đồng bộ cùng các phường trong thành phố, hệ thống đường giao thông, hệ thống cây xanh, hệ thống cấp thoát nước được triển khai liên tục, hiệu quả đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, hệ thống các công trình công cộng, trưòng học, trạm y tế, chợ cũng được sửa sang, nâng cấp do được đầu tư từ nguồn ngân sách của Nhà nước. Do vậy mà cảnh quan đô thị ngày càng phát triển.

* Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường a. Những thuận lợi, lợi thế.

Vị trí địa lý phường thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thuỷ là điều kiện thuận lợi cho phường trong giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế. Phường còn có nhà máy luyện cán thép, khu công nghiệp tại tổ 14 và một số cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình tương ổn định là những điều kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu nhà cao tầng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, tạo không gian kiến trúc đô thị, phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ.

b. Những khó khăn, hạn chế.

- Hiện tượng ngập úng, ứ đọng nước ở một số khu vực mùa mưa, gây kho khăn cho việc đi lại cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Sử dụng các nguồn tài nguyên (đất, nước) chưa được khoa học, hợp lý.

4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế 4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế phường Gia Sàng đã có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới. Cụ thể, từ năm 2006 - 2010, thu nhập bình quân trên đầu người của phường đã tăng từ 500.000 USD/năm lên gần 1.000 USD/năm.

Qua khảo sát mức sống tại các hộ dân trên địa bàn phường, cho thấy thu nhập bình quân 1 người/1 tháng trong 2010 theo mức giá hiện hành đạt 1,500 triệu đồng chủ yếu là từ các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ, thương mại), còn chi tiêu đạt 1,100 triệu đồng. Mặc dù mức thu nhập lớn hơn chi tiêu, nhưng thực tế lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng đang khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Mức thu nhập trong giai đoạn 2008-2010 tăng bình quân 9,3%/năm (giai đoạn lạm phát cao lên tới hơn 40%) sau khi trừ đi yếu tố tăng giá đã thấp hơn mức thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ năm 2002-2004. Cũng theo khảo sát trên, khoảng cách giàu - nghèo, khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị đang ngày càng gia tăng. Năm 2010, thu nhập ở khu vực thành thị bình quân 1.750.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triệu đồng/người/tháng, cao hơn nhiều so với nông thôn 800.000 nghìn đồng/người/tháng. Điều đáng nói, hộ nghèo nhất thu nhập chỉ đạt 369.000 đồng/người/tháng.

4.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống kinh tế của địa phương. Trong đó kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng, thương mại và dịch vụ ngày càng phát triển. Ngoài ra ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển, các ngành nghề được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường.

4.1.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Năm 2010 tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phường là 189,81ha. Do quá trình đô thị hoá nên quỹ đất dành cho mục đích sản xuất nông nghiệp giảm dần là xu hướng phát triển tất yếu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.

- Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào các loại cây màu lúa, ngô, lạc, khoai lang và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau màu khác sản xuất trong hai vụ là vụ xuân và vụ mùa.

Để phát triển sản xuất và ổn định đời sống của nông dân phường đã khuyến khích chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng rau màu và cây có hiệu quả cao hơn. Đến nay 100% các hộ nông dân đều tận dụng được lao động trong việc canh tác kết hợp với chăn nuôi với các ngành nghề phụ, phát triển mô hình VAC, giá trị canh tác ngày càng được nâng lên, hàng năm sản lượng lương thực đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 6.375 tấn, vượt 109,57% kế hoạch [8]

- Về chăn nuôi: Khi diện tích trồng trọt ngày càng được thu hẹp lại thì kinh tế chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ, trong đó chủ lực là chăn nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi được kết hợp với các nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phụ như làm đậu phụ, nấu rượu, xay xát. Năm 2010, tổng lượng gia súc được

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện qhsdđ giai đoạn 2006-2010 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường gia sàng - tp thái nguyên (Trang 26 - 93)