Các tỉ lệ doanh nghiệp cần tính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá (Trang 36 - 40)

Số doanh nghiệp được quản lý

Tỉ lệ doanh nghiệp được quản lý=

Tổng số doanh nghiệp Số doanh nghiệp đã nộp thuế Tỉ lệ doanh nghiệp đã nộp thuế=

Tổng số doanh nghiệp Số doanh nghiệp nộp đúng, đủ Tỉ lệ doanh nghiệp nộp đúng, đủ=

1.4Một số kinh nghiệm về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng của các nước phát triển trên thế giới[10]

Đã từ lâu các nước trên thế giới đã áp dụng thuế GTGT, như Thụy Điển là một nước đi đầu trong việc áp dụng thuế GTGT (1969). Trước khi thực hiện GTGT, Thụy Điển đã thực hiện cơ chế thuế doanh thu với một thuế suất 10% áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Thụy Điển đã thực hiện quá trình chuyển đổi qua hai giai đoạn với nội dung chủ yếu như: Các đối tượng nộp thuế doanh thu đều chuyển sang nộp thuế GTGT; áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nộp khâu trước; Thuế suất lúc đầu áp dụng một mức thuế là 10% như thuế doanh thu nhưng do cơ chế khấu trừ nên làm giảm số thuế GTGT. Để bù đắp nguồn thu, Thụy Điển đã tăng phí bảo hiểm 1% trên tổng quỹ lương. Trong quá trình thực hiện Thụy Điển cũng đã điều chỉnh thuế suất và bổ sung...

Mục tiêu của sự chuyển đổi là khuyến khích hàng xuất khẩu và thực hiện hoàn thuế đối với hoạt động xuất khẩu.

Hay đối với Philipines, họ cũng đã cải cách chuyển đối một số điểm cơ bản như: Thuế GTGT được áp dụng trên diện rộng hàng hoá và một số dịch vụ, trên từng hoạt động bán hay nhập khẩu những hàng hoá dịch vụ đó; Thuế suất qui định một mức là 10% đánh trên tổng giá bán hay tổng số tiền nhận được từ bán hàng hoá hay dịch vụ, thay cho thuế doanh thu đối với người sản xuất gồm 4 thuế suất: 0%, 10%, 20%, 30%, thuế trên dịch vụ: 15 thuế suất từ 0% đến 30%. Tuy nhiên, có miễn thuế đối với một số hoạt động kinh doanh được áp dụng để khuyến khích một số hoạt động như sản xuất nông sản, giảm bớt ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng như dầu lửa, và để đơn giản việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và các dịch vụ tài chính; Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu; Áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ và cho khấu trừ đối với tài sản dùng trong thương mại hoặc kinh doanh...

Và cuối cùng họ đã thu được kết quả thu thuế GTGT tăng sau 10 và 20 năm áp dụng cơ chế thuế mới.

Còn đối với vi phạm luật thuế ở các nước xử phạt rất nghiêm ngoài án phạt tù còn bị cấm giữ chức vụ dù đứng ở vị trí nào trong hàng ngũ lãnh đạo. Ví dụ tháng 10-2012, ông trùm truyền thông Italia cựu thủ tướng Silvio Berlusconi đã bị kết án 4 năm tù vì thổi phồng giá mua bản quyền các bộ phim Mỹ cho kênh truyền

hình của ông nhằm mục đích trốn thuế, ngoài án phạt tù ông còn bị cấm giữ chức vụ nhà nước trong 5 năm. Ở Mỹ tội trốn thuế xử lý rất nghiêm khắc ngân hàng nào tiếp tay cho hành động này cũng ”khó có đất sống”. Ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sĩ Wegelin&Co tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn sau khi chính thức thừa nhận với các nhà điều tra Mỹ về việc giúp người Mỹ giàu có cất giữ hơn 1,2 tỉ USD tiền trốn thuế trong gần 10 năm qua.

Một nước khác gần kề với chúng ta là Trung Quốc, là nước có chủ trương nghiên cứu ban hành thuế GTGT từ năm 1980, sau 4 năm nghiên cứu, ngày 18/9/1984 chính thức ban hành. Trong quá trình thực hiện họ cũng có những vướng mắc khó khăn nhưng đã khắc phục và một trong những điều kiện tiền đề để thực hiện thành công GTGT của họ là thực hiện cơ chế giá thị trường

Như vậy từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã áp dụng thuế GTGT, chúng ta cũng đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thuế GTGT của họ là:

Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ưu điểm cần nghiên cứu áp dụng nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế thị trường, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo nguồn thu ổn định và phát triển cho Ngân sách quốc gia. Nhưng không thể và không nên áp dụng thí điểm thuế GTGT trong phạm vi hẹp ở một số ngành và một số đơn vị.

Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải được nghiên cứu kỹ, qui định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện được rõ ràng, thống nhất. Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT với sự vận dụng và qui định phù hợp với từng nước.

Củng cố chế độ hoá đơn, chứng từ, hạch toán, kế toán, nhưng không thể đợi đến lúc thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ mới áp dụng GTGT, vì việc áp dụng GTGT cũng thúc đẩy việc sử dụng hoá đơn chứng từ.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn chế độ thuế này để mọi đối tượng, mọi người đều hiểu và thực hiện đúng.

Phải từng bước hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng.

nhằm xác định rõ phạm vi , mục tiêu điều chỉnh của từng loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...). Mức thuế và chính sách thuế cần có tính ổn định không nên thay đổi luôn.

Cần nhận thức đúng và đầy đủ tác động có thể xảy ra trong giai đoạn đầu áp dụng GTGT để có phương án xử lý, trong đó vấn đề điều hành Ngân sách, quản lý giá cả là vấn đề quan trọng.

Nâng mức xử phạt hành chính về vi phạm luật thuế thích đáng để nâng cao ý thức người dân tránh hành vi cố ý vi phạm vì mức xử phạt còn nhẹ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về thuế giá trị gia tăng và nội dung công tác quản lý thuế giá trị gia tăng. Tác giả cũng đã xây dựng được một số chỉ tiêu về mặt lý thuyết để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế Thành phố Rạch Giá.

Với cơ sở lý thuyết đã trình bày sẽ là nền tảng để làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)