Chondromyxoid fibroma (u xơ sụn nhầy)

Một phần của tài liệu Các tổn thương xương dạng nang lành tính (Trang 44 - 49)

Giống như osteoblastoma, u xơ sụn nhầy là một tổn thương hiếm đến độ mà quên không đề cập đến thì có thể bạn sẽ khơng bỏ lỡ nhiều hơn một trường hợp trong đời. Vì sao phải tính đến nó? Tơi khun khơng xét đến nó, nhưng nó là một phần của chẩn đoán phân biệt cổ điển. Nếu bạn đề cập đến nó, ít ra bạn phải biết nó giống cái gì. Về cơ bản, u xơ sụn nhầy giống NOF. Nó có thể lan vào đầu xương (hình 36) cịn NOF thì hiếm khi. Điểm khác NOF là nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó có thể gây đau, trong khi đau khơng xảy ra với NOF. U xơ sụn nhầy được báo cáo có tiến triển từ lành tính tới mức xâm lấn và thậm chí ác tính, nhưng cực kỳ hiếm. Mặc dù u xơ sụn nhầy là tổn thương sụn, nhưng trên X quang hiếm khi thấy nền sụn bị vơi hóa.

Những phân biệt:

1. Được nhắc tới khi NOF được đề cập. 2. Khơng có chất nền bị vơi hóa

Hình 36. Chondromyxoid Fibroma. Một tổn thương tiêu xương rõ ở đầu dưới xương chày, nó hơi lan vào đầu xương thấy ở tư thế chụp phim thẳng. U xơ không cốt hóa (nonossifying fibroma) rất có thể có hình dạng này; tủy nhiên sinh thiết đã được tiến hành và kết quả là u xơ sụn nhày (chondromyxoid fibroma). Chondromyxoid fibroma thường lan vào đầu xương như trong thí dụ này, cịn nonossifying fibroma thì khơng

Các điểm nói thêm

Một số tổn thương tơi đã bỏ qua có chủ định là intraosseous ganglion (hạch trong xương), giả u của hemophilia, hemangioendotheliaoma (u nội mô mạch máu), ossifying fibroma (u xơ

cốt hóa) , intraosseous lipoma (u mỡ trong xương), glomus tumor (u cuộn mạch), neurofibroma (u xơ thần kinh), plasma cell granuloma (u mô hạt tương bào), và schwannoma (u bao rễ thần kinh). Dĩ nhiên, cịn có các tổn thương khác lẽ ra được thêm vào danh sách này, nhưng tốt nhất là để cho nhà giải phẫu bệnh – không phải nhà X quang – chẩn đoán.

Có vài điểm có một chút hữu ích trong việc phân tách các tổn thương không giống nhau trong FEGNOMASHIC (bảng 1). Thí dụ, nếu bệnh nhân dưới 30 tuổi, đừng quên cân nhắc EG, chondroblastoma, NOF, ABC và solitary bone cyst (bảng 2). Đây không phải là chẩn đoán phân biệt được ra lập khi đối mặt với một tổn thương tiêu xương ở một bệnh nhân dưới 30 tuổi; nên thêm vào một vài tổn thương khác trong chẩn đốn phân biệt. Điều này có nghĩa là đừng đề cập tới 5 tổn thương này ở người trên 30 tuổi.

Nếu viêm màng xương hay đau xuất hiện (cho rằng khơng có chấn thương nào, chấn thương cũng có thể chỉ là giả định điên rồ), bạn có thể loại trừ fibrous dysplasia, solitary bone cyst, NOF và enchondroma (bảng 3). Nếu tổn thương thuộc đầu xương, chẩn đoán phân biệt cổ điển là nhiễm khuẩn, GCT và chondroblastoma (bảng 4). ABC và EG cũng có thể thêm vào nếu chẩn đốn phân biệt đó nhưng không bắt buộc. Nếu bệnh nhân trên 40 tuổi, thêm mets và myeloma, loại bỏ ABC, chondroblastoma và EG khỏi danh sách tổn thương đầu xương. Đừng quên xem xét nang dưới sụn hay khuyết xương trong các tổn thương đầu xương.

Một số các dấu hiệu dường như không làm thu hẹp chẩn đốn phân biệt là có hay khơng có khối mơ mềm, phồng xương (ngoại trừ phải có trong ABC), bờ xơ cứng hay khơng (ngoại trừ GCT bờ phải khơng xơ cứng), có hay khơng các bony struts (mảnh xương chống, đỡ) hay các ngăn trong tổn thương, và kích thước của tổn thương.

Có một ít các tổn thương mà tơi gọi là “tự động” (bảng 5). Đó là, chúng cần được thêm một cách tự động trong hầu như mọi trường hợp. Ở bệnh nhân dưới 30 tuổi EG và viêm xương phải được thêm vào mọi chẩn đoán phân biệt của một tổn thương tiêu xương. Thực tế là chúng nên được đề cập trong mọi trường hợp trừ chấn thương hay viêm khớp. Ở bệnh nhân trên 40 tuổi mets và viêm xương là “tự động”. Khơng có sự cân nhắc nào đối với dáng vẻ và vị trí của tổn thương được gọi là tự động – đơn giản là phát hiện một tổn thương (và chứng minh).

Bảng 2. Tổn thương ở người dưới 30 tuổi

Eosinophilic granuloma Aneurysmal bone cyst

Nonossifying fibroma Chondroblastoma Solitary bone cyst

Bảng 3. Tổn thương không gây đau hoặc viêm màng xương

Fibrous dysplasia Enchondroma

Nonossifying fibroma Solitary bone cyst

Bảng 4. Tổn thương đầu xương

Infection

Giant cell tumor Chondroblastoma Geode

Bảng 5. Tổn thương “tự động”

Trên 30 tuổi

Infection

Metastatic disease và myeloma Dưới 30 tuổi

Infection

Eosinophilic granuloma

Chẩn đoán phân biệt một tổn thương xơ cứng

Nhiều tổn thương tiêu xương thối lui tự phát và ít thấy ở các bệnh nhân trên 30 tuổi. Khi các tổn thương này thoái triển, chúng thường được lấp đầy bằng xương mới và có hình ảnh cốt hóa hay xơ cứng. Do đó, khi thấy một ổ xơ cứng ở bệnh nhân 20 đến 40 tuổi, đặc biệt là nó khơng triệu chứng, phát hiện tình cờ thì nên cân nhắc tới danh sách tổn thương sau: NOF (hình 37), EG, solitary bone cyst, ABC, chondroblastoma. Một vài tổn thương khác cũng có thể xơ cứng: fibrous displasia, osteoid osteoma (u xương dạng xương), nhiễm khuẩn, brown tumor (hàn gắn), và có lẽ đảo đặc xương khổng lồ (hình 38). Ở bất cứ bệnh nhân nào trên 40 tuổi thì khả năng số một có lẽ là bệnh di căn.

Hình 37 Nonossifying Fibroma giai đoạn hàn gắn. Phim X quang gối bệnh nhân 25

tuổi bộc lộ một tổn thương xơ cứng ở đầu trên xương chày, nó là u xơ khơng cốt hóa giai đoạn hàn gắn.

Hình 38 Giant Bone Island (đảo xương khổng lồ). Một tổn thương xơ cứng, lớn ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vùng trên ổ cối bên phải của xương chậu, nó là đảo xương khổng lồ. Bờ của nó có các tua bè kéo dài ra, rồi trộn lẫn vào xương bình thường. Trục dọc của tổn thương hướng theo hướng mang trọng lực là tính chất đặc trưng của đảo xương.

Tham khảo

1. David R, Oria R, Kumar R, et al. Radiologic features of eosinophilic granuloma of bone. Pictorial essay. AJR Am J Roentgenol 1989;153: 1021-1026.

2. Dahlin D. Giant cell tumor of bone: highlights of 407 cases. AJR Am J Roentgenol 1985;144:955-960.

3. Gold R, Hawkins R, Katz R. Pictorial essay. Bacterial osteomyelitis: findings on plain radiography, CT, MR, and scintigraphy. AJR Am J Roentgenol 1991;157:365-370.

Một phần của tài liệu Các tổn thương xương dạng nang lành tính (Trang 44 - 49)