Khủng hoảng chất lượng

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 110 - 111)

Năm 1980, Henry II về hưu, không ai biết ông còn có sức ảnh hưởng như thế nào đối với công ty. Tuy không còn là người đứng đầu công ty nhưng ông vẫn đại diện cho gia tộc Ford, mà gia tộc Ford lại nắm gần 40% số cổ phần. Điều quan trọng hơn, ông vẫn là Henry Ford II. Người tiếp quản chức vụ của ông là Philip Caldwell và Donald Peterson. Trong việc lựa chọn những người quản lý cao cấp hoặc cho nhân viên nghỉ việc, Henry II không phải lúc nào cũng đúng, nhưng mỗi khi công ty cần nhân tài thì Henry II luôn tìm được những ứng cử viên thích hợp.

Khi Philip Caldwell tiếp nhận chức vụ của Henry II, ông đã tạo ra lịch sử. Lần đầu tiên không có thành viên của gia tộc Ford tham gia vào các quyết sách quan trọng của công ty. Là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, William Ford có thể tham gia với tư cách là cố vấn nhưng ông và anh trai của mình là Henry II đã giao lại các vấn đề của công ty cho Caldwell. Mà các vấn đề mà Caldwell phải đối mặt đều là những vấn đề lớn. Vào thời điểm đó, Công ty ô tô Ford không những thiếu hụt về mặt tài chính mà còn đang mất đi phong cách của mình - lý do tồn tại của công ty. Trước năm 1980 ít nhất là 10 năm, Công ty ô tô Ford mải mê trong lợi nhuận đến mức không còn quan tâm đến vấn đề nào khác. Nhà máy sản xuất ô tô được những người công nhân gọi là “chiến khu”. Dường như đối với họ, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất còn quan trọng hơn việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Nếu phát hiện thấy có vấn đề ở một khâu nào đó, người công nhân sẽ cho qua. Họ hy vọng những nhân viên kiểm tra chất lượng sẽ phát hiện ra. Họ không quan tâm lắm đến vấn đề đó bởi nếu đưa ra ý kiến quá nhiều thì họ sẽ bị quy là không làm tròn trách nhiệm trong công việc của mình và có thể bị đuổi việc. Một công nhân còn nhớ một lần anh ta đã nhìn thấy một chiếc ô tô tải có số tự động mà lại có cả côn. Sơ suất lớn như vậy không bao giờ xảy ra với những chiếc xe của Nhật. Thị phần của Ford vào năm 1980 chỉ còn 16%. Trọng trách tìm kiếm phương hướng mới cho công ty được đặt lên vai Philip Caldwell. Một số nhà phê bình cho rằng Caldwell hành động quá chậm chạp, nhưng trên thực tế, ông đã nhanh chóng làm thay đổi không khí trong công ty. Điều mà ông coi trọng là những sách lược chính xác.

Để ngăn cản sự suy thoái, trong vòng 2 năm, Caldwell đã hạ 40 đô-la giá thành; Peterson lên kế hoạch chuẩn bị sản xuất một dòng sản phẩm mới trong giai đoạn 1982-1983. Chiếc xe được đặt tên là Aero có kiểu dáng hoàn toàn mới. Trong sự nghiệp phục hưng công ty, dáng vẻ mới mẻ của sản phẩm chỉ là bề ngoài, bản thân Công ty ô tô Ford cũng phải có sự thay đổi triệt để trong nội bộ. Từ năm 1980 đến

năm 1982, trong giới công nghiệp, Công ty ô tô Ford vừa bị lỗ vốn lại vừa mất đi danh tiếng. Có rất nhiều người coi Ford là một công ty lỗi thời. Tuy vẫn có người mua ô tô Ford nhưng gần như không còn ai bàn tán về ô tô Ford nữa. Trong 3 năm đó, Công ty ô tô Ford đã âm thầm thay đổi đường đi của mình. Sự thay đổi này có thể không rõ nét trong mắt những người ngoài cuộc nhưng trong nội bộ công ty thì tinh thần của những người công nhân đã được nâng cao.

Khi Công ty ô tô Ford công bố thành tích kinh doanh trong năm 1983, cả giới kinh doanh đã phải kinh ngạc: lợi nhuận của công ty là 1,8 tỉ đô-la. Đó không chỉ là một bước ngoặt đáng kinh ngạc sau 3 năm thất bại liên tiếp mà còn là mức lợi nhuận lớn nhất Dearborn lập được trong lịch sử. Năm 1984, thành tích đạt được còn tốt hơn nhiều, lợi nhuận công ty thu được là 3 tỉ đô-la.Vào năm 1979, Công ty ô tô Ford phải bán hết 3,5 triệu chiếc ô tô con và ô tô tải thì mới bắt đầu có lãi. Đến năm 1983, con số đó đã giảm xuống còn 2,5 triệu. Sự nhấn mạnh đến chất lượng của Caldwell đã biến lợi nhuận trở thành một điều tất nhiên.

Mùa thu năm 1985, Patrick Bedard đã viết: “Tôi thấy rằng có một số ô tô không giống như những chiếc ô tô khác. Chúng đã vứt bỏ đi một số thứ. Khi tôi lái những chiếc xe đó trên đường, chúng chạy rất êm. Mỗi khi tôi phát hiện ra những chiếc xe như vậy, tôi đều cúi xuống để nhìn và lần nào tôi cũng nhìn thấy biểu tượng màu xanh nước biển hình bầu dục của Ford”.

Bốn tháng sau, chiếc Ford Taurus, chiếc xe không những đưa Công ty ô tô Ford bay lên không trung mà còn khiến cho cả ngành công nghiệp ô tô Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ đã ra đời.

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w