Trải qua thời ký kinh tế tiêu điều

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 69 - 78)

Đại chiến Thế giới I đã kết thúc nhưng những vấn đề tưởng đã có thể giải quyết vẫn tồn tại y nguyên. Sau khi “cuộc chiến tranh kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh” kết thúc, Công ty ô tô Ford được coi là ngọn đèn chiếu sáng con đường cải cách cho thế giới đang rất cần phải cải cách này. Quan điểm của Henry Ford là, ông tin rằng sản phẩm và con người chiếm vị trí số một. Tiền chỉ có thể tuân theo quy luật của bản thân nó. Khác với các doanh nghiệp khác, trong thời kỳ chiến tranh bị đóng cửa, bị oanh tạc hay bị sắp xếp lại để sản xuất đồ quân dụng tại châu Âu, công việc sản xuất kiểu xe dòng T ở nhà máy High Park của Henry Ford chưa từng bị gián đoạn. Khi điều ước Versailles ra đời, hơn nữa liên minh quốc tế lại chuẩn bị kiểm soát cả thế giới, Công ty ô tô Ford đã chuẩn bị sẵn sàng để xuất khẩu kiểu xe dòng T sang các đại lục lớn. Một thị trường thế giới rộng lớn đang mở ra cho kiểu xe hơi nhỏ, rẻ, bền của Mỹ. Một số ít những nhà chế tạo của châu Âu còn năng lực sản xuất không có sự lựa chọn nào ngoài việc tiếp tục sản xuất những chiếc xe sang trọng cỡ lớn và những chiếc xe con nhiều màu sắc như trước khi chiến tranh nổ ra. Nếu đem so sánh thì kiểu xe thực dụng của Ford giá rẻ hơn nhiều, nó đã trở thành một sản phẩm cần thiết cho cuộc sống chứ không phải là một thứ đồ xa xỉ. Công ty ô tô Ford sau Đại chiến Thế giới I đã trở thành nhà sản xuất ô tô mạnh nhất, quan trọng nhất trên toàn thế giới.

Vào năm 1919, sự phong phú của các loại xe đã đem đến cho người tiêu dùng ở Mỹ vô vàn sự chọn lựa. So với trước đây, những chiếc xe hiện nay có nhiều sức hấp dẫn về cá tính, công việc sản xuất khung xe của các công ty như Packard, Locomobile, Franklin, Cadillac... ngày càng thuận lợi. Những chiếc xe gia đình cũng có những thay đổi, những chiếc xe mui kín thay thế những chiếc xe mui trần đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những người mua xe. Trên thị trường ô tô vẫn chưa có sự cạnh tranh chân chính. Đa số những người chủ của những chiếc xe dòng T nếu không phải vì không đủ tiền mua thì cũng là vì không đủ tin tưởng vào bất kỳ một thương hiệu nào khác. Kết quả là năm 1919, lượng tiêu thụ của Công ty ô tô Ford tại Mỹ đạt 820.000 chiếc, vượt qua tổng lượng tiêu thụ của các công ty sản xuất ô tô khác cộng lại. Kiểu xe dòng T vẫn đứng vững ở vị trí của nó trên thị trường, tuy vậy, nó cũng đang tiến bộ mặc dù mọi người khó có thể nhận ra sự tiến bộ đó. Trong mùa tiêu thụ đầu tiên sau Đại chiến Thế giới I, để nâng cao hơn nữa mức độ tiện lợi của kiểu xe dòng T, công ty đã tiến hành cải tiến trên hai phương diện: động cơ và lốp. Kiểu xe dòng T cuối cùng đã thay thế tay quay khởi động bằng bộ phận khởi động điện tử, được lắp thêm ắc- quy.

Tuân thủ chiến lược mà Henry Ford đã định, bản thân kiểu xe dòng T trong nhiều năm không có thay đổi nào lớn, nhưng giá cả thì lại có nhiều biến đổi, từ 900 đô-la

xuống còn 440 đô-la chỉ trong vòng 5 năm. Sau khi Edsel Ford trở thành người đứng đầu Công ty ô tô Ford, trong một thời gian dài cậu đã cố gắng đặt nền móng cho quyền lực của mình. Trong trận chiến đầu tiên Edsel Ford đã chọn nhầm đối tượng: Cậu đã đuổi việc Charles Sorensen. Edsel Ford cho rằng việc mình nhận chức vụ người đứng đầu công ty có nghĩa là từ nay về sau, Công ty ô tô Ford sẽ do cậu lãnh đạo. Đầu năm 1919, Edsel ngay lập tức muốn cho Sorensen nghỉ việc. Dựa vào tình hình lúc bấy giờ, cậu cố gắng giải quyết công việc này thật nhẹ nhàng. Edsel muốn bồi dưỡng những người quản lý giống như mình trong Công ty ô tô Ford. Trước đây cậu đã thử tiến hành trong phạm vi nhỏ. Người đầu tiên mà cậu đích thân tuyển chọn chính là người em rể Ernest Kanzler. Năm 1916, Ernest Kanzler, tốt nghiệp học viện luật Havre, đã gia nhập vào Công ty Hợp nhất Henry Ford và con trai, phụ trách mảng nguyên vật liệu và máy kéo. Bốn năm sau, ông trở thành giám đốc sản xuất của High Park. Với thành công ban đầu, Edsel sau khi nhận chức vụ mới càng sốt sắng tăng cường độ ngũ lãnh đạo của mình. Như vậy, Sorensen chắc chắn sẽ phải ra đi.

Edsel Ford đã cho Sorensen nghỉ việc. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, Sorensen đã quay lại. Henry Ford đã đi ngược lại ý nguyện của cậu con trai và cũng là người đứng đầu công ty để tuyển dụng lại Sorensen. Harold M. Cordell, thư ký trợ lý trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX tại Công ty ô tô Ford nhớ lại: “Sự kiện này đã khiến mọi người bắt đầu hoài nghi liệu mối quan hệ giữa Edsel và cha của cậu có thực sự hòa thuận. Edsel và cha của cậu có tới vài tháng không hề nói chuyện với nhau”. Ngay cả sau khi họ khôi phục lại quan hệ bình thường, mối quan hệ giữa hai cha con cũng không bao giờ còn được như trước. Sự kiện đầu tiên sau khi Edsel nhậm chức đã dự báo trước hoàn cảnh của cậu ở Công ty ô tô Ford trong 24 năm sau đó.

Trong vòng nửa đầu năm 1920, có khoảng 200 công ty đang tranh giành thị phần trên thị trường ô tô Mỹ, ngành ô tô dự tính lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, bởi vì những binh lính Mỹ sau chiến tranh trở về chắc chắn sẽ cần đến ô tô. Tuy vậy, đối mặt với tình trạng lạm phát tiếp tục kéo dài, rất nhiều người lính sau khi ra quân và những khách hàng tiềm năng của ngành ô tô quyết định đợi đến khi giá ô tô hạ thấp mới mua. Đầu năm 1920, tốc độ tiêu thụ của kiểu xe dòng T thấp hơn rất nhiều so với năm 1919. Dù vậy, mức giá của nó vẫn duy trì để giữ vững nguyên tắc kinh doanh của Ford. Các nhà lãnh đạo của Công ty ô tô Ford và đa số các công ty ô tô khác của Mỹ vẫn không tỉnh ngộ mà cho rằng, tình trạng hiện tại chỉ là hiệu ứng trong một thời gian ngắn của cuộc đại chiến mà thôi.

Dù nền kinh tế không có sự khởi sắc nhưng rất nhiều nhà kinh doanh vẫn không tỉnh ngộ. Mức đầu tư vào thiết bị sản xuất của năm 1920 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay và cho đến 20 năm sau. Nhưng đến mùa hè, từng bộ ngành bắt đầu rơi vào quá trình suy thoái. Giá cả cuối cùng cũng bắt đầu hạ thấp, đặc biệt là giá cả của các sản phẩm nông nghiệp. Kết quả là, một số lượng lớn các chủ trang trại ở Mỹ, cũng là những khách hàng hạt nhân của Công ty ô tô Ford, bắt đầu phá sản. Những con số thật

làm kinh động mọi người, chỉ từ năm 1920-1921 đã có 450.000 gia đình ở nông thôn mất đi trang trại của mình.

Công ty ô tô Ford với 3 món nợ khổng lồ đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Các món nợ đều phải trả vào năm 1921. Từ ngày 1/1 đến ngày 18/4 công ty còn phải trả 58 triệu đô-la tiền nợ. Vấn đề là trong tay Công ty ô tô Ford chỉ có 20 triệu đô-la. Như vậy, trước ngày 18 tháng 4 năm

1921, công ty phải có đủ 38 triệu đô-la. Henry Ford tuyên bố, tất cả hệ thống sản phẩm của Công ty ô tô Ford đồng loạt hạ giá, 14% đối với xe tải và 31% đối với kiểu xe dòng T, biên độ hạ giá còn dao động rất nhiều lần. Trên thực tế, Ford đang đem công ty ra đánh bạc, ông cho rằng mức giá cao do lạm phát tạo ra sau chiến tranh sẽ không duy trì mãi, nếu hạ thấp giá sản phẩm, dự tính lượng tiêu thụ tăng lên sẽ cải thiện được tình hình. Ngày thứ hai sau khi tuyên bố hạ giá, chi nhánh New York báo về, 500 chiếc xe dòng T tồn kho đã được bán hết. Nhưng thành tích ban đầu không được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, nhà máy của Ford vẫn đảm bảo nhịp độ sản xuất ngày 3 ca dù đã chẳng còn khách hàng chờ đợi.

Mấy tuần trước lễ giáng sinh năm 1920, có tin đồn lan truyền trong khắp giới tiền tệ Mỹ: Công ty ô tô Ford sắp phá sản. Đầu tháng, tin đồn này dường như có vẻ đúng, bởi vì công ty tuyên bố từ ngày 23 tháng 12, nhà máy High Park sẽ tạm ngừng sản xuất 2 tuần. Còn có tin đồn nói Henry Ford đã mắc bệnh nặng. Ngày 29 tháng 12, tức là sau khi ngừng sản xuất mấy hôm, Công ty ô tô Ford lại tuyên bố nhà máy High Park ít nhất sẽ đóng cửa đến ngày

1 tháng 2, điều này càng khiến cho những lời đồn đại trở nên có cơ sở. Tin tức ở New York cũng chẳng có gì tốt hơn. Thực ra, chẳng có thông tin nào liên quan đến Công ty ô tô Ford trong mấy ngày đó vì người phát ngôn của công ty là Charles Brownell đã từ chức từ ngày 1 tháng 1. Lý do ông đưa ra là sức khỏe của vợ không được tốt, nhưng gần như tất cả mọi người đều tin rằng, ngoại trừ lý do bản thân không hài lòng hoặc bị công ty cho nghỉ việc thì không có lý do nào khác khiến một vị lãnh đạo cao cấp rút lui trong giờ khắc quan trọng như vậy. Ngày 3 tháng 1 năm 1921, khi trong ngoài công ty vẫn còn đang bàn luận về lý do vì sao Brownell xin nghỉ việc thì một sự việc khác lại xảy ra: Quản lý tài chính Frank L. Klingensmith xin từ chức.

Cũng giống như người tiền nhiệm của mình là James Couzens, Klingensmith cuối cùng cũng đã xung đột với Henry Ford, chủ yếu do 3 vấn đề, hai vấn đề đầu là việc giảm giá và việc mua lại tuyến đường sắt Detroit, Toledo vào tháng 9, đây là những việc mà ông phản đối; vấn đề cuối cùng là tư tưởng muốn thông qua các ngân hàng tiền tệ truyền thống để nắm lấy tương lai của công ty, đây là việc mà ông tán thành. Thời điểm này, tầng lớp lãnh đạo của Công ty ô tô Ford trong vấn đề giải quyết nguy cơ tài chính của công ty đã chia thành hai phe: Charles Sorensen và Ernest G. Liebold đương nhiên vẫn đứng về phe của Ford. Phe bên kia, Klingensmith, người chủ trương áp dụng phương pháp tiền tệ an toàn hơn chỉ có một đồng minh: Edsel Ford, đây có

thể là nguyên nhân chính khiến Klingensmith quyết định từ chức. “Ford không muốn ai thân thiết với Edsel hơn ông”, Nevins và Hill viết. Đồng thời, “Thời báo New York” cho rằng, nguyên nhân chính của việc Klingensmith từ chức là do những bài ngôn luận phản Do Thái của Henry Ford trên “Báo độc lập Dearborn” hoặc trong một lần điều tra của Ernest G. Liebold, ông phát hiện mẹ của Klingensmith là người Do Thái.

Dù thế nào thì sự tranh chấp trong tầng lớp lãnh đạo của Công ty ô tô Ford đã trở thành tiêu điểm thời sự, các phóng viên từ khắp nơi đổ xô đến High Park, phát hiện ra công ty đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thư ký công ty B. J. Craig phủ nhận việc mình hay William S.Knudsen đã từ chức (Sự thực nhanh chóng chứng minh rằng ông đã nhầm, ngày 1 tháng 4 năm 1921, Knudsen đã rời khỏi công ty). Edsel Ford từ chối đưa ra bất cứ lời bình luận nào về việc Klingensmith đột ngột từ chức. Đồng thời, trước cửa văn phòng của Edsel, khoảng 1000 công nhân đang tụ tập để phản đối việc đóng cửa nhà máy. Trước nguy cơ tài chính của Công ty ô tô Ford, Henry Ford bắt đầu quay trở lại công việc. Biện pháp đầu tiên của ông là phương pháp truyền thống trước tình hình lúc bấy giờ: giảm giá thành, tìm kiếm mọi khả năng có thể tăng nguồn tiền mặt cho công ty. Ở từng bộ phận, Henry Ford áp dụng các biện pháp mạnh, cho nghỉ việc từng nhóm công nhân rồi bán đi những thiết bị mà họ đang sử dụng.

Để có thể chuyển tất cả các thiết bị máy móc có thể thành tiền mặt, Công ty ô tô Ford đã thành lập một chợ bán đồ cũ. Số tiền bán thiết bị đạt 7 triệu đô-la. Nhưng vật dụng văn phòng không phải là những thứ duy nhất bị đem bán. Henry Ford đã phái B. J. Craig đến New York để bán công trái tự do, thu được 7,9 triệu đô-la. Tiếp đó, công ty lại đổi 6,7 triệu đô-la tiền hàng sang tiền mặt. Cuối cùng, Henry Ford bắt đầu tận thu tiền mặt từ tuyến đường sắt tư của mình. Bằng việc giảm thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ 22 ngày xuống còn 14 ngày, mỗi tháng ông đã tiết kiệm được 28 triệu đô-la. Vào tháng 12 năm 1920, khi công ty chưa đóng cửa, số lượng hàng tồn kho tại Công ty ô tô Ford được ghi nhận là 125.000 chiếc, một con số không hề nhỏ đối với các nhà quan sát, kết luận duy nhất mà họ có thể đưa ra là công ty ô tô này trong suốt mùa thu đã sản xuất một cách không hợp lí, thậm chí là điên rồ những chiếc xe ô tô mà chẳng hề bán được một chiếc nào. Nhưng những công nhân cũ lại ý thức được một cách rõ ràng rằng, việc tích lũy một lượng hàng lớn như vậy là một việc làm thông minh của Henry Ford. Xét cho cùng, nguyên vật liệu chất thành núi cũng không thể bán được, còn những chiếc xe dòng T thì về lý thuyết vẫn có thể bán được. Henry Ford có thể không biết phải tìm khách hàng ở đâu trong giai đoạn kinh tế tiêu điều ở mức đáng sợ như thế này nhưng ông hiểu rằng, có rất nhiều người biết: đó chính là 17.000 nhân viên tiêu thụ của hơn 7000 điểm tiêu thụ của Ford trên toàn nước Mỹ.

Các đại lí tiêu thụ trên khắp nước Mỹ đột nhiên nhận được những chiếc xe dòng T và những chiếc máy kéo Ford mà họ không hề đặt mua. Căn cứ vào điều kiện ngang trong hợp đồng của công ty, cho dù muốn có số hàng đó hay không họ cũng phải trả tiền. Để chấp hành nghĩa vụ, đa số các đại lí tiêu thụ của công ty sẽ phải vay tiền của

các ngân hàng địa phương, điều này đồng nghĩa với việc bản thân Công ty ô tô Ford sẽ không phải làm việc tương tự. Từ ngày 1/1 đến ngày 1/4 năm 1921, 24,7 triệu đô-la từ khắp nơi trên khắp nước Mỹ đã được chuyển về Công ty ô tô Ford. Cuối cùng thì Henry Ford cũng đã có được số tiền trả nợ. Đây có lẽ là thành tựu phi thường nhất mà một người lãnh đạo công ty có thể thực hiện được dưới một sức ép lớn như vậy. Với sự cố gắng của ông, đến tháng 4, Công ty ô tô Ford đã có trong tay 87,3 triệu đô-la, vượt số tiền nợ cần thiết là 58 triệu đô-la.

Công ty ô tô Ford là công ty ô tô cuối cùng của Mỹ rơi vào khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế tiêu điều 1920- 1921 nhưng lại là công ty đầu tiên thoát khỏi khó khăn. Trong thời kỳ này, bản thân công ty cũng bị cuốn vào vòng xoáy cực kỳ bất ổn của nền kinh tế thế giới nhưng đến tháng 3 năm 1921, tình hình khó khăn đã chấm dứt. Nhà máy High Park bắt đầu vận hành ngày đêm để lấy lại thời gian đã mất, năng lực sản xuất được tận dụng tối đa, ngày 3 ca. Ánh sáng từ nhà máy Ford chính là ngọn đèn dẫn dắt nền công nghiệp của thế giới quay trở lại thời kỳ phồn vinh.

Ngày 28 tháng 5 năm 1921, chiếc xe dòng T thứ 5 triệu của Công ty ô tô Ford đã

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 69 - 78)

w