Chiếc xe dòn gA và sản nghiệp ở nước ngoà

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 78 - 80)

Chiếc xe dòng A tung ra thị trường là sự kiện lớn nhất trong hai tháng cuối năm 1927. Ngày 28 tháng 11, hơn 2000 tờ báo đã đăng bức thư công khai của Henry Ford.

Tính chung, trong tuần quảng cáo đó Công ty ô tô Ford đã chi 1,7 triệu đô-la, đây là một con số không nhỏ. Theo tính toán của Công ty ô tô Ford, lượng người đến các salon ô tô hoặc các đại lí tiêu thụ để ngắm nhìn chiếc xe dòng A ngay trong ngày đầu tiên đã lên đến 10.534.992 người. Đến cuối tuần, khi salon đặc biệt đóng cửa, đã có 25% người dân Mỹ trên khắp đất nước được nhìn tận mắt chiếc xe dòng A. Tại Milwaukee, Charlotte, Sao Paulo, Dallas, Cincinnati và Fargo, ngày nào cũng có rất nhiều người đến trung tâm triển lãm. Trước khi chiếc xe ra thị trường, công ty đã nhận được đơn đặt hàng hơn 100.000 chiếc. Tại các salon ô tô lại có thêm 500.000 chiếc. Tại Detroit, cứ 5 phút lại có một chiếc xe được đặt hàng. Mỗi chiếc xe phải đặt trước 25 đô-la tiền đặt cọc, từ năm 1927 đến năm 1928, chẳng khó khăn gì để bán được một chiếc xe dòng A. Đối với khách hàng thì điều tuyệt vời nhất ở chiếc xe chính là giá của nó. Kiểu xe có giá thấp nhất cũng chỉ bán với giá 385 đôla (đến giữa năm tăng lên 480 đô-la). Điều quan trọng hơn là chiếc xe dòng A rẻ hơn chiếc Chevrolet, hơn nữa sức hấp dẫn của nó cũng chẳng kém gì.

Công ty ô tô Ford mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 300 chiếc xe dòng A, nhưng nhu cầu về xe lại cao gấp 20 lần con số đó. Cho đến tháng 1 năm 1928, vẫn còn có 600.000 khách hàng đang phải nhẫn nại đợi xe. Trong chiến dịch cạnh tranh với Công ty ô tô thông dụng, năm 1927, Ford chưa có được chỗ đứng trên thị trường mới, tỷ lệ tiêu thụ giữa Chevrolet và Ford là 1.700.000 : 365.000; năm 1928 Chevrolet vẫn dẫn đầu với tỉ lệ tiêu thụ 888.000 : 633.000.

Nhưng năm 1929 đã trở thành năm của Ford, Ford đã bán được tổng cộng 1500.000 chiếc xe dòng A, lượng tiêu thụ của Chevrolet chỉ bằng 2/3 so với Ford. Năm 1929 là năm phá kỷ lục của Công ty ô tô Ford. Thành công của công ty có được là nhờ chiếc xe dòng A.

Bắt đầu từ năm 1925, cuộc cạnh tranh giữa Ford và Chevrolet đã lan rộng ra nước ngoài. Cả hai công ty đều ngắm đến thị trường châu Âu rộng lớn còn chưa được khai thác, thị trường châu Âu lúc đó rất giống với thị trường Mỹ 15 năm trước. Năm 1928, giá bán của ô tô Mỹ vào khoảng hơn 600 đô-la, còn ở châu Âu là vào khoảng 1430 đô-la. Cả Ford và Chevrolet đều tin tưởng rằng, giá cả thấp hơn sẽ mở ra thị trường châu Âu.

Năm 1925, Công ty ô tô thông dụng đã mua lại Công ty ô tô Vauxhall của Anh, đồng thời bắt đầu đề ra chính sách thống nhất cho các nghiệp vụ hải ngoại. Chính sách của Công ty ô tô thông dụng là mua lại các công ty ô tô ở các nước để lợi dụng danh tiếng vốn có của chúng.

Công ty ô tô Ford cũng đã trả lời bằng các chính sách của mình. Dù các chi nhánh của công ty ở châu Âu đã có từ rất lâu nhưng chúng không phát huy được những ưu điểm vốn có. Việc quảng bá chiếc xe dòng A dường như là cơ sở cho chiến lược mới ở châu Âu. Theo đề nghị của Edsel và Charles Sorensen, Henry Ford quyết định chính thức hóa tổ chức quốc tế của mình. Công ty Canada tiếp tục phụ trách khu vực bên

ngoài quần đảo Britain của đế quốc Anh, Dearborn cung cấp cho các khu vực khác, ngoài châu Âu. Thay đổi lớn nhất là ở châu Âu, các công ty đơn lẻ sẽ có được nhiều quyền hơn nhưng tất cả các công ty đó sẽ phải hình thành một tổ chức, do Công ty TNHH ô tô Ford (England) thống nhất quản lý. Nhà máy của Công ty England đang được xây dựng ở Dagenham sẽ cung ứng linh kiện chủ yếu cho các chi nhánh tại các vùng ở châu Âu.

Percival Perry là người phụ trách đầu tiên của Công ty ô tô Ford England, nhưng ông đã từ chức sau khi Knudsen từ chức vào năm 1919. Sau đó, tuy đã trở thành một nhân vật quan trọng trong chính trường và thương trường, ông vẫn luôn thừa nhận rằng Công ty ô tô Ford mới là nơi thích hợp nhất đối với ông. Henry Ford cũng hối hận, ông cho rằng Perry là một nhà quản lí nhạy bén và thông minh. Vì thế, vào năm 1928, Henry Ford đã mời Perry quay trở lại cùng hợp tác. Sau khi nhận được lời mời của Henry Ford, Perry đã đến Dearborn, ông muốn dùng sự thật và những con số để chứng minh các nhà máy của Ford ở châu Âu cần nguồn đầu tư địa phương. Khi đó các chi nhánh của Ford ở các nước như Tây Ban Nha, Đan Mạch đều nằm trong tay gia đình Ford hoặc các công ty của Ford.

Đầu năm 1929, Công ty ô tô Ford tuyên bố thành lập 8 công ty mới, bao gồm các công ty ở Pháp, Bỉ, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển và Phần Lan. Trên thực tế chúng đều là công ty con của Công ty TNHH ô tô Ford (England). Công ty TNHH ô tô Ford (England) nắm giữ 60% cổ phần của mỗi công ty, số còn lại bán công khai tại từng nước. Sự thành công của các công ty sau khi ra thị trường khiến mọi người rất hài lòng, nhưng điều làm Ford thất vọng là số cổ phần vốn muốn để dành cho các nhà đầu tư bản địa đều về tay người Mỹ.

Từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 10 năm 1929, thị trường cổ phiếu Mỹ đột nhiên suy sụp, kinh tế nước Mỹ bước vào thời kỳ tiêu điều chưa từng có trong lịch sử. Trong giai đoạn đó, những công nhân của Ford đều cảm nhận được một cách sâu sắc sự tàn khốc của nó. Henry Ford cũng vậy, công ty của ông đã biến thành một góc đấu trường.

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w