Đại chiến thế giới ha

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 84 - 86)

Henry Ford không thử dùng một con thuyền hòa bình để kết thúc Đại chiến Thế giới II, nhưng đúng là ông cũng có ý định đó hoặc từng nói mình có ý định đó. Những người đã từng đọc qua tuyên ngôn của ông vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX có lẽ không thể đoán được rằng Công ty ô tô Ford cuối cùng đã giành được mấy giải thưởng sản xuất các hạng mục của quân đội cho lục quân và hải quân, trở thành nhà bao thầu hợp đồng quốc phòng lớn thứ 3 với trị giá sản xuất đạt 52,6 tỉ đô-la. Những hành vi và lời lẽ của Henry Ford trong mấy năm đầu trước khi nước Mỹ chính thức tham chiến rất được mọi người chú ý. Ông vẫn bàn đến vấn đề hòa bình, cũng giống như thời kỳ Đại chiến Thế giới I, nhưng những hành vi mang tính trung lập của ông khiến người ta không thể biết rốt cuộc ông ủng hộ cho bên nào.

Tháng 7 năm 1938, Adolf Hitler đã tặng Henry Ford lúc đó đang tổ chức mừng thọ 75 tuổi một chiếc huân chương chữ thập do lãnh sự của Đức ở Detroit trao. Đức muốn bày tỏ thiện ý của mình thông qua việc đem lại vinh dự cho một số nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh và chính trị ở nước ngoài, để truyền đạt thông tin của Đức lúc bấy giờ: Đức là một quốc gia văn minh. Nhưng những nhà phê bình ở Mỹ và Great Britant chẳng dành một lời lẽ tốt đẹp nào cho việc Henry Ford nhận được huân chương. Dù vậy, Henry Ford vẫn từ chối trả lại huân chương cho nước Đức, một phần chính là vì đây là một vấn đề còn đang được tranh luận. Dưới sức ép đó, Ford càng trở nên cứng rắn. Ngoài ra, việc ông giữ lại chiếc huân chương có thể còn để trêu tức đối

thủ cũ của ông là Franklin Roosevelt. Hơn nữa ông còn cân nhắc đến phương diện kinh doanh. Mùa hè năm 1938, Ford Werke sẽ nhận được hợp đồng sản xuất ô tô của chính phủ Đức. Henry Ford đang chờ đợi một hợp đồng như vậy, nhưng nếu ông trả lại huân chương cho Hitler thì rất có thể ông sẽ không có được hợp đồng này.

Ngày càng có nhiều người nghi ngờ Henry Ford cùng một giuộc với Hitler, vì thế Henry Ford đã phát biểu, bày tỏ ông là một người theo chủ nghĩa hòa bình, để chứng minh cho lập trường của mình, ông đã tham gia vào cuộc tranh luận kịch liệt nhất vào mùa thu năm 1938 với chủ đề: Nước Mỹ nên đóng vai trò như thế nào trước hiện trạng người Do Thái trốn khỏi nước Đức. Henry Ford bày tỏ, ông ủng hộ những người Do Thái lưu vong đến định cư ở Mỹ, thậm chí ông còn thuê một số người Do Thái đến từ Đức làm việc trong các trang trại của Ford ở khắp các nơi ở bang Michigan. Nhưng đa số mọi người đều cho rằng, Henry Ford tỏ thái độ như vậy chẳng qua chỉ là để làm giảm những sự thù địch đối với ông trong sự kiện chiếc huân chương.

Tháng 9 năm 1939, cùng với việc xe tăng Đức vượt qua biên giới Ba Lan, cuộc Đại chiến Thế giới II đã bao trùm lên khắp châu Âu. Trong những năm 1940-1941, không có mấy người Mỹ ủng hộ lập trường sai lầm của người Đức. Ngược lại, đa số người Mỹ đều tin rằng việc đứng ngoài cuộc đại chiến châu Âu là biện pháp tốt nhất để duy trì sự dân chủ của Mỹ. Trong thời gian chiến tranh, Công ty ô tô Ford đã nhận hợp đồng sản xuất động cơ máy bay cho chính phủ Mỹ, công ty đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy mới có quy mô lớn. Số lượng công nhân ở nhà máy này đạt đến 17.000 người. Công ty ô tô Ford đã tham gia vào hạng mục sản xuất loại máy bay oanh tạc B- 24 Liberator. Tuy vậy, dù Henry Ford cuối cùng đã chấp nhận sự thực rằng công ty của ông đang tham gia sản xuất cho quân đội nhưng ông cũng đã thành công trong việc tránh cho công ty ở Mỹ và các chi nhánh ở các nước trên thế giới phải sản xuất loại vũ khí mang tính hủy diệt, chỉ sản xuất những sản phẩm quân dụng không mang tính sát thương, ví dụ, chỉ sản xuất máy bay chứ không sản xuất tên lửa gắn trên máy bay.

Ngày 3 tháng 3 năm 1941, chính phủ đã ký với Công ty ô tô Ford một bản hợp đồng trị giá 480 triệu đô-la để sản xuất 1200 bộ linh kiện thân máy bay (tất cả các linh kiện trừ động cơ) và 800 chiếc máy bay nguyên chiếc, đồng thời cho phép công ty xây dựng một nhà máy mới có quy mô lớn. Xưởng nằm cách Detroit 25 dặm về phía Nam, cách Ann Arbor không xa, được đặt tên là “Trang trại cây liễu”, đó là một trang trại chăn nuôi gia súc có diện tích 975 mẫu Anh (khoảng 3945 ha). Khi nhà máy được xây dựng xong và bắt đầu vận hành, mỗi tiếng có thể sản xuất được 1 chiếc B-24. Tháng 4, công việc dọn dẹp đã được hoàn tất. Đến tháng 9, các công trình kiến trúc chính đã được xây dựng xong. Nhưng việc xây dựng nhà xưởng không phải là vấn đề khó mà vấn đề chính là thiết bị của nhà máy. Chỉ riêng số khuôn đã lên đến 11.000 chiếc. Công ty ô tô Ford đã phải chuyển một nửa số công việc chuẩn bị cho các công ty khác. Ngoài chế tạo B-24 ở trang trại cây liễu, Công ty ô tô Ford còn sản xuất loại xe Jeep quân dụng ở nhà máy luyện kim.

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của henry ford (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w