Biến tính xúc tác Bentonite bằng dung dịch Ni(NO3)2.6H2O

Một phần của tài liệu Đồ án nhiệt phân than bùn có xúc tác (Trang 62 - 63)

Cân 50g Bentonite thô đã được loại bỏ tạp chất cho vào 1000ml dung dịch

Ni(NO3)2 0,1M (29,1g Ni(NO3)2.6H2O trong 1000ml nước cất), lắp cánh khuấy và

khuấy liên tục trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau thời gian 24 giờ, đem xúc tác đi lọc,

rửa bằng nước nóng để loại bỏ ion NO3-, rồi đem đi sấy khô cho đến khối lượng không

đổi trong thời gian 12 giờ, nhiệt độ sấy là 1050C, sau sấy xúc tác được nhiền mịn và

sây với kích thước 0,5mm thu được xúc tác Bentonite – Ni. Đem xúc tác đi xác định diện tích bề mặt riêng.

e. Biến tính xúc tác Bentonite bằng dung dịch CuCl2.2H2O

Sau khi loại bỏ tạp chất và chọn kích thước, Bentonite thô được cho vào dung

dịch CuCl2 và khuấy trộn với tỉ lệ Bentonite:CuCl2 là 1:20.

Cân 50g Bentonite và cho vào 1000m dung dịch CuCl2,0,1M (17,1g

CuCl2.2H2O trong 1000ml nước cất), khuấy liên tục và ổn định nhiệt ở 850C (vì khả

năng trao đổi của dung dịch CuCl2 tương đối khó), thời gian khuấy là 24h. Sau khi

khuấy xong đem rữa với nước nóng nhằm loại bỏ hết các ion Cl- (thử bằng dd

AgNO3), lọc và sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 12h, sau sấy đem đi nghiền

mịn và rây lại với kích thước 0,5mm thu được xúc tác Bentonite – Cu. Sau đó đem mẫu đi xác định diện tích bề mặt riêng.

3.2.4. Phương pháp thực hiện thực nghiệm

Trong bài nghiên cứu này, phương pháp thực hiện là dùng nhiệt để phân hủy các biomass có sử dụng xúc tác trong điều kiện không có không khí (hay rất ít không khí)

để thu các sản phẩm khí làm nhiên liệu thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch đã và đang bị cạn kiệt.

Một phần của tài liệu Đồ án nhiệt phân than bùn có xúc tác (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w