Trong nước

Một phần của tài liệu Đồ án nhiệt phân than bùn có xúc tác (Trang 43 - 46)

b. Các nghiên cứu về nhiệt phân than bùn

2.4.2.Trong nước

Cũng như trên thế giới, theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam trong 40 năm nữa nguồn dầu mỏ và khí đốt sẽ cạn kiệt và chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng. Những năm gần đây, sự biến động của giá dầu mỏ gây ra sự mất ổn định

của nền kinh tế. Chính vì thế mà việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới từ việc nghiên cứu xây dựng công nghệ là việc làm cần thiết và cấp bách và vấn đề này trở nên cấp thiết hơn trong những năm gần đây khi chúng ta đang triển khai chương trình an ninh năng lượng quốc gia

Việt Nam hiện nay có một trữ lượng than rất lớn nằm rải rác khắp nơi như Đông Hà, Lào Cai, Hoàng Đan, Phú Thọ Ba Vì, Hà Tây Ba Sao, Nam Hà, U Minh, Cà Mau. Các mỏ than của Việt Nam chủ yếu là loại biến tính từ trung bình đến thấp như than bùn. Thành phần của các mỏ than bùn này có khác nhau. Hiện nay, nguồn than bùn này chủ yếu khai thác để pha trộn với các loại khoán vô cơ để dùng làm phân bón cho các khu vực đất đai bị chua và định hướng sử dụng than bùn làm phân bón chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Công nghệ nhiệt phân than đã được du nhập vào Việt nam từ những năm 70, nhưng cho đến nay, có rất ít đề tài nghiên cứu các quá trình nhiệt phân than với nguyên liệu than bùn với mục đích sử dụng làm nhiên liệu. Ví dụ như những đề tài nghiên cứu nhiệt phân than thành nhiên liệu của Bộ môn Kỹ thuật Hóa học Nhiên Liệu -Đại Học Bách khoa Hà Nội, ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu nhưng mục đích của quá trình nhiệt phân than là sản xuất ra khí tổng hợp để sản xuất phân bón và các chất hóa học ứng dụng.

Trước những năm 80, ở Viêt Nam sử dụng trực tiếp than để đốt cung cấp nhiệt năng cho các quá trình công nghệ sản xuất, những phương pháp này gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn. Hiện nay, khí hoá lỏng (LPG), dầu đốt (FO và DO), khí thiên nhiên là các loại nhiên liệu được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Gas và dầu có ưu điểm cấp năng lượng sạch, dễ điều chỉnh và điều khiển tự động hoá cao. Nhược điểm lớn nhất của Gas và dầu là giá thành quá cao, làm cho sản phẩm khó cạnh tranh giá cả...Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu cần tìm một loại nhiên liệu khác có giá trị sử dụng tương ứng với gas và dầu, nhưng giá thành phải thấp, góp phần vào việc hạ giá thành phẩm công nghệ, tăng sức cạnh tranh mới về giá cả thị trường. Và công nghệ khí hoá than là giải pháp hữu hiệu nhất.

Cho đến nay, Việt Nam chúng ta chưa có một nghiên cứu cụ thể về công nghệ này mà một vài doanh nghiệp nhập công nghệ nhiệt phân than từ Trung Quốc cụ thể như Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát đã đang nhập khẩu và chuyển giao cho nhiều đơn vị trong nước: Tập Đoàn Việt Á (Cty cơ khí mạ kẽm Việt Á), Công ty gạch VLCL

Trúc Thôn, nhà máy thép An Khánh, nhà máy mạ kẽm ống thép Việt Đức (Vĩnh Phúc), Xuân Hưng, Thành Lợi (Đà Nẵng)... Nhưng những công nghệ này giá thành đắt và chưa đạt yêu cầu về chất lượng môi trường cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với nguồn nguyên liệu là than bùn tại Việt Nam.

Nhìn chung cho đến hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra một công nghệ nhiệt phân than bùnđược hoàn thiệnđể có thể ứng dụng vào thực tế nhằm sử dụng nguồn than bùn dồi dào của Việt Nam một cách hiệu quả.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đồ án nhiệt phân than bùn có xúc tác (Trang 43 - 46)