Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ trong phòng lây nhiễm HIV

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 112 - 115)

Bảng 3.28. Thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV

Đặc trưng TCT 2006 (n=807) SCT 2012 (n=802) p CSHQ (%) n % n %

Đã từng nghe nói về HIV/AIDS 632 78,3 789 98,4 p<0,001 26 Nghe nói về bệnh LTQĐTD 535 66,3 766 95,5 p<0,001 44 Kiến thức đúng về phòng lây

nhiễm HIV/STI 118 18,7 396 50,2 p<0,001 168 Kiến thức về phòng lây HIV từ mẹ

sang con 274 43,4 382 48,4 p>0,05 12

Biết về thuốc điều trị HIV cho

người nhiễm HIV 235 37,2 350 44,4 P<0,01 19 Kiến thức đúng về phòng lây

nhiễm HIV/STI trong nhóm 15-24 51 21,0 136 52,9 p<0,001 152 Kết quả từ bảng 3.28 cho thấy sự thay đổi rõ rệt từ năm 2006 đến 2012 trong hầu hết các nội dung về kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI trong đó kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV và kiến thức về các quan niệm sai lầm là hai nội dung thay đổi nhiều nhất với lần lượt 168% và 185%. Kiến thức về các quan niệm sai lầm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức chung phòng lây nhiễm HIV/STI với nhóm dân tộc thiểu số. Với nội dung về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STI, mặc dù không có sự khác biệt giữa năm 2006 và 2012, tuy nhiên tỷ lệ người tham gia trả lời đúng ba câu hỏi cũng được duy trì ở mức khá cao (61,0%). Kết quả phân tích sự thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV theo từng nội dung cho thấy các nội dung về quan niệm sai lầm trong phòng lây nhiễm HIV tăng rõ rệt

99

với lần lượt 80% cho nội dung “muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV” và 121% cho nội dung “ăn uống chung với người nhiễm HIV không làm lây nhiễm HIV”. Trong khi đó, ngoại trừ nội “dung dùng chung BKT có thể làm lây nhiễm HIV”, hầu hết

các nội dung về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STI không có sự khác biệt từ năm 2006 đến 2012 nhưng các nội dung này đều có tỷ lệ người tham gia trả lời đúng rất cao (trên 70%). Kết quả tại bảng 3.19 cũng mô tả thay đổi về nhận biết bệnh LTQĐTD của nhóm DTTS tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ này tăng 44% từ 66,3% năm 2006 lên 95,5% năm 2012 (p<0,001). Trong nhóm thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi, kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI tăng 152% từ 21% năm 2006 lên 52,9% năm 2012 (p<0,001).

Bảng 3.29. Thay đổi về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS

Đặc trưng TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n %

Thái độ đúng với người nhiễm

HIV/AIDS 42 6,7 402 51,0 p<0,001 661

Quan điểm đúng với người nhiễm

HIV/AIDS 100 16,0 453 58,4 p<0,001 265

Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS luôn là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng lây nhiễm HIV/STI đặc biệt với nhóm dân tộc thiểu số. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy thái độ với người nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu tăng rõ rệt sau 6 năm can thiệp với 661% với thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS (p<0,001) và 265% với quan điểm đúng với người nhiễm HIV/AIDS (p<0,001). Khi phân tích theo từng nội dung về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS, hầu hết các nội dung đều tăng rất nhiều sau can thiệp,

đặc biệt là nội dung “giáo viên bị nhiễm HIV vẫn tiếp tục được giảng dạy” tăng 497% từ 14,6% năm 2006 lên 87,2% năm 2012 (p<0,001) và nội dung “có thể ăn hoặc mua thức ăn của người bán hàng nhiễm HIV” tăng 441% từ 13,6% năm 2006

Bảng 3.30. Thay đổi về nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI

Nhận thức được nguy cơ lây nhiễm TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n % Có nguy cơ 20 3,2 69 8,8 p<0,001 175

Không có nguy cơ 360 56,9 520 65,9 P<0,01 16

Không biết 252 39,9 200 25,4 p<0,001 (36)

*(): Giá trị âm

Thay đổi nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV cũng là nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả của can thiệp. Sau 6 năm can thiệp, tỷ lệ người dân tộc Dao có thể phân biệt được bản thân có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không tăng 175%; 16% (p<0,001) và tỷ lệ người tham gia không biết có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không giảm 36% từ 39,9% năm 2006 xuống 25,4% năm 2012 (p<0,001).

101

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)