ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 107 - 161)

NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 2006-2012

3.3.1. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thực hiện tại địa bàn nghiên cứu năm 2006

Năm 2006 cũng là năm trên địa bàn huyện Văn Chấn bắt đầu có những hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Tại địa phương huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tại huyện và xây dựng kế hoạch, chỉ đạo cơ sở triển khai các hoạt động theo kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái. Ban chỉ đạo tuyến huyện đã tổ chức họp giao ban từng quý, đánh giá tình hình thực tế, đưa ra các giải pháp hoạt động phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS được triển khai năm 2006 bao gồm tư vấn xét nghiệm tự nguyện, truyền thông, can thiệp giảm tác hại và giám sát hoạt động.

Mặc dù trên địa bàn huyện đã xây dựng các hoạt động quan trọng trong việc phòng chống HIV/AIDS và địa phương cũng đã có một số kết quả nhất định tuy nhiên các hoạt động này vẫn tồn tại những vấn đề như việc tuyển chọn, tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên và đồng đẳng viên còn nhiều hạn chế, dẫn đến hoạt động truyền thông và cấp phát BKT, BCS miễn phí chưa có hiệu quả như mong muốn. Nội dung trong các hoạt động của chương trình truyền thông chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ ban chỉ đạo của tỉnh mà chưa có xây dựng, thiết kế các nội dung chương trình để phù hợp với đặc điểm của địa phương. Hoạt động can thiệp giảm tác hạii hiện tại vẫn chủ yếu tập trung cho nhóm nguy cơ cao là NCMT, PNBD và chưa có chương trình cụ thể dành cho nhóm đồng bào DTTS. Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại huyện mới được thiết lập và chưa thực hiện được theo đúng quy trình được hướng dẫn. Những vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận các thông tin truyền thông và các dịch vụ can thiệp của người dân.

3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2006-2012 HIV/STI tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2006-2012

Với các hoạt động can thiệp được triển khai đồng bộ tại địa bàn huyện Văn Chấn, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá theo các nội dung: đánh giá kết quả hoạt động của chương trình can thiệp; sự thay đổi trong kiến thức, thái độ và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI của nhóm đồng bào DTTS.

Bảng 3.21. Kết quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi

Chỉ số kết quả hoạt động Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Phóng sự trên đài truyền hình tỉnh số bài 10 35 2 0 0 0 Phát thanh tại huyện/tỉnh số bài 9 12 2 0 0 0

Bài viết trên báo

tỉnh số bài 2 28 2 0 0 0

Phát thanh qua loa đài xã số buổi (tỷ lệ bao phủ) 144 (50%) ~300 (60%) ~300 (60%) >200 (70%) >200 (70%) >100 (80%) Nói chuyện chuyên

đề, họp thôn số buổi/ lượt người 216/ >5.000 350/ >7.000 409/~ 10.000 364/~ 10.000 485/~ 9.000 230/ >5.000 Mitting số lần/năm 0 3 3 3 3 3

Treo băng rôn số lần/năm 1 1 2 2 2 1

Hội thi văn hóa

văn nghệ số lần/năm 0 0 1 1 1 1

Kết quả thực hiện chương trình truyền thông thay đổi hành vi được thể hiện trong bảng 3.21. Hoạt động truyền thông gián tiếp qua báo, đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh và huyện được tập trung thực hiện trong 3 năm đầu của chương trình can thiệp. Các hoạt động truyền thông trực tiếp như họp thôn, nói chuyện chuyên đề, mitting và các hội thi văn hóa văn nghệ được duy trì trong cả 6 năm can thiệp.

Bảng 3.22. Kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện

Chỉ số kết quả

hoạt động Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số người được tư vấn số người 665 425 >800 >900 842 558 Số người được tư vấn

và đồng ý xét nghiệm số người 554 309 >700 >800 740 540 Số người nhận kết quả

xét nghiệm và được tư vấn sau xét nghiệm

95

Chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện thu hút trung bình trên 500 khách hàng/năm, trong đó năm 2010 có số khách hàng cao nhất. Tỷ lệ khách hàng được tư vấn, đồng ý xét nghiệm và nhận kết quả cũng rất cao.

Bảng 3.23. Kết quả hoạt động khám và quản lý các nhiễm trùng STI

Chỉ số kết quả

hoạt động Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng người được

khám STI số người 603 724 687 635 629 608

Số người được tư vấn

dự phòng lây nhiễm STI số người 603 724 687 635 629 608 Số người được chẩn

đoán mắc STI số người 492 485 453 421 516 499

Số người được tư vấn

điều trị STI số người 427 436 401 394 475 462

Trong chương trình khám và quản lý các nhiễm trùng STI, số lượng khách hàng đến khám được duy trì ổn định qua các năm. Trong chương trình này, 100% khách hàng đến khám được tư vấn dự phòng lây nhiễm STI và khoảng 90% số người được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng STI được giới thiệu đến các cơ sở điều trị trên địa bàn huyện và tỉnh.

Bảng 3.24. Kết quả hoạt động cấp phát bao cao su

Chỉ số kết quả hoạt động Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số bao cao su đã phát số cái >10.000 15.340 >40.000 >40.000 122.079 >10.000 Số lượt người nhận BCS số lượt >2000 >2000 >2000 >2000 >3.000 >2000

Chương trình cấp phát bao cao su đã thực hiện cấp trung bình gần 40.000 BCS/năm cho hơn 2000 lượt người trong đó năm 2011 đã thực hiện cấp hơn 100.000 BCS.

Bảng 3.25. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng

Thông tin truyền thông

TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n % HIV/AIDS 610 96,5 773 98,0 p>0,05 2 Viêm gan 200 31,7 369 46,8 p<0,001 48 Tiêm chích an toàn 305 48,3 537 68,1 p<0,001 41 Tình dục an toàn 308 48,7 550 69,7 p<0,001 43 Cai nghiện ma túy 269 42,6 488 61,9 p<0,001 45 Giáo dục giới tính 87 13,8 447 56,7 p<0,001 311 Các bệnh lây truyền qua

đường tình dục 346 54,8 671 85,0 p<0,001 55 Nhận ít nhận một thông tin

truyền thông 622 98,4 776 98,4 p>0,05 0

Kết quả tại bảng 3.25 mô tả sự thay đổi trong tiếp cận các thông tin về phòng lây nhiễm HIV/STI mà nhóm đối tượng nghiên cứu đã được nhận trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. Trong các nội dung truyền thông phòng lây nhiễm HIV/STI, ngoại trừ thông tin chung về HIV/AIDS vẫn được duy trì ở tỷ lệ rất cao (trên 95%), các thông tin khác đều tăng rõ rệt từ năm 2006 đến năm 2012 (p<0,001). Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu nhận được ít nhất một nội dung truyền thông phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng trước điều tra cũng được duy trì ở mức cao (trên 98%).

Bảng 3.26. Nhận được hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua

Hỗ trợ TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n % Bao cao su 38 6,0 355 45,0 p<0,001 650

Khám chữa nhiễm trùng STI 249 39,4 246 31,2 p<0,05 (21)

Xét nghiệm HIV 0 0,0 145 18,4 p<0,001

Thuốc điều trị HIV 0 0,0 5 0,6 p>0,05

Thăm hỏi từ cơ quan đoàn thể 0 0,0 2 0,3 p>0,05 Nhận ít nhất một hỗ trợ phòng

lây nhiễm HIV/STI 265 41,9 484 61,3 p<0,001 46

97

Bảng 3.26 mô tả sự thay đổi trong việc hỗ trợ phòng lây nhiễm HIV/STI dành cho nhóm dân tộc Dao trên địa bàn các xã điều tra trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. Các hỗ trợ phòng lây nhiễm HIV/STI tập trung vào việc hỗ trợ bao cao su và khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tỷ lệ được hỗ trợ BCS trong 12 tháng trước thời điểm điều tra tăng từ 6% năm 2006 lên 45% năm 2012 (p<0,001). Tỷ lệ người dân tộc Dao từng nhận được ít nhất một hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI tăng từ 57,8% năm 2006 lên 77,7% năm 2012 (p<0,001). Tỷ lệ người dân tộc Dao nhận được ít nhất một hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng trước điều tra tăng từ 41,9% năm 2006 lên 61,3% năm 2012 (p<0,001). Tỷ lệ người dân tộc Dao được khám chữa bệnh LTQĐTD vẫn được duy trì ở mức 30%-40%.

Bảng 3.27. Tiếp cận các dịch vụ trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS

Tiếp cận dịch vụ TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n %

Biết nơi xét nghiệm HIV 90 14,2 176 22,3 p<0,001 57 Đã từng xét nghiệm HIV 12 1,9 418 53,0 p<0,001 2689 Xét nghiệm HIV và nhận kết

quả 7 1,1 133 31,8 p<0,001 2791

Biết nơi cung cấp bao cao su 218 34,5 610 77,3 p<0,001 124 Trong số những người đã từng nghe nói về HIV/AIDS, chỉ có 14,2% người tham gia trả lời biết nơi có thể làm xét nghiệm HIV và cũng chỉ có một tỷ lệ khá thấp người đồng bào Dao biết nơi có thể cung cấp bao cao su (34,5%). Nhận biết về các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm đối tượng nghiên cứu có thay đổi rõ rệt sau 6 năm can thiệp. Tỷ lệ người tham gia biết nơi xét nghiệm HIV tăng 57% từ 14,2% năm 2006 lên 22,3% năm 2012 (p<0,001). Tỷ lệ người tham gia từ 15-49 tuổi biết các nơi cung cấp bao cao su tăng 124% từ 34,5% năm 2006 lên 77,3% năm 2012 (p<0,001).

Với hoạt động tư vấn xét nghiệm phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại địa phương, năm 2006 chỉ có 1,9% người tham gia nghiên cứu trả lời đã từng xét

nghiệm HIV và cũng chỉ có 1,1% được xét nghiệm HIV và biết kết quả. Đây là những tỷ lệ rất thấp và phản ánh những thiếu sót trong hoạt động tư vấn xét nghiệm phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn các xã nghiên cứu. Sau 6 năm can thiệp, hoạt động này có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV tăng từ 1,9% lên 53,0% (p<0,001) và tỷ lệ người tham gia xét nghiệm HIV và nhận được kết quả tăng từ 1,1% lên 31,8% (p<0,001).

3.3.3. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ trong phòng lây nhiễm HIV

Bảng 3.28. Thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV

Đặc trưng TCT 2006 (n=807) SCT 2012 (n=802) p CSHQ (%) n % n %

Đã từng nghe nói về HIV/AIDS 632 78,3 789 98,4 p<0,001 26 Nghe nói về bệnh LTQĐTD 535 66,3 766 95,5 p<0,001 44 Kiến thức đúng về phòng lây

nhiễm HIV/STI 118 18,7 396 50,2 p<0,001 168 Kiến thức về phòng lây HIV từ mẹ

sang con 274 43,4 382 48,4 p>0,05 12

Biết về thuốc điều trị HIV cho

người nhiễm HIV 235 37,2 350 44,4 P<0,01 19 Kiến thức đúng về phòng lây

nhiễm HIV/STI trong nhóm 15-24 51 21,0 136 52,9 p<0,001 152 Kết quả từ bảng 3.28 cho thấy sự thay đổi rõ rệt từ năm 2006 đến 2012 trong hầu hết các nội dung về kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI trong đó kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV và kiến thức về các quan niệm sai lầm là hai nội dung thay đổi nhiều nhất với lần lượt 168% và 185%. Kiến thức về các quan niệm sai lầm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức chung phòng lây nhiễm HIV/STI với nhóm dân tộc thiểu số. Với nội dung về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STI, mặc dù không có sự khác biệt giữa năm 2006 và 2012, tuy nhiên tỷ lệ người tham gia trả lời đúng ba câu hỏi cũng được duy trì ở mức khá cao (61,0%). Kết quả phân tích sự thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV theo từng nội dung cho thấy các nội dung về quan niệm sai lầm trong phòng lây nhiễm HIV tăng rõ rệt

99

với lần lượt 80% cho nội dung “muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV” và 121% cho nội dung “ăn uống chung với người nhiễm HIV không làm lây nhiễm HIV”. Trong khi đó, ngoại trừ nội “dung dùng chung BKT có thể làm lây nhiễm HIV”, hầu hết

các nội dung về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STI không có sự khác biệt từ năm 2006 đến 2012 nhưng các nội dung này đều có tỷ lệ người tham gia trả lời đúng rất cao (trên 70%). Kết quả tại bảng 3.19 cũng mô tả thay đổi về nhận biết bệnh LTQĐTD của nhóm DTTS tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ này tăng 44% từ 66,3% năm 2006 lên 95,5% năm 2012 (p<0,001). Trong nhóm thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi, kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI tăng 152% từ 21% năm 2006 lên 52,9% năm 2012 (p<0,001).

Bảng 3.29. Thay đổi về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS

Đặc trưng TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n %

Thái độ đúng với người nhiễm

HIV/AIDS 42 6,7 402 51,0 p<0,001 661

Quan điểm đúng với người nhiễm

HIV/AIDS 100 16,0 453 58,4 p<0,001 265

Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS luôn là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng lây nhiễm HIV/STI đặc biệt với nhóm dân tộc thiểu số. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy thái độ với người nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu tăng rõ rệt sau 6 năm can thiệp với 661% với thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS (p<0,001) và 265% với quan điểm đúng với người nhiễm HIV/AIDS (p<0,001). Khi phân tích theo từng nội dung về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS, hầu hết các nội dung đều tăng rất nhiều sau can thiệp,

đặc biệt là nội dung “giáo viên bị nhiễm HIV vẫn tiếp tục được giảng dạy” tăng 497% từ 14,6% năm 2006 lên 87,2% năm 2012 (p<0,001) và nội dung “có thể ăn hoặc mua thức ăn của người bán hàng nhiễm HIV” tăng 441% từ 13,6% năm 2006

Bảng 3.30. Thay đổi về nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI

Nhận thức được nguy cơ lây nhiễm TCT 2006 (n=632) SCT 2012 (n=789) p CSHQ (%) n % n % Có nguy cơ 20 3,2 69 8,8 p<0,001 175

Không có nguy cơ 360 56,9 520 65,9 P<0,01 16

Không biết 252 39,9 200 25,4 p<0,001 (36)

*(): Giá trị âm

Thay đổi nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV cũng là nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả của can thiệp. Sau 6 năm can thiệp, tỷ lệ người dân tộc Dao có thể phân biệt được bản thân có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không tăng 175%; 16% (p<0,001) và tỷ lệ người tham gia không biết có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không giảm 36% từ 39,9% năm 2006 xuống 25,4% năm 2012 (p<0,001).

101

3.3.4. Hiệu quả thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/STI

Bảng 3.31. Thay đổi về đặc điểm hành vi QHTD

Đặc trưng TCT 2006 (n=731) SCT 2012 (n=757) p CSHQ (%) n % n % QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua 40 5,5 199 26,3 p<0,001 378 - 15 – 24 tuổi 20 8,8 60 27,9 p<0,001 217 - 25 – 49 tuổi 20 4,0 139 25,6 p<0,001 540 Dùng BCS trong lần QHTD gần

nhất với vợ/chồng/người yêu 57 8,0 156 21,3 p<0,001 166

- 15 – 24 tuổi 27 12,6 77 39,1 p<0,001 210

- 25 – 49 tuổi 30 6,1 79 14,8 p<0,001 143

Luôn dùng BCS khi QHTD với vợ/chồng/người yêu trong 12 tháng qua 25 3,5 42 5,8 P<0,05 66 - 15 – 24 tuổi 13 6,1 26 13,2 p<0,05 116 - 25 – 49 tuổi 12 2,4 16 3,0 p<0,05 25 Dùng BCS trong lần QHTD gần nhất với BTBC 9 22,5 106 53,3 p<0,001 137 - 15 – 24 tuổi 5 25,0 40 66,7 p<0,001 167 - 25 – 49 tuổi 4 20,0 66 47,5 p<0,001 138

Luôn dùng BCS khi QHTD với

BTBC trong 12 tháng qua 5 12,5 34 17,1 p>0,05 37

- 15 – 24 tuổi 2 10,0 15 25,0 p>0,05 150

- 25 – 49 tuổi 3 15,0 19 13,7 p>0,05 (9)

Luôn dùng BCS khi QHTD với

các loại bạn tình trong 12 tháng 25 3,5 38 5,1 p>0,05 46

- 15 – 24 tuổi 13 5,9 25 12,0 p<0,05 103

- 25 – 49 tuổi 12 2,4 13 2,4 p>0,05 0

*(): Giá trị âm

Các hành vi sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình đã có những thay

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 107 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)