NGUY CƠ NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 30 - 46)

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.3.1. Trên thế giới

1.3.1.1 Nguy cơ lây nhiễm HIV/STI qua hành vi sử dụng ma túy

Tại Mỹ, trong tất cả những người từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, hơn một nửa (52%) là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nam giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 49% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nữ giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 70% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Số lượng các trường hợp nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng trong cộng đồng da màu. Hệ thống giáo dục, các nhân viên y tế, và các nhà lãnh đạo cộng đồng đã được thông báo và cảnh báo cho người dân về HIV, sự nguy hiểm của việc QHTD mà không

17

dùng BCS, sự nguy hiểm của tiêm chích ma túy và sử dụng kim tiêm nhiễm trùng và tầm quan trọng của việc xét nghiệm [111].

Tại CHDCND Lào, việc di chuyển của các nhóm đồng bào dân tộc miền núi thông qua các chương trình tái định cư, xoá bỏ thuốc phiện, xây dựng đường xá và du lịch đã làm gia tăng sự khó khăn của người dân địa phương. Tình trạng này đã đẩy nhiều cô gái DTTS vào hoạt động mại dâm chính thức và không chính thức, đồng thời họ có nguy cơ tiếp xúc với việc sử dụng ma túy và rủi ro lớn hơn là tham gia vào việc buôn bán, vận chuyển ma túy. Ngày càng có nhiều chất kích thích loại amphetamine được sử dụng, đặc biệt trong nhóm nam thanh niên. Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động còn khuyến khích việc sử dụng chất kích thích để giúp cho công nhân của họ sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV tổng thể của cả nước thấp, nhưng đã xuất hiện mối đe dọa ngày càng tăng rằng CHDCND Lào sẽ tiếp bước mô hình dịch của các nước láng giềng [82] [81] [118].

Tại tỉnh miền núi Vân Nam, Trung Quốc trước khi xuất hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên năm 1989 đã tìm thấy trong số lượng lớn những người tiêm chích ma túy ở mức tỷ lệ 40-80%. Có hơn 900.000 người sử dụng ma túy được quản lý ở Trung Quốc vào năm 2001, tuy nhiên, con số thực tế của người nghiện ma túy có lẽ là nhiều lần cao hơn. Theo số liệu từ hệ thống giám sát trong năm 2001, tỷ lệ người sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích là khoảng 60%, nhiều người trong

số họ dùng chung kim chích. Cũng như với các quốc gia khác trong cùng khu vực,

DTTS là một trong các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong các nhóm quần thể. Đặc biệt, các nhóm DTTS sống ở khu vực biên giới có nguy cơ cao tiếp xúc dễ dàng với sự sẵn có của ma túy. Tính đến tháng 9 năm 2006, tỉnh Vân Nam có 47.314 người sống chung với HIV/AIDS. Con số này chiếm gần 25% tổng số quốc gia [82] [81] [80] [95].

Nghiên cứu về nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong số người nghiện ma túy thuộc nhóm DTTS Uigur ở vùng tây bắc Trung Quốc, nghiên cứu cho thấy rằng người dân tộc Uigur có nguy cơ lây nhiễm HIV cao và cần có các biện pháp can

thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cụ thể tập trung cho nhóm nghiện ma túy và cộng đồng của họ [99].

1.3.1.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV/STI qua hành vi quan hệ tình dục

Giám sát trọng điểm ở tỉnh Vân Nam bắt đầu vào năm 1992 với năm nhóm là người sử dụng ma túy, người khám các nhiễm trùng STI, PNBD, phụ nữ mang thai và các nhóm quần thể khác. Năm 1990, tỷ lệ nam giới nhiễm HIV trên nữ giới ở mức 40:1 và năm 2000 là 6:1. Khoảng 95% những người bị nhiễm HIV có độ tuổi dưới 30. Năm 1990, những người từ các cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm 81% của tất cả các trường hợp nhiễm HIV nhưng đến năm 2000, nó chiếm chỉ có 11% cho thấy sự gia tăng nhanh chóng lây nhiễm trong dân số đô thị. Tổng cộng có 7.973 ca nhiễm HIV được báo cáo từ 1988 đến 2000 ở Vân Nam chiếm 50% tổng số báo cáo nhiễm HIV ở Trung Quốc. Hiện nay, 60% các ca tử vong liên quan đến AIDS xảy ra ở Vân Nam. Trong khi các đường lây truyền chủ yếu vẫn thông qua việc sử dụng chung BKT trong nhóm NCMT với 85% trường hợp nhiễm HIV được tìm thấy trong số người NCMT. Bằng chứng cho thấy lây nhiễm HIV qua đường QHTD bắt đầu tăng từ giữa năm 1997. Trong năm 2001, QHTD là nguyên nhân của 8,4% các trường hợp nhiễm HIV và 1% do lây truyền từ mẹ sang con [80] [82] [81] [95].

Tại khu vực châu Á, thập kỷ qua đã chứng kiến một sự gia tăng rất lớn trong việc buôn bán trẻ em gái và phụ nữ từ Myanmar và Vân Nam (Trung Quốc) vào Thái Lan để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục. Phụ nữ và trẻ em gái từ Trung Quốc và Myanmar được tìm thấy làm việc trong các nhà thổ, tiệm massage tại miền Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, tác động tập thể lớn nhất chủ yếu là nhóm DTTS vùng cao của biên giới Thái Lan - Myanmar - Lào - Trung Quốc. Nhiều mạng lưới được hình thành đi vào các làng miền núi xa xôi để mua bán, bắt cóc, hoặc thu hút phụ nữ và trẻ em gái vào các đường dây cung cấp lao động cho ngành công nghiệp tình dục tại Thái Lan. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói, chiến tranh, cưỡng bức lao động và đàn áp cũng đã làm cho nhiều gia đình chạy trốn qua biên giới Myanmar và việc vào ngành công nghiệp tình dục là một sự lựa chọn hợp lý cho phụ nữ trẻ mong muốn đóng góp kinh tế cho gia đình [82] [81] [121].

19

Nghiên cứu từ 2004-2008 trong số người DTTS từ 15-49 tuổi sống ở khu vực đường cao tốc xuyên Á đi qua Lào nơi tiếp giáp với Thái Lan và Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV trong số những người dân tộc về hành vi tình dục không an toàn, có 61,9% người trả lời không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình bất chợt, đặc biệt tỷ lệ này cao trong nhóm phụ nữ và người lớn tuổi. Do đó nghiên cứu cũng cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người dân tộc thiểu số sống dọc đường cao tốc xuyên Á [92].

Kết quả từ nghiên cứu phân tích tổng hợp các điều tra cắt ngang tại Myanmar trên nhóm 15-49 tuổi là những đối tượng có nhiều mối quan hệ tình dục có khả năng nhiễm ít nhất một nhiễm trùng STI và những người không sử dụng BCS liên tục trong 2 tuần hoặc có nhiều mối quan hệ tình dục có khả năng bị đa nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (p<0,05) [130].

1.3.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, phần lớn khu vực DTTS sinh sống lại có nhiều nguy cơ tiềm tàng làm lây lan HIV/AIDS như trồng và sử dụng cây thuốc phiện, buôn bán vận chuyển ma tuý, lạm dụng chất ma túy. Tình hình tiêm chích ma tuý trong nhóm đồng bào DTTS nhất là vùng sâu vùng xa và biên giới đang gia tăng. Những vấn đề của phụ nữ DTTS bao gồm gánh vác các công việc nặng nhọc, ít có quyền ra quyết định liên quan đến vấn đề sinh sản và ít có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức. Một số phụ nữ DTTS đi tới các vùng khác, đô thị hành nghề mại dâm [76] [72] [71] [120].

Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo (62/63 tỉnh, thành) theo chuẩn nghèo mới (năm 2011), tổng số hộ nghèo của cả nước là khoảng trên 3,3 triệu hộ (chiếm tỷ lệ 15,25%) [65]. Người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn (90%); ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ, là những nơi đồng bào DTTS sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (trên 50%). Sự đa dạng của các dân tộc sống ở Việt Nam với các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế ở mức độ khác nhau giữa các nhóm DTTS dẫn đến dễ bị tổn thương đối với HIV/AIDS và việc tiếp cận các dịch vụ y tế cũng tương ứng với nguồn lực còn

tương đối yếu và đây là vấn đề mà chương trình và các dự án cần nỗ lực để giảm bớt lỗ hổng này. Dịch HIV trong nhóm DTTS đang diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Tác động của dịch HIV đối với nhóm DTTS đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và người dân trong nhóm này đang phải đối mặt với nhiều thách thức xã hội và kinh tế, chẳng hạn như nghèo đói, lạm dụng chất ma túy, mại dâm, bất bình đẳng về chăm sóc sức khỏe [65] [72]. Với mức độ di biến động dân cư ngày càng tăng và phát triển kinh tế đang diễn ra tại một số khu vực DTTS, tương ứng các chính sách phát triển quốc gia thúc đẩy nền kinh tế làm gia tăng động lực cho thương mại và giao lưu, góp phần gia tăng nhanh chóng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS [91]. Sự lây lan nhanh chóng của HIV, các mối tương quan của đói nghèo, hạn chế tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế. Áp lực phải thay đổi lối sống sinh hoạt truyền thống dẫn đến dễ bị tổn thương với HIV/AIDS [65] [64]. Những rào cản đối với việc tiếp cận phòng chống HIV/AIDS của đồng bào DTTS bao gồm: Hạn chế tiếp cận các dịch vụ phòng lây nhiễm HIV như vấn đề địa hình và giao thông khó khăn, kinh tế nghèo nàn và thiếu giáo dục dẫn đến dân trí thấp, kiến thức về HIV/AIDS thấp, mặt khác việc truyền đạt kiến thức và nâng cao hành vi dự phòng rất khó khăn do lối sống địa phương và phong tục tập quán; Tiếp xúc với nguy cơ cao dễ bị tổn thương như tình dục không an toàn và sử dụng bơm kim tiêm không an toàn có liên quan với một số nhóm nguy cơ cao tác động đến cuộc sống của các DTTS như: áp lực phải rời khỏi bản làng của họ để tìm kiếm việc làm và mức sống khá hơn ở các thị trấn, thành phố; xuất hiện tình trạng nhiều nữ thanh niên DTTS bị lạm dụng tình dục trong khi kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV chưa đầy đủ và thiếu phương tiện hỗ trợ hành vi an toàn như bao cao su (BCS) và áp lực thay đổi thói quen sử dụng ma túy, tham gia buôn bán vận chuyển ma túy và chuyển sang tiêm chích các loại ma túy thay thế trong điều kiện thiếu bơm kim tiêm (BKT), thiếu kiến thức tiêm chích an toàn [64] [65].

1.3.2.1. Nguy cơ lây nhiễm HIV/STI qua hành vi sử dụng ma túy

Nguy cơ bùng nổ trong việc lây truyền HIV ở đồng bào dân tộc Thái tại Quan Hóa (Thanh Hóa) là rất cao với tỷ lệ tiêm chích ma túy lên tới 93,3% trong

21

nhóm người đã từng sử dụng ma túy và tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 6%. Tại Lai Châu, tỷ lệ sử dụng ma tuý trong nhóm 15-49 tuổi rất cao chiếm 10,5% trong nhóm đồng bào dân tộc H’mông, trong đó có 3,4% có tiêm chích ma túy [6].

Điều tra lồng ghép các chỉ số hành vi và sinh học HIV/STI được tiến hành năm 2009 tại Yên Bái trên hai nhóm nguy cơ cao là người NCMT và PNBD cho thấy tỷ lệ dùng chung BKT trong 6 tháng qua ở nhóm NCMT là 25% [32].

Trong điều tra kết hợp các chỉ số hành vi và sinh học cũng đã được Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) triển khai tại 3 tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn năm 2009-2010 để thu thập các thông tin cơ bản về tình hình sử dụng ma túy, lây nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ cao trong nhóm NCMT, đa số người NCMT tại 3 tỉnh thuộc độ tuổi trên 30, có thời gian sử dụng và tiêm chích ma túy kéo dài (6-7 năm), tần xuất tiêm chích ma túy cao (trung bình 2 lần/ngày), khoảng một nửa đã từng cai nghiện tại các trung tâm 06/công trường 06. Tỷ lệ người NCMT có hành vi dùng chung BKT rất cao, đặc biệt tại Hòa Bình và Tuyên Quang. Tại hai tỉnh trên, có từ 36- 37% người NCMT cho biết có sử dụng lại BKT đã qua sử dụng và 36%-41% có hành vi đưa cho người khác BKT của mình sau khi tiêm chích [26].

Một nghiên cứu của cơ quan liên hiệp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) về sử dụng ma tuý trong các DTTS tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Lào Cai đã chỉ

ra rằng “các phương tiện tiêu dùng truyền thống vùng núi đã dần dần thay đổi và được thay thế bằng cảnh tượng sử dụng ma tuý gần hơn với thực trạng ở thành thị của Việt Nam. Người sử dụng ma túy có xu hướng trẻ hơn; heroin ở mức độ ít hơn là amphetamine đang thay thế thuốc phiện một cách nhanh chóng” [27] [107].

Nghiên cứu này khẳng định rằng: những người già dùng ma tuý thường có xu hướng sử dụng thuốc phiện như là lựa chọn duy nhất; việc sử dụng thuốc phiện hàng thế kỷ trong các DTTS như một công cụ xã hội càng ngày càng ít đi; sự xuất hiện người tiêm chích ma túy đã được khẳng định là nguyên nhân xuất hiện thông tin về đường lây truyền HIV; các dịch vụ để phát hiện HIV trong nhóm người

TCMT và vợ/chồng họ, và việc phân phối các dụng cụ BKT và BCS chưa được phát triển [27].

Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng ma tuý của đối tượng trong nghiên cứu là 1,6%; trong số những đối tượng đã sử dụng ma tuý, tỷ lệ đã tiêm chích ma tuý là 20,1% [6].

1.3.2.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV/STI qua hành vi quan hệ tình dục

Lây nhiễm HIV trong quan hệ bạn tình là việc người phụ nữ bị lây nhiễm HIV từ BTTX của họ là những người NCMT, nam giới có QHTD với nam hoặc nam giới là khách hàng mua dâm [121]. Số liệu thực tế về số trường hợp nhiễm HIV mới ở phụ nữ tại Việt Nam chưa được báo cáo đầy đủ cho thấy một đại dịch có thể xảy ra trong nhóm bạn tình của nhóm nam giới có nguy cơ cao, đặc biệt là với nhóm NCMT. Trong số này những trường hợp được báo cáo vẫn còn thiếu các số liệu thực nghiệm thể hiện rõ sự lây nhiễm này là từ bạn tình nam hay chính từ hành vi nguy cơ cá nhân của phụ nữ như việc sử dụng ma túy, bán dâm hoặc là do cả hai [122].

Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của các nhóm thanh thiếu niên (TTN) DTTS là cao hơn hẳn nhóm dân tộc Kinh. Trong điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2005, có 39,8% nam thanh niên và 26,1% nữ thanh niên DTTS đã từng QHTD và tỷ lệ này ở nhóm TTN dân tộc Kinh là 11,1% ở nam và 4% ở nữ. Lý do được giải thích cho việc này là có thể do phong tục tập quán của các DTTS coi việc QHTD trước hôn nhân là hành vi bình thường. Tần suất QHTD trong một tháng của thanh thiếu niên DTTS cũng cao hơn tần suất trung bình của các nhóm khác là 7,3 ở nam và 6,1 ở nữ nhóm DTTS so với 5,0 tần suất trung bình. Cũng trong điều tra này, có 5,3% số thanh niên trong nhóm DTTS trả lời đã có QHTD với PNBD và trong số đó tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với PNBD là 90% [14]. Một nghiên cứu trong nhóm học sinh ở các trường dân tộc nội trú tại Sơn La công bố 32,8% học sinh đã có QHTD. Điều này cho thấy việc

23

không giáo dục đầy đủ về hành vi an toàn tình dục thì nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm thanh thiếu niên DTTS [14].

Hiện có rất ít dữ liệu liên quan tới hoạt động mại dâm trong các nhóm DTTS. Tại khu du lịch miền núi phía Bắc, Sapa, có hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em gái dưới 16 tuổi đang tham gia công việc mại dâm, phần lớn họ là người dân tộc

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)