Hiệu quả thay đổi trong tỷ lệ nhiễm HIV/STI

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 117 - 122)

Bảng 3.33. Thay đổi về tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI theo nhóm tuổi và giới tính

Đặc trưng TCT 2006 (n=787) SCT 2012 (n=802) p CSHQ (%) n % n % Tỷ lệ nhiễm HIV 0 0,0 0 0,0 - -

Tỷ lệ nhiễm giang mai 27 3,4 45 5,6 p<0,05 65 Theo nhóm tuổi - 15 – 24 9 3,1 4 1,6 p<0,05 (48) - 25 – 49 18 3,6 41 7,5 p<0,05 108 Theo giới tính - Nam 15 3,9 23 5,9 p>0,05 51 - Nữ 12 3,0 22 5,3 p>0,05 77 *(): Giá trị âm

Kết quả về tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao tại địa bàn 03 xã huyện Văn Chấn tiếp tục gia tăng và ở mức cao trong năm 2012 với 5,6%. Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm nam giới cao hơn nhóm nữ giới trong cả hai vòng điều tra. Kết quả phân tích trong nhóm thanh thiếu niên 15-24 tuổi cho thấy, tỷ lệ nhiễm giang mai giảm có ý nghĩa thống kê từ 3,1% năm 2006 xuống 1,6% năm 2012. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm 25-49 trong điều tra năm 2012 lại cao gần gấp đôi so với năm 2006.

Mặc dù kết quả nghiên cứu không phát hiện được trường hợp nhiễm HIV dương tính tại địa bàn nghiên cứu trong cả hai vòng điều tra, nhưng tỷ lệ nhiễm giang mai khá cao tại đây chính là nguy cơ lớn làm xuất hiện HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Dao.

Bảng 3.34. Thay đổi về chỉ số tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi và giới Đặc trưng TCT 2006 (n=807) SCT 2012 (n=802) p CSHQ (%) n % n %

Tiết dịch bất thường bộ phận sinh

dục 21 2,6 19 2,4 p>0,05 (8) Theo nhóm tuổi - 15 – 24 10 3,3 3 1,2 p<0,05 (64) - 25 – 49 11 2,2 16 2,9 p<0,05 32 Theo giới tính - Nam 3 0,8 2 0,5 p>0,05 (38) - Nữ 18 4,3 17 4,1 p>0,05 (5)

Viêm loét bộ phận sinh dục 19 2,4 2 0,3 p>0,05 (88) Theo nhóm tuổi - 15 – 24 11 3,7 0 0,0 p<0,05 (100) - 25 – 49 8 1,6 2 0,4 p<0,05 (75) Theo giới tính - Nam 3 0,8 1 0,3 p>0,05 (63) - Nữ 16 3,9 1 0,3 p>0,05 (92)

Mắc các nhiễm trùng STI trong 12

tháng qua 7 1,3 12 1,6 p>0,05 23 Theo nhóm tuổi - 15 – 24 4 2,0 2 0,8 p<0,05 (60) - 25 – 49 3 0,9 10 1,9 p<0,05 111 Theo giới tính - Nam 0 0,0 2 0,5 p>0,05 - - Nữ 7 2,9 10 2,6 p>0,05 (10) *(): Giá trị âm

So sánh với kết quả xét nghiệm giang mai, tỷ lệ người dân tộc Dao tại các địa bàn nghiên cứu tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn thấp hơn khá nhiều và không có sự khác biệt về kết quả giữa năm

105

2006 và 2012 (p>0,05). Trong số những người từng nghe nói về các nhiễm trùng STI năm 2006, chỉ có 1,3% cho rằng họ từng mắc các nhiễm trùng STI và tăng lên 1,6% năm 2012. Tỷ lệ người Dao có các triệu chứng như viêm loét hoặc có tiết dịch bất thường tại bộ phận sinh dục với lần lượt 2,4%; 2,6% năm 2006 và giảm xuống còn 0,3%; 2,4% năm 2012.

Khác với điều tra trước can thiệp năm 2006, kết quả tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI cũng như các triệu chứng phù hợp với kết quả xét nghiệm giang mai của nhóm đối tượng nghiên cứu khi phân tích theo nhóm tuổi. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tự báo cáo có các triệu chứng và mắc các nhiễm trùng STI đều giảm trong nhóm tuổi từ 15-24 và đều tăng trong nhóm từ 25-49 tuổi trong giai đoạn 2006-2012. Phân tích trong nhóm 15-24 tuổi, kết quả tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI và các triệu chứng trong 12 tháng trước điều tra năm 2012 đều thấp hơn so với năm 2006. Tỷ lệ người dân tộc Dao mắc các nhiễm trùng STI trong 12 tháng qua giảm từ 2% năm 2006 xuống 0,8% năm 2012. Tỷ lệ người tham gia có tiết dịch bất thường bộ phận sinh dục giảm từ 3,3% năm 2006 xuống 1,2% năm 2012. Tỷ lệ người bị viêm loét bộ phận sinh dục giảm từ 3,7% năm 2006 xuống 0% năm 2012.

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở

NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 4.1.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI

Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao trong nghiên cứu là khá cao với 3,4%. Đây là tỷ lệ cao khi so sánh với tỷ lệ mắc giang mai là 0,5% trong hai nhóm đại diện cho quần thể dân cư nói chung là thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và phụ nữ mang thai. Tỷ lệ này cũng đã gần tiếp cận với tỷ lệ nhiễm giang mai là 4,5% trong các nhóm nguy cơ cao như nam khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhóm PNBD.

Nguyên nhân lây nhiễm giang mai được xác định chủ yếu qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa cho thấy rõ vấn đề quan hệ tình dục nhiều bạn tình của người dân tộc Dao (nguyên nhân chính là do người Dao chưa phân biệt được bạn tình bất chợt và người yêu), nhưng qua các điều tra xã hội học cũng như các đặc điểm văn hóa của người dân tộc Dao đã được thừa nhận thì người dân tộc Dao có đặc điểm phóng khoáng về QHTD trong cộng đồng khép kín. Ngoài ra, kết quả về tỷ lệ người dân có kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI thấp, tỷ lệ luôn sử dụng BCS với các loại bạn tình thấp và việc thiếu hụt các hoạt động can thiệp là các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm giang mai cao trong đồng bào dân tộc Dao tại địa bàn nghiên cứu.

Tỷ lệ mắc giang mai của đồng bào dân tộc Dao cao hơn tất cả các nhóm DTTS khác tại Việt Nam. Trong điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS từ 15-49 tuổi năm 2006, kết quả xét nghiệm giang mai cho tỷ lệ mắc giang mai khá thấp trong nhóm dân tộc Khmer với khoảng 1,6% tại An Giang, 1,5% tại Hậu Giang và 1,4% tại Kiên Giang. Đặc biệt là tại các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên và Lai Châu, không phát hiện ra trường hợp mắc giang mai nào trong các nhóm DTTS [6].

107

Kết quả trong nghiên cứu này cũng cao tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao tại huyện Văn Yên là 1,1% và cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm giang mai trong quần thể nhân dân nói chung của cả nước (khoảng 1%) [67].

So sánh với tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm nguy cơ cao là PNBD tại một số tỉnh có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, kết quả trong nghiên cứu này cũng tương đồng hoặc cao hơn. Nghiên cứu về các nhiễm trùng STI trong nhóm PNBD tại Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm giang mai là 3,8% [109]. Trong nghiên cứu về các nhiễm trùng STI trong nhóm PNBD tại 5 tỉnh biên giới là Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, tỷ lệ nhiễm giang mai tại các tỉnh miền Trung và miền Nam cao hơn với 10,7%. Tại Lai Châu, tỷ lệ nhiễm giang mai thấp hơn với 1% [110].

So sánh với tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm PNBD tại các thành phố lớn và các tỉnh trọng điểm, kết quả trong nghiên cứu này cũng cao hơn. Trong điều tra giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại 9 tỉnh năm 2009, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm PNBD được duy trì ở mức khá thấp tại tất cả các tỉnh điều tra (dưới 2%) [5] [79]. Kết quả về tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm PNBD trong nghiên cứu tại Khánh Hòa năm 2005 là 4,4% cũng chỉ cao hơn kết quả trong điều tra năm 2006 và thấp hơn năm 2012 [13].

So sánh với tỷ lệ nhiễm giang mai với một số nhóm tại khu vực châu Á, kết quả của nghiên cứu này thấp hơn. Trong nghiên cứu về HIV, các nhiễm trùng STI và các hành vi tình dục của nhóm khách làng chơi tại Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm giang mai dao động từ 3,1% đến 10,1% [116]. Trong điều tra cắt ngang về tỷ lệ nhiễm các nhiễm trùng STI trên 505 PNBD tại tỉnh miền núi Vân Nam, Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm giang mai là 9,5% [131].

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giang mai của nhóm đối tượng nghiên cứu, kết quả hoạt động truyền thông trong phòng lây nhiễm HIV/STI tại địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng nhiễm giang mai của nhóm dân tộc thiểu số. Kết quả này một lần nữa khẳng định việc tăng cường hoạt động truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV/STI có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm giang

mai, do đó tại địa bàn nghiên cứu rất cần thiết phải có chương trình can thiệp về truyền thông, giáo dục sức khỏe trong mục tiêu làm giảm tỷ lệ nhiễm giang mai của trong nhóm đồng bào Dao.

So với kết quả xét nghiệm giang mai, tỷ lệ người dân tộc Dao tại địa bàn nghiên cứu tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn thấp hơn khá nhiều (1,3%). Tỷ lệ này thấp hơn hầu hết các nhóm DTTS khác trong điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS từ 15-49 tuổi năm 2006 như dân tộc Nùng tại Bắc Giang (4,7%), dân tộc Khmer tại Hậu Giang (4,0%), An Giang (3,3%) và Kiên Giang (3,1%), dân tộc Raglay tại Khánh Hòa (3,0%) [6].

Kết quả phân tích theo nhóm tuổi và giới tính ngược lại so với kết quả xét nghiệm giang mai, tỷ lệ tự báo cáo nhiễm các nhiễm trùng STI cũng như mắc các triệu chứng trong nhóm 15-24 tuổi cao hơn nhóm 25-49 tuổi và trong nhóm nữ giới cao hơn nam giới. Sự khác nhau giữa kết quả xét nghiệm giang mai và tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI cũng như các triệu chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu đã cho thấy những thiếu sót trong truyền thông về các nhiễm trùng STI. Ngoài ra, việc giải thích chính xác các triệu chứng các nhiễm trùng STI bằng tiếng dân tộc Dao cũng vẫn còn hạn chế.

Mặc dù chưa phát hiện được trường hợp nhiễm HIV dương tính tại địa bàn nghiên cứu trong điều tra năm 2006, nhưng tỷ lệ nhiễm giang mai khá cao tại đây chính là nguy cơ lớn làm xuất hiện HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Dao.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)