Thực trạng về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 130 - 161)

Với quan điểm QHTD thoải mái cùng với vấn đề tảo hôn khá phổ biến trong nhóm đồng bào dân tộc Dao thì QHTD không an toàn và không sử dụng BCS được coi là những hành vi nguy cơ chính trong lây nhiễm HIV/STI. Kết quả xét nghiệm giang mai trong nghiên cứu này đã cho thấy việc sử dụng BCS khi QHTD với nhóm vợ/chồng/người yêu cũng cần được quan tâm trong dự phòng lây nhiễm HIV/STI. Hơn nữa, do sự khác biệt về ngôn ngữ và quan điểm nên phần lớn nhóm đối tượng nghiên cứu chưa phân biệt được sự khác nhau giữa người yêu và bạn tình bất chợt. Theo kết quả nghiên cứu, đồng bào Dao có QHTD khá sớm với tuổi trung bình QHTD lần đầu là 17,5. Tỷ lệ người dân tộc Dao luôn sử dụng BCS khi QHTD với

117

vợ/chồng/người yêu và bạn tình bất chợt rất thấp (lần lượt là 3,5% và 12,5%). Nguyên nhân là do kiến thức đúng trong dự phòng lây nhiễm HIV/STI thấp và thiếu hụt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS đặc biệt là hoạt động truyền thông và chương trình BCS.

So sánh với kết quả từ một số nghiên cứu trên các nhóm quần thể khác nhau về tỷ lệ sử dụng BCS với các loại bạn tình trong và ngoài nước cùng giai đoạn, thì tỷ lệ người đồng bào Dao tại địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ sử dụng BCS thấp hơn nhiều.

Trong điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS từ 15-49 tuổi năm 2006, tỷ lệ nam giới có QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua cao nhất ở nhóm đồng bào H'mông (Lai Châu) là 21,1%. Trong đó, tỷ lệ luôn sử dụng BCS với bạn tình bất chợt chỉ dưới 30%. Tỷ lệ những người đã từng QHTD không sử dụng BCS trong lần quan hệ gần đây nhất là 91,4% ở nam và 93,8% ở nữ. Thanh thiếu niên người DTTS 15-24 tuổi có QHTD sớm hơn, trung vị tuổi QHTD lần đầu tiên là 17 tuổi (11-23) và hầu như không sử dụng BCS [6].

Trong nghiên cứu cặp vợ chồng người NCMT tại hai huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có 28,5% người vợ không sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với chồng và tới 61,5% người vợ không sử dụng BCS khi QHTD với chồng trong 12 tháng qua. Trong nhóm người vợ có chồng đã nhiễm HIV, có 81,7% người vợ sử dụng BCS trong lần QHTD lần gần đây nhất với chồng và 40,4% người vợ thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với chồng. Trong nhóm người vợ biết nguy cơ nhiễm HIV của chồng, có 79,3% người vợ sử dụng BCS trong lần QHTD lần gần đây nhất với chồng và 41,4% người vợ thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với chồng [78].

So sánh với các nhóm quần thể dân cư 15-49 tuổi nói chung, trong điều tra hộ gia đình về tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số AIDS được thực hiện tại Thái Bình và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình lần lượt là 10,4% và 12%. Mặc dù vậy, tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD

với bạn tình bất chợt tại 02 tỉnh này cũng vẫn rất thấp với 2,5% tại Thái Bình và 13,8% tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tuổi trung bình QHTD lần đầu của đối tượng nghiên cứu trong điều tra này cao hơn nhiều so với nhóm đồng bào Dao [105].

Trong nghiên cứu về thực trạng hôn nhân và gia đình của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện miền núi Quảng Uyên, Cao Bằng, tỷ lệ người hiện đang sống cùng vợ/chồng là 83,5% và trong số này tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng là 68,6% [50].

Nghiên cứu từ 2004-2008 trong số người DTTS từ 15-49 tuổi sống ở khu vực đường cao tốc xuyên Á đi qua Lào nơi tiếp giáp với Thái Lan và Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV trong số những người dân tộc về hành vi tình dục không an toàn, có 61,9% người trả lời không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình bất chợt, đặc biệt tỷ lệ này cao trong nhóm phụ nữ và người lớn tuổi. Do đó, nghiên cứu cũng cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người dân tộc thiểu số sống dọc đường cao tốc xuyên Á [92].

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng trước cuộc điều tra, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi này bao gồm nhóm sống cùng vợ/chồng/người yêu, nhận thông tin từ sách báo, tờ rơi và nhận được hỗ trợ BCS trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn. Với các kết quả phân tích này, có thể thấy chương trình BCS rất cần thiết với người dân tại địa bàn nghiên cứu. Việc tăng cường hỗ trợ BCS cũng với các hoạt động can thiệp về truyền thông sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sử dụng BCS của đồng bào Dao. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy nhóm hiện đang độc thân có tỷ lệ sử dụng BCS cao hơn. Đây cũng là nhóm dân số trẻ tập trung chính trong độ tuổi 15-24 và có khả năng có nhiều bạn tình nên chương trình can thiệp hỗ trợ BCS rất cần thiết cho nhóm thanh thiếu niên nói riêng và nhóm quần thể dân cư nói chung.

Với hành vi sử dụng ma túy, trong số những người tham gia nghiên cứu, chỉ có 1,6% người trả lời đã từng sử dụng ma túy và không có trường hợp nào sử dụng

119

ma túy bằng đường tiêm chích. Việc sử dụng ma túy tại địa bàn nghiên cứu chỉ dưới hình thức hút và được coi như là một thói quen của người dân tộc thiểu số tại đây, đặc biệt với những người có thời gian sống lâu năm tại địa phương.

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STI Ở

NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 2006-2012 4.2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp

Tại thời điểm năm 2006, khi các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn nghiên cứu mới chỉ bắt đầu triển khai, việc tiếp cận với các thông tin truyền thông, các hỗ trợ và dịch vụ trong dự phòng lây nhiễm HIV/STI của đồng bào Dao là rất hạn chế. Vấn đề này phản ánh những thiếu sót trong hoạt động tư vấn xét nghiệm phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn các xã nghiên cứu. Nguyên nhân là do hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện này hiện mới chỉ tập trung cho các nhóm có nguy cơ cao như người NCMT tại địa bàn thị trấn và chưa có triển khai rộng rãi đến các xã vùng sâu, vùng xa cho nhóm DTTS nói chung. So với năm 2006, kết quả điều tra năm 2012 đã có sự thay đổi rõ rệt trong việc tiếp cận các thông tin truyền thông, các hỗ trợ và dịch vụ phòng lây nhiễm HIV/STI.

Kết quả điều tra năm 2006 tương đồng với kết quả tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm trong các nhóm DTTS khác trong cùng giai đoạn và điều tra năm 2012 đã có kết quả cao hơn hẳn. Nghiên cứu trong nhóm người dân tộc Khmer 15-49 tuổi tại tỉnh Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang năm 2007 cho thấy mức tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm của người Khmer chỉ đạt xấp xỉ 1% [44]. Nghiên cứu tương tự trong nhóm người dân tộc Mông ở Lai Châu năm 2006 cho thấy tỷ lệ người dân tộc Mông tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm trong vòng 1 năm chỉ đạt 0,4% và từng làm xét nghiệm HIV 1,6% [45], nghiên cứu đánh giá ở Lai Châu năm 2012 cho thấy tỉ lệ người dân tộc Mông tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện trong vòng 12 tháng qua đã tăng từ 0,4% năm 2006 lên 13,7% năm 2012 [43]. Trong nghiên cứu cắt ngang trên nhóm nam giới dân tộc Khơ Me và Hoa Nùng năm 2012, tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV chỉ là 8,1% [47]. Cũng trong nhóm dân tộc này, tỷ lệ xét nghiệm HIV với nhóm phụ nữ mang thai là 47,3% [61]. Trong nghiên cứu về hoạt

động tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại tỉnh miền núi Sơn La, tỷ lệ sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm trong các nhóm khách hàng là 34,1% với nhóm có hành vi nguy cơ, 28% với nhóm NCMT, 2,5% với nhóm PNBD [1].

Trong điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2011 của Tổng cục thống kê, UNICEF và UNFPA, tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi biết nơi xét nghiệm HIV 61,1%; Tỷ lệ phụ nữ đã từng xét nghiệm HIV và biết kết quả 6,6%; Tỷ lệ phụ nữ có QHTD đã từng xét nghiệm HIV và biết kết quả 7,9%; Tỷ lệ phụ nữ sinh được cung cấp thông tin HIV khi đi khám thai 20,9%, đã xét nghiệm HIV trong khi khám thai và nhận được kết quả xét nghiệm 28,6% [64].

4.2.2. Hiệu quả can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI

4.2.2.1. Thay đổi về kiến thức, thái độ trong phòng lây nhiễm HIV/STI Có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2006 đến 2012 trong hầu hết các nội dung về kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI trong đó kiến thức chung về phòng lây nhiễm HIV và kiến thức về các quan niệm sai lầm là hai nội dung thay đổi nhiều nhất với lần lượt 168% và 185%. Kiến thức về các quan niệm sai lầm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức chung phòng lây nhiễm HIV/STI với nhóm dân tộc thiểu số.

So sánh với chỉ tiêu trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, kết quả trong nghiên cứu này vẫn thấp hơn chỉ tiêu 60% người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vào năm 2015 [75]. Để đạt được chỉ tiêu này, các hoạt động về thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi vẫn cần tiếp tục được duy trì và tăng cường chất lượng.

Trong nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả can thiệp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS 15-49 tuổi tại Việt Nam năm 2012 của Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, tỷ lệ người tham gia có kiến thức đúng về HIV ở cả hai giới và ở tất cả các nhóm tuổi tăng từ 9,8% năm 2006 đến 23,2% năm 2012. Tỷ lệ người dân có hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS năm 2012 cao nhất tại Thanh Hóa với 67,3%. Nhóm tuổi thanh

121

thiếu niên (15-24) cũng có kiến thức tốt hơn nhóm 15-49 tuổi với tỷ lệ tại Thanh Hóa năm 2012 là 72,5% [31].

Hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu này cao hơn kết quả trong nghiên cứu Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của phụ nữ mang thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại TP. Hồ Chí Minh năm 2009: khoảng 42% phụ nữ mang thai trước can thiệp cho rằng có thể dự phòng làm giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con và tỷ lệ này tăng lên 72,3% sau can thiệp (p<0,05). Tỷ lệ này ở phụ nữ tuổi sinh đẹp tương ứng là 49% và 67% (p<0,05).

Điều tra quốc gia về vi thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2005 trong nhóm tuổi từ 15-24 tuổi trên toàn quốc ở 2 vòng điều tra, có kết quả về hiểu biết về HIV/AIDS và các nhiễm trùng STI không thay đổi sau 2 lần điều tra [14].

So với kết quả nghiên cứu về phòng chống HIV/AIDS thượng nguồn sông Mêkông năm 2002 cũng vậy, kiến thức HIV/AIDS được cải thiện ít nhất 0,64%, cao nhất 26,78% và trung bình 7,69% tùy từng nhóm đối tượng và từng khu vực tại vùng DTTS ở Thái Lan (trong thời gian can thiệp 3 năm) [82].

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV/AIDS của người NCMT tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam sau 5 năm triển khai hoạt động can thiệp của tác giả Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thị Huỳnh và cộng sự: 97,7% số đối tượng biết việc không dùng chung BKT là biện pháp cần thiết để phòng lây nhiễm HIV; 98,4% số đối tượng biết cần phải luôn sử dụng BCS đúng cách mỗi lần QHTD để phòng lây nhiễm HIV [42].

So sánh với một số nghiên cứu cùng giai đoạn 2011-2012, kết quả trong nghiên cứu này tương đồng với kết quả trong điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2011 của Tổng cục thống kê, UNICEF và UNFPA cho thấy, trong nhóm phụ nữ tuổi từ 15- 49, tỷ lệ có hiểu biết toàn diện về phòng tránh HIV là 45,1%; tỷ lệ phụ nữ hiểu biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con 49,6%. Hầu như tất cả phụ nữ trẻ độ tuổi 15–24 tại Việt Nam (96,5%) đều đã nghe nói về AIDS. Khoảng 81% phụ nữ có hiểu biết đúng đắn về phòng chống lây truyền. Cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong nghiên cứu này, tỷ lệ phụ nữ sống ở Tây Nguyên có kiến thức về lây nhiễm HIV thấp nhất, chỉ 46,6%. Phụ nữ sống trong các hộ gia đình có chủ hộ là người DTTS có kiến thức hiểu biết về lây nhiễm HIV (39,5%) thấp hơn so với phụ nữ trong các hộ gia đình có chủ hộ là người Kinh/Hoa (59,6%) [64].

Kết quả trong điều tra năm 2012 cao hơn kết quả trên các nhóm dân tộc khác trong cùng giai đoạn như trong nghiên cứu cắt ngang trên nhóm DTTS tại Đắk Lắk năm 2012. Trong nghiên cứu tại Đắk Lắk, chỉ có 6,5% người tham gia có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS, 57,8% biết HIV là căn bệnh truyền nhiễm, 7,5% cho rằng HIV đã có thuốc chữa khỏi và 11,2% nói đã có vắc xin phòng bệnh, 34,3% biết đúng ba đường lây nhiễm HIV và 43,9% biết đúng các cách phòng lây nhiễm HIV [62].

Trong nghiên cứu cắt ngang về kiến thức và thái độ trong phòng chống HIV/AIDS và các nhiễm trùng STI tại ba xã huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk năm 2011, 31,5% người tham gia có hiểu biết đầy đủ về các cách phòng chống nhiễm HIV, 28,5% có hiểu biết đầy đủ về các đường lây nhiễm HIV [52].

Trong nghiên cứu cắt ngang trên 1.076 nam giới dân tộc Khơ Me và Hoa Nùng từ 15-49 tuổi, tỷ lệ người tham gia có kiến thức cần thiết về HIV và có thái độ tích cực với người nhiễm HIV theo chỉ số dự phòng quốc gia lần lượt là 15,2% và 12,9%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, khoảng 60% đã từng nghe nói về các nhiễm trùng STI [47]. Trong nghiên cứu cắt ngang trên 2.413 phụ nữ mang thai dân tộc Khơ Me và Hoa Nùng từ 15-49 tuổi, tỷ lệ người tham gia có kiến thức cần thiết về HIV và có thái độ tích cực với người nhiễm HIV theo chỉ số dự phòng quốc gia lần lượt là 14,8% và 29,1%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, hơn 90% biết một trong ba giai đoạn HIV lây truyền từ mẹ sang con. Có 6% tự nhận thấy bản thân mình có nguy cơ lây nhiễm HIV [61].

So sánh với các quần thể dân cư 15-49 tuổi nói chung, kết quả về kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI của đồng bào Dao trong điều tra 2012 cũng có kết quả cao hơn. Trong nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại Đà Nẵng năm 2011-2012, tỷ lệ

123

người tham gia có hiểu biết đúng và đầy đủ về HIV/AIDS là 45,8%, trong đó nhóm 15-24 tuổi là 46,1% [63].

Trong nghiên cứu trên nhóm 15-49 tuổi tại Phong Điền, Cần Thơ, tỷ lệ biết đúng 3 đường lây truyền của HIV/AIDS là 39,2%. Có 36,7% biết được muỗi không làm lây truyền HIV/AIDS và 94,7% biết được ăn uống chung với người nhiễm HIV không làm lây truyền HIV [48].

Tại Long An, trong điều tra cắt ngang năm 2012 trên nhóm 15-49 tuổi, tỷ lệ người tham gia có kiến thức đúng về 3 đường lây nhiễm HIV là 74,4% [34]. Nghiên cứu về kiến thức HIV/AIDS của sinh viên trường cao đẳng sư phạm ở Yên Bái năm

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 (Trang 130 - 161)