Chuyển chú:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA (DÀNH CHO NGƯỜI TỰ HỌC ) ppt (Trang 69 - 70)

许慎在《说文解字》中说:“转注者,建类一首,同意相受, 考 老 是 也。”

Theo "Thuyết văn giải tự", "chữ Chuyển chú là chữ nên một đầu loại, đồng ý cùng nhận, như chữ 考 (khảo), chữ 老 (lão) vậy". Chữ "lão" và chữ "khảo" đều có nghĩa là "già", nên người ta chuyển chữ "khảo" để chú thích chữ "lão" và ngược lại, vì thế gọi là "chuyển chú". Vậy chữ "chuyển chú" là những chữ đồng nghĩa nhưng có hình dạng khác nhau.

转注字可以分为三类 Có 3 loại chữ Chuyển chú:

1、在同一个部首内意义密切相联系 Những chữ có cùng một bộ thủ có ý nghĩa liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ:

™ 桥(水梁也)—— 梁(水桥也)Kiều (thuỷ lương) - Lương (thuỷ kiều): đều có nghĩa là cây cầu, có cùng bộ 木 (mộc-cây).

™ 踏(践也)—— 践(履也)——履(践也)Đạp (tiễn) - Tiễn (Lý) - Lý (tiễn): đều mang nghĩa "giẫm, đạp", có cùng bộ 足 (túc-chân)

上例属于不同音、不同形的汉字意义相同或相近,形体结构含有相同的 部首构成转注关系。Những chữ Hán trong 2 ví dụ trên không đồng âm, đồng hình nhưng ý nghĩa tương tự nhau, kết cấu hình thể có bộ thủ giống nhau nên cấu thành quan hệ "chuyển chú".

2、不同部首之间意义联系密切的字 Những chữ không có cùng bộ thủ nhưng có ý nghĩa liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ:

™ 问(讯也)——讯(问也)Vấn (tấn) - Tấn (vấn): đều mang nghĩa "hỏi han".

™ 杀(戮也)——戮(杀也)Sát (lục) - Lục (sát): đều mang nghĩa "giết hại".

上例两组转注字之间,字形和字音毫无联系,只有意义形成互训关系。 Trong 2 ví dụ trên, hình và âm của chữ không có điểm gì chung, nhưng ý nghĩa lại giống nhau nên cũng cấu thành quan hệ "chuyển chú".

3、同一个字由于转注而产生新的义项 Cùng một chữ nhưng vì "chuyển chú" nên sản sinh ra ý nghĩa khác. Ví dụ:

“履”(足所依也,从尸、从彳、从攵、舟象履形。一曰尸声。朱骏声 《说文通训定声》说:“此字本训践,转注为所以践之具也”)。这是一个字 通过“转注”产生出新的义项例子:由动词的履践义生出名词的履(鞋)义。

Chữ “履”(Lý) có nghĩa gốc là "giẫm đạp". Chu Tuấn Thanh trong "Thuyết văn thông huấn định thanh" cho rằng: chữ này có nghĩa gốc là "tiễn" (giẫm đạp), chuyển chú thành nghĩa "công cụ để giẫm đạp". Như vậy "lý" từ một động từ chuyển thành một danh từ với nghĩa là "giày".

转注字由于意义联系密切,所以,多连用构成双音节词。例如:“桥 梁、践踏、杀戮”等等。转注字本身多为形声字,个别也有会意字,如:上面 所举的各个例字,几乎都是形声字。

Chữ Chuyển chú do có mối quan hệ mật thiết về mặt ý nghĩa, vì vậy hiện nay chúng được dùng dưới dạng từ song âm tiết, như: "cầu cống, giẫm đạp, sát hạt"…Chữ Chuyển chú bản thân nó là chữ Hình thanh, cá biệt có một số chữ Hội ý. Tất cả các ví dụ nêu ở trên đều là chữ Hình thanh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA (DÀNH CHO NGƯỜI TỰ HỌC ) ppt (Trang 69 - 70)