II/ Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
1. Giải pháp vĩ mô
1.5. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực
Đầu tư nước ngoài không còn là một lĩnh vực hoạt động mới; tuy nhiên đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Bưu chính Viễn thông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể (10%) và giảm chậm. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tuy đã được nâng lên một mức về trình độ nhưng việc xây dựng đội ngũ cán bộ đầu đàn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lí còn yếu, thiếu, chưa đủ sức đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới và nhu cầu ngày càng tăng của nguồn vốn FDI.
Qua quá trình đào tạo, một số đã vươn lên đáp ứng được yêu cầu của công tác mới. Tuy nhiên, sự gia tăng về qui mô và tính phức tạp của hoạt động đầu tư nước ngoài và yêu cầu quản lí hữu hiệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp vĩ mô lẫn vi mô, đội ngũ này cần được đào tạo lại, trang bị thêm các kiến thức kinh tế - chính trị, vừa tinh thông về chuyên môn, vừa vững vàng về phẩm chất để bắt kịp yêu cầu của thời đại. Bên cạnh đó phải tính đến việc đào tạo một cách có bài bản, chính qui cho tầng lớp kế cận. Chính vì vậy trong những năm tới cần khẩn trương tiến hành một số các giải pháp sau:
Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cho cán bộ, công nhân viê nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lí, cập nhật những kiến thức về khoa học công nghệ hiện đại, trình độ tay nghề, ngoại ngữ,...đảm bảo đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường có yếu tố quốc tế.
Căn cứ vào công tác qui hoạch nguồn nhân lực, lựa chọn và cử cán bộ có khả năng tham gia vào các khoá học chính qui do bên nước ngoài đào tạo.
Tổ chức tốt công tác tuyển chọn và thu hút kĩ sư điện tử viễn thông có trình độ chuyên môn cao vào ngành, tăng cường công tác phát triển nhân lực ngay trong quá trình công tác tai doanh nghiệp cũng như trong quá trình tham gia vào các dự án đầu tư nước ngoài.
ổn định và không ngừng nâng cao đời sống cuả cán bộ, công nhân viên chức cả về vật chất và tinh thần, có chính sách phân phối thu nhập hợp lí, khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình.
Hiện nay, đội ngũ nhân lực cho ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam chủ yếu được đào tạo tại Học viện Bưu chính Viễn thông, các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành và các Chuyên ngành về viễn thông ở một số trường Đại học. Tuy nhiên khi tham gia vào các dự án FDI còn đòi hỏi một trình độ quản trị, ngoại ngữ nhất định. Do vậy ngành cần đào tạo kết hợp và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực đã và đang đào tạo, tránh lãng phí nhân lực, tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”.