0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Hạn chế chung

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VỐN FDI TRONG NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 50 -51 )

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

4. Những hạn chế trong việc quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

4.1. Hạn chế chung

• Đối với các dự án sản xuất thiết bị viễn thông (Liên doanh): Đặc thù của các dự án này là phải liên tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực thiết bị, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chú trọng chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên thời gian qua các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn về mức thuế suất thuế nhập khẩu cao đối với linh kiện, vật tư, phụ kiện nhập khẩu để chế tạo thiết bị, dẫn tới giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh và lại càng khó xuất khẩu.

• Đối với các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC): bên cạnh các dự án viễn thông quốc tế, thông tin di dộng triển khai tốt, các dự án điện thoại nội hạt nhìn chung ít nhiều đều có khó khăn. Gần đây, việc khai thác các BCC về khai thác mạng lưới viễn thông đang có chiều hướng chậm lại. Một số hợp đồng không thực hiện được như kế hoạch đã định do nhiều đối tác yêu cầu xem xét lại các điều khoản phân chia doanh thu do khả năng phát triển thấp hơn dự kiến (dự án điện thoại nội hạt Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh với Korea Telecom - Hàn Quốc và NTT - Nhật Bản). Dự án điện thoại nội hạt với Cable & Wireless - Anh đã rút Giấy phép đầu tư do bên nước ngoài đổi hướng kinh doanh. Các dự án mới vẫn đang trong quá trình tìm kiếm đối tác nhưng rất hạn chế.

• Tuy đã qua nhiêù lần giảm giá nhưng giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với khu vực và thế giới (Phụ lục 5). Mặt khác, các nước xung quanh gần đây giảm giá khá nhanh cước loại dịch vụ này làm cho khoảng cách về cước giữa nước ta với các nước khác càng xa hơn. Đây là một hạn chế không chỉ tác động riêng tới sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

• Với mức độ đầu tư như hiện nay thì sau khi hết hạn các dự án đầu tư, và nhất là khi nền kinh tế của ta hội nhập vào năm 2006 thì các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông có vốn FDI vẫn chưa làm chủ được hoàn toàn công nghệ sản xuất cả phần cứng và phần mềm.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VỐN FDI TRONG NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 50 -51 )

×